Mẫu Giấy Khám Sức Khỏe Định Kỳ Ở Nhật Và Cách Điền Giấy Khám Bệnh Ở Nhật

Tin mới 04/08/2024 09:31:08. Views: 6,257.

Bạn đang có kế hoạch tới Nhật Bản để khám sức khỏe nên muốn tìm hiểu về mẫu giấy khám sức khỏe ở Nhật hay mẫu giấy khám sức khỏe định kỳ ở Nhật. Bạn đang tìm đáp án cho câu hỏi mẫu giấy khám sức khỏe ở Nhật Bản cần những thông tin gì? Vậy để trả lời cho câu hỏi trên, hãy cùng IIMS-VNM tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

XEM THÊM:

+ Quy trình và 4 gói khám sức khoẻ tại Nhật Bản [Mới nhất]

+ Khám sức khỏe định kỳ ở Nhật – 7 thông tin cần biết

+ Khám bệnh cho bé ở Nhật – Những lưu ý quan trọng

1. Mẫu giấy khám sức khỏe ở Nhật Bản

Khi đến khám tại các bệnh viện ở Nhật, đầu tiên bạn cần đến quầy lễ tân để thông báo về tình trạng và mong muốn của bản thân để được giúp đỡ. Nếu đó là lần đầu tiên bạn tới khám, nhân viên lễ tân sẽ yêu cầu bạn điền các thông tin cần thiết vào một tờ giấy khám sức khỏe.

Tùy thuộc vào bệnh viện cũng như khoa bạn muốn thăm khám mà nội dung tờ giấy khám bệnh sẽ khác nhau. Thông thường một phiếu giấy khám sức khỏe ở Nhật sẽ gồm những mục chính sau:

  • Thông tin cơ bản của bệnh nhân
  • Thông tin về tình trạng bệnh
Mẫu tờ khai khám bệnh ở Nhật Bản

Mẫu giấy khám sức khỏe ở Nhật Bản

Mẫu giấy khám bệnh giúp bệnh viện lưu trữ được các thông tin cá nhân của bạn để thông báo trong trường hợp cần thiết hay khẩn cấp. Bên cạnh đó, nó còn giúp các bác sĩ thuận tiện hơn trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh thông qua các thông tin về tình trạng bệnh mà bạn đã cung cấp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để điền tờ khai khám bệnh đúng và hợp lệ, bạn có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình điền thông tin và khó khăn lớn nhất đó chính là về mặt ngôn ngữ.

Vậy làm sao để có thể điền tờ khai khám sức khoẻ ở Nhật đúng và hợp lệ, hãy cùng IIMS-VNM tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé.

Quý khách hàng có tìm hiểu về giấy khám sức khoẻ ở nhật vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

2. Hướng dẫn cách điền giấy khám sức khỏe ở Nhật chính xác

Hầu hết tại các Nhật Bản đều có chế độ chăm sóc sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể nhân viên. Không những thế, với mỗi bệnh viện lại có những mẫu giấy khám sức khỏe khác nhau. Do đó, khi đi khám sức khỏe tại Nhật, bạn nên điền đầy đủ thông tin vào giấy khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn chi tiết và đúng đắn nhất về tình trạng sức khỏe và bệnh tình của mình.

Để điền mẫu giấy khám sức khỏe định kỳ ở Nhật được chính xác, hợp lệ, truyền đạt hết được những điều mà bạn muốn nói với bác sĩ thì bạn nên lưu ý những điểm sau trong tờ khai khám bệnh:

Phần 1: Thông tin cơ bản 

Trong mục thông tin bệnh nhân tại mẫu giấy khám sức khỏe ở Nhật Bản, bạn cần điền các thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại, địa chỉ, nghề nghiệp,…

  • なまえ: Tên của bạn
  • 生年月日: Ngày tháng năm sinh
  • 電話番号: Số điện thoại
  • 住所: Địa chỉ
  • 職業: Nghề nghiệp
  • 体重: Cân nặng
  • 身長: Chiều cao

