Kinh Nghiệm Chi Tiết Về Việc Đi Khám Chữa Bệnh Ở Nhật Bản

Tin mới 23/03/2024 10:17:49. Views: 5,769.

Khám chữa bệnh tại Nhật Bản là xu hướng chăm sóc sức khỏe trong thời gian gần đây của nhiều người Việt. Nếu bạn lần đầu tiên du lịch y tế Nhật Bản thì hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm hữu ích ngay sau đây!

Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh của Bộ Y tế cho biết, người Việt chi khoảng 2 tỷ USD ra nước ngoài khám, chữa bệnh mỗi năm. Trong đó, rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn Nhật Bản làm điểm đến khám chữa bệnh nhờ hệ thống y tế phát triển, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ trình độ cao. Tuy nhiên, các khách hàng tự túc thường gặp khó khăn khi du lịch y tế tại Nhật Bản do nhiều bệnh viện chỉ tiếp nhận người bệnh qua các đơn vị điều phối. Dưới đây IIMS Việt Nam xin chia sẻ một số kinh nghiệm khám chữa bệnh tại Nhật Bản hữu ích để bạn có thêm thông tin tham khảo.

1. Khám chữa bệnh tại Nhật Bản nên đi bệnh viện hay phòng khám?

Khám chữa bệnh tại Nhật Bản thường có 2 hình thức cơ sở y tế là phòng khám hoặc bệnh viện. Tùy vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu, khách hàng có thể cân nhắc chọn 1 trong 2 hình thức này. 

Mỗi loại hình đều sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Các phòng khám tại Nhật Bản vẫn trang bị đầy đủ các thiết bị khám, điều trị bệnh thông thường, quy trình đặt lịch, thăm khám dễ dàng. Tuy nhiên, ở các bệnh viện lại có nhiều chuyên khoa chuyên sâu hơn, đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, hệ thống máy móc tiên tiến hỗ trợ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Vì vậy, đối với các vấn đề đơn giản như ốm, sốt, dị ứng, v.v bạn có thể chọn các phòng khám tại Nhật để đơn giản hóa thủ tục. Đối với các khách hàng nước ngoài có nhu cầu khám bệnh tại Nhật Bản: du lịch y tế, tầm soát ung thư, điều trị bệnh, v.v thì nên chọn các bệnh viện tuyến đầu để được phục vụ tốt nhất. 

IIMS Việt Nam là đại diện chính thức của tập đoàn y tế và phúc lợi tổng hợp Nhật Bản với hơn 130 cơ sở y tế trên khắp Nhật Bản. Ngoài ra, mạng lưới kết nối với nhiều cơ sở, trung tâm y tế lớn như bệnh viện Nghiên cứu Ung thư Ariake, Trung tâm y tế ion nặng Đại học Gunma, Bệnh viện Quốc tế St.Luke, Bệnh viện Đại học Keio, Trung tâm Tâm thần và Thần kinh Quốc gia,v.v sẽ giúp người bệnh tiếp cận với các bệnh viện phù hợp nhất. 

Đọc thêm bài viết liên quan khác:

Mẫu tờ khai khám bệnh ở Nhật | Hướng dẫn cách điền

Quy trình và 4 gói khám sức khoẻ tại Nhật Bản [Mới nhất]

Khám sức khỏe định kỳ ở Nhật – 7 thông tin cần biết

Khám chữa bệnh tại Nhật Bản

Kinh nghiệm khám bệnh ở Nhật

2. Nên tự đi khám chữa bệnh tại Nhật hay thông qua công ty? 

Nhiều bệnh viện lớn tại Nhật Bản hiện nay chỉ tiếp nhận người bệnh nước ngoài thông qua các trung tâm điều phối y tế chuyên nghiệp. Ngoài ra, những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, khoảng cách địa lý, v.v cũng khiến những người lần đầu chữa bệnh tại Nhật Bản gặp khó khăn. 

Trong khi đó, các công ty du lịch y tế như IIMS Việt Nam đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, hướng dẫn khách hàng sang Nhật Bản khám bệnh. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ mọi quy trình, thủ tục xin visa y tế, biên phiên dịch chuyên nghiệp giúp truyền đạt đầy đủ và chính xác các thông tin. Ngoài ra, IIMS Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết các thắc mắc trong suốt quá trình trước, trong và sau chữa trị. Điều này giúp khách hàng tập trung hoàn toàn tâm trí, sức lực vào việc khám điều trị bệnh mà không cần lo lắng bất kỳ vấn đề gì. 