Phần 2: Thông tin về tình trạng bệnh

Về phần này bạn nên điền đầy đủ và chi tiết các mục để các bác sĩ có thể dựa vào đó để chẩn đoán, thăm khám bệnh được tốt và chính xác hơn. Một số câu hỏi thường gặp ở các mẫu giấy khám sức khỏe định kỳ ở Nhật Bản như sau:

  • どうしましたか?Bạn bị làm sao?
  • どのような症状があって? Triệu chứng như thế nào?
  • それはいつからですか?Triệu chứng bắt đầu từ khi nào?
  • 今までかかった病気はないか?Bạn đã từng mắc bệnh gì chưa?
  • 現在飲んでいる薬はないか?Bạn có đang uống thuốc gì không?
  • 薬によってアレルギーの症状がでたことはないか?Có bị dị ứng với thuốc nào không?

Đây là những câu hỏi thường gặp nhất. Ngoài ra còn có những câu hỏi khác tùy thuộc vào chuyên khoa bạn tới khám. Chẳng hạn câu hỏi về chế độ ăn, ngủ hay tiền sử gia đình đối với chuyên khoa thần kinh, v.v.

Thông thường bạn cần điền thông tin vào tờ khai bằng tiếng Nhật. Nếu bạn không thể tự điền hãy nhờ phiên dịch viên y tế giúp đỡ hoặc hỏi xem bệnh viện có bản tiếng Anh và có thể điền bằng tiếng Anh hay không.

3. Lưu ý khi đi khám bệnh ở Nhật Bản

Trong quá trình đi khám sức khỏe ở Nhật, có một vài điều các bạn nên lưu ý:

Lưu ý khi khám bệnh tại Nhật Bản

Những lưu ý mà bạn nên biết khi đi khám bệnh tại Nhật

  • Cần đến khám đúng giờ, đúng lịch đã hẹn với bác sĩ để tránh việc bệnh viện phải hẹn lại lịch khám vào giờ hoặc ngày khác gây mất thêm thời gian chờ đợi và mất thêm chi phí cho các sinh hoạt khác.
  • Nếu bạn lần đầu đến khám bệnh ở Nhật, hãy nhờ phiên dịch viên y tế nói điều đó với nhân viên của bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về các bước phải thực hiện và các nội dung cần điền trong tờ khai khám bệnh.
  • Đơn thuốc của bác sĩ tại Nhật Bản chỉ có hiệu lực trong 1 tuần và chỉ sử dụng để mua thuốc 1 lần duy nhất. Vì vậy, các đơn thuốc quá thời gian quy định sẽ không được nhà thuốc tiếp nhận và cấp thuốc nữa.

4. Chi phí khi đi khám bệnh ở Nhật Bản

Chi phí đi khám bệnh ở Nhật Bản bao gồm:

Vé máy bay

Nếu có ý định đi khám bệnh tại Nhật thì bạn nên tìm hiểu và đặt mua vé máy bay từ sớm. Hãy tham khảo giá vé của các hãng khác nhau để có thể có lựa chọn thích hợp. Dưới đây là một số hình thức bay và hãng máy bay mà bạn có thể tham khảo:

  • Chuyến bay thẳng thường có giá vé khoảng 10 – 15 triệu VNĐ với thời gian bay khoảng từ 5 – 6 giờ. Các hãng máy bay mà bạn có thể tham khảo đặt chuyến bay thẳng như: Vietnam Airlines; Japan Airlines; ANA; American Airlines;…
  • Với các chuyến bay nối tuyến thì giá vé sẽ rẻ hơn chỉ từ khoảng 6 – 10 triệu nhưng thời gian bay sẽ mất khoảng từ 10 – 16 tiếng. Các hãng máy bay cung cấp dịch vụ này như: Vietjet Air; Singapore Airway; Thai Airway;…
Chi phí vé máy bay khi khám bệnh tại Nhật Bản

Bạn nên tìm hiểu và đặt vé máy bay trước để có thể tìm được vé phù hợp

Chọn chỗ ở

Bạn có thể lựa chọn:

  • Nhà nghỉ truyền thống: Giá khoảng từ 6.000 – 10.000 yên (tương đương 1.200.000 – 2.000.000 VNĐ)/đêm . Ở đây bạn sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống và sinh hoạt theo phong cách của người Nhật Bản.
  • Khách sạn: Giá khoảng 10.000 – 50.000 yên/đêm (2 – 10 triệu VNĐ) tùy vào vị trí và loại phòng mà bạn lựa chọn.