3. Cần chuẩn bị gì khi đi khám chữa bệnh chuyên sâu tại Nhật Bản

Với kinh nghiệm khám bệnh tại Nhật, khi đi khám chữa bệnh ở Nhật Bản bạn cần chuẩn bị:

  • Giấy tờ, hồ sơ cần thiết: Khách hàng mang đầy đủ giấy tờ cá nhân (hộ chiếu, giấy giới thiệu của bệnh viện, thẻ khám bệnh, sổ thuốc, v.v) đã phiên dịch sang tiếng Nhật.
  • Đặt lịch khám: Bạn nên chủ động liên hệ các phòng khám, bệnh viện tại Nhật Bản để đặt lịch, xác định thời gian thăm khám để tiết kiệm thời gian chờ đợi. Các hoạt động này khách hàng có thể thực hiện online hoặc ủy thác cho các đơn vị điều phối y tế thực hiện.
  • Chuẩn bị các mẫu đối thoại cơ bản: Điều này sẽ cực kỳ hữu ích cho người bệnh tự túc để tiện trao đổi với bác sĩ. Tại IIMS Việt Nam luôn có đội ngũ biên phiên dịch y tế chuyên nghiệp, đồng hành cùng khách hàng xóa bỏ rào cản ngôn ngữ.
Đặt lịch trước khi khám tại Nhật Bản

Bạn cần đặt lịch trước khi đến khám chữa bệnh tại Nhật bản

4. Quy trình đi khám chữa bệnh ở Nhật Bản

Tùy từng bệnh viện mà trình tự khám chữa bệnh ở Nhật Bản có thể sẽ khác nhau nhưng nhìn chung thì quy trình khám bệnh ở Nhật bao gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng

Khi đến bệnh viện, bạn sẽ đến quầy lễ tân để làm các thủ tục đăng ký khám bệnh. 

Đối với trường hợp khám bệnh lần đầu, khách hàng sẽ nhận được mẫu đơn dành cho bệnh nhân mới, điền đầy đủ thông tin cá nhân và nhận được một tấm thẻ do bệnh viện cấp đã lưu trữ toàn bộ dữ liệu thông tin khách hàng.

Đối với trường hợp tái khám thì cần mang theo sổ khám bệnh hoặc các giấy tờ chẩn đoán trước đây. Ngoài ra, bệnh viện có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin về tình hình sức khỏe như nhóm máu, triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh, thời gian kéo dài của các triệu chứng, v.v. 

Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, người bệnh nộp lại hồ sơ cho quầy tiếp tân, xuất trình thẻ do bệnh viện cấp (nếu có). Nhân viên y tế sẽ đưa cho bạn một số giấy tờ và hướng dẫn bạn đến các khoa cần khám.

Đến khoa khám, nộp sổ khám cho quầy tiếp tân của khoa để lấy số thứ tự và chờ đến lượt của mình. 

Bước 2: Khám bệnh chuyên khoa Nhật Bản

Bác sĩ sẽ dựa vào hồ sơ bệnh án để kiểm tra và hỏi một số câu hỏi về sức khỏe cũng như đưa ra các chỉ định xét nghiệm, siêu âm, X-quang, v.v cần thiết. Người bệnh có thể trao đổi các triệu chứng, vấn đề sức khỏe của mình thật chi tiết để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác. Sau khi hoàn thành các xét nghiệm được chỉ định, bệnh nhân quay trở về phòng và chờ lấy kết quả. Bác sĩ dựa trên hình ảnh chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị và hẹn lịch tái khám.

Bước 3: Thanh toán viện phí

Người bệnh đến quầy tiếp tân để nhận lại thẻ bảo hiểm y tế, phiếu chẩn đoán, đơn thuốc và hoàn thành thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại bệnh viện hoặc các hiệu thuốc bên ngoài theo chỉ định của bệnh viện. Nhân viên sẽ có trách nhiệm chuẩn bị thuốc và hướng dẫn bạn cách sử dụng chính xác nên hãy cố gắng lắng nghe thật kỹ.

5. Chi phí khám bệnh chuyên sâu ở Nhật Bản

Dịch vụ khám bệnh tại Nhật Bản rất đa dạng từ khám sức khỏe tổng quát đến chuyên sâu, xét nghiệm ung thư, điều trị bệnh, xin ý kiến y tế thứ 2, v.v. Do đó, chi phí khám bệnh ở Nhật thường không cố định mà tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nhu cầu khám bệnh của khách hàng. Tuy nhiên, so với các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, v.v, hệ thống y tế Nhật Bản có chất lượng tương đương nhưng chi phí lại tối ưu hơn. Để biết chính xác về các khoản phí khi sang Nhật chữa bệnh, khách hàng có thể liên hệ IIMS Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp.

6. Những điều lưu ý khi đi khám chữa bệnh tại Nhật

Dưới đây là một số lưu ý nhỏ giúp quá trình khám bệnh tại Nhật Bản của bạn thuận tiện và hiệu quả hơn:

  • Chủ động sắp xếp lịch khám và thực hiện đúng giờ đã hẹn tránh mất thời gian của cả 2 phía. Trong trường hợp khách hàng trễ hẹn, bệnh viện có quyền thay đổi lịch khám hoặc hủy lịch của khách hàng. 
  • Nếu đây là lần đầu tiên bạn đi khám bệnh ở Nhật Bản thì nên thông qua các trung tâm điều phối y tế chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài ra, đa số các bệnh viện hàng đầu ở Nhật thường không tiếp nhận người bệnh nước ngoài trực tiếp mà cần thông qua đơn vị điều phối y tế chuyên nghiệp.
  • Đơn thuốc sau khi cấp chỉ có hiệu lực trong 4 ngày, qua thời gian đó, nhà thuốc sẽ từ chối tiếp nhận đơn thuốc của bạn.
  • Khi mua thuốc, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn cách dùng chi tiết, các chỉ định, tác dụng phụ, v.v, vì vậy, nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi thật rõ để được giải đáp.
Lưu ý khi mua thuốc và khám chữa bệnh tại Nhật Bản

Lưu ý đơn thuốc chỉ được mua 1 lần và có hiệu lực trong 1 tuần

7. Tham khảo một số bệnh viện khám chữa bệnh tốt tại Nhật Bản

Dưới đây là gợi ý về một số bệnh viện uy tín, chất lượng mà bạn có thể tham khảo khi có nhu cầu đến khám tại Nhật:

6.1. Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Shinmatsudo tập đoàn IMS

Là một trong những bệnh viện đa khoa lớn tại Nhật với quy mô hơn 300 giường bệnh. Bệnh viện trực thuộc tập đoàn IMS một trong những tập đoàn y tế lớn với hơn 130 Cơ sở y tế trên khắp Nhật Bản. Là bệnh viện có thế mạnh chủ yếu trong các lĩnh vực tiêu hóa, ngoại khoa hô hấp, tim mạch, nội huyết học. Đây cũng là một trong những cơ sở có tiếng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tại Nhật Bản

6.2. Bệnh viện Mita thuộc đại học Phúc Lợi Y Tế Quốc Tế

Bệnh viện đã cung cấp một hệ thống dịch vụ y tế trong hơn 70 năm. Là Bệnh viện đã đạt được chứng nhận về đánh giá chức năng y tế quốc tế của JCI (Joint Commission International), là một trong những bệnh viện trụ cột khám và điều trị ung thư, có thể tiếp nhận bệnh nhân đến từ khắp nơi.

Hy vọng những thông tin về khám chữa bệnh tại Nhật Bản mà IIMS Việt Nam đã chia sẻ có thể giúp ích cho bạn khi đi khám bệnh tại Nhật. Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi về khám chữa bệnh tại Nhật Bản, khách hàng vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Các tìm kiếm liên quan: kinh nghiệm khám phụ khoa tại nhật, khám bệnh ở nhật, đi khám bệnh ở nhật, mổ ruột thừa ở nhật, cách đi khám bệnh ở nhật, đi bệnh viện ở nhật, khám phụ khoa ở nhật, chi phí mổ ruột thừa ở nhật, khám chữa bệnh tại nhật bản, khám bệnh ở nhật có đắt không, chi phí khám phụ khoa tại nhật, bệnh viện da liễu ở nhật, đi khám phụ khoa ở nhật, quy trình khám bệnh ở nhật, hướng dẫn khám bệnh ở nhật, khám bệnh ở nhật có đắt không, khám bệnh ở nhật bản, khám bệnh ở nhật, đi khám bệnh tại nhật, đi khám bệnh ở nhật có đắt không, đi khám bệnh ở nhật bản, đi khám bệnh ở nhật, khám bệnh viện ở nhật, chi phí khám chữa bệnh ở nhật bản, chi phí khám chữa bệnh ở nhật, chi phí khám bệnh tại nhật, khám bệnh tại nhật bản, khám bệnh tại Nhật, khám chữa bệnh ở nhật bản, khám chữa bệnh ở nhật, chữa bệnh ở nhật.

8 bình luận cho “Kinh Nghiệm Chi Tiết Về Việc Đi Khám Chữa Bệnh Ở Nhật Bản”

  1. Phùng Thị Duyên viết:

    Chi phí cắt ruột thừa ở nhật là bao nhiêu, ở tokyo thì nên tới bệnh viện nào để được điều trị, xin được giải đáp ạ

    • admin Quản trị viên viết:

      Chào chị Duyên!
      Chị Duyên vui lòng để lại thông tin số điện thoại để IIMS Việt Nam có thể liên hệ tư vấn với chị một cách nhanh nhất.

  2. Đai viết:

    Cho e hỏi khu vực toyama takaoka có phòng khám nào khám thoát vị đĩa đệm ko ạ hiện e mới qua được 1 tuần chưa có bảo hiểm nên chi phí có cao ko ạ

  3. Thuý trầm viết:

    Em bị đau đầu nhiều ngày đi phòng khám uống thuốc nhưng không khỏi thì nên tìm những bệnh viện nào để khám ạ. Em ở khu vực shinjuku ạ

  4. Pham anh tuan viết:

    Chào bạn . Hiện tại em đang bị ù tai . Em bị cách đây 5-7 ngày . Đã đi khám ở phòng khám được ngta nói bị viêm . Họ cho uống thuốc và đã uống vẫn chưa đỡ . Họ có nói nếu không đỡ phải đi khám bệnh viện lớn . Mong bạn tư vấn giupa mình

  5. Lê Thuý hương viết:

    Hướng dẫn cho ông 1953 đi khám sau mổ ung thư và hoá chất đuoc 1 năm
    . Có thuốc tránh đi căn tại Nhật bản kk bác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