Ăn uống và đi lại

Chi phí cho việc ăn uống và đi lại trung bình cho mỗi người khoảng 2.000 yên (khoảng 400.000 VNĐ) /ngày.

Phiên dịch viên y tế

Trong quá trình khám, nếu không biết tiếng Nhật, bạn cần sử dụng tới phiên dịch viên y tế. Chi phí cho phiên dịch viên y tế thông thường rơi vào khoảng 50.000 – 80.000 yên tương đương 10 – 17 triệu VNĐ trong 8 giờ.

Chi phí khám bệnh

Chi phí gói khám bệnh ở Nhật hiện phụ thuộc vào bệnh viện vào khoa khám và nội dung khám theo chỉ định của bác sĩ. Để được tư vấn và có thông tin chính xác, khách hàng có thể liên hệ với IIMS-VNM để biết thêm thông tin cụ thể.

Đọc thêm bài viết điều trị ung thư tại Nhật để biết thêm những thông tin, phương pháp điều trị ung thư mới và hiệu quả tại Nhật Bản

5.  Top 3 bệnh viện uy tín tại Nhật Bản

Nếu bạn đang có nhu cầu, mong muốn đi khám bệnh ở Nhật nhưng chưa biết nên lựa chọn bệnh viện nào cho phù hợp thì hãy tham khảo 1 trong 3 bệnh viện khám chữa bệnh uy tín ở Nhật Bản dưới đây.

5.1. Bệnh viện đa khoa Trung ương Shinmatsudo

Bệnh viện đa khoa Trung ương Shinmatsudo là một trong các bệnh viện lớn tại Nhật với quy mô hơn 300 giường bệnh, có thế mạnh chủ yếu trong các lĩnh vực tiêu hóa, ngoại khoa hô hấp, tim mạch, nội huyết học. Đây cũng là một trong những cơ sở có tiếng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tại Nhật Bản.

Đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tay nghề và giàu kinh nghiệm giúp Shinmatsudo trở thành một trong những bệnh viện chất lượng và được người dân tin tưởng. Các trang thiết bị hiện đại có thể kể đến ở bệnh viện như robot hỗ trợ phẫu thuật Da Vinci, điện não đồ kỹ thuật số, MRI 1,5T, thiết bị chẩn đoán siêu âm…

Bệnh viện đa khoa Trung ương Shinmatsudo

Bệnh viện đa khoa Trung ương Shinmatsudo

5.2. Bệnh viện đa khoa IMS Tokyo Katsushika

Bệnh viện đa khoa IMS Tokyo Katsushika là một trong những bệnh viện lớn tại Nhật được thành lập từ năm 1985 và với quy mô lên đến 227 giường bệnh.

Với quy mô hiện có, bệnh viện đa khoa IMS Tokyo Katsushika hiện tại đang được chia thành nhiều khoa phòng khác nhau như: Ngoại thần kinh não; ngoại khoa mạch vành; nội tiêu hóa; nội tuần hoàn; ngoại khoa; chấn thương chỉnh hình; gây mê; phóng xạ; cấp cứu; da liễu; khoa tiết niệu;…

Thế mạnh hiện tại của bệnh viện Tokyo Katsushika là điều trị các bệnh về tim mạch với hệ thống phòng mổ Hybrid công nghệ cao cùng trung tâm nội soi chất lượng để có thể đáp ứng được mọi trường hợp phẫu thuật tim khẩn cấp từ các viện khác đưa đến. Vì thế, nơi đây trở thành 1 trong những cơ sở y tế hàng đầu về chuyên khoa tim mạch tại Nhật Bản.

Bệnh viện đa khoa IMS Tokyo Katsushika

Bệnh viện đa khoa IMS Tokyo Katsushika

5.3. Bệnh viện đa khoa Gyotoku

Bệnh viện đa khoa Gyotoku là bệnh viện lớn nằm trong hệ thống các bệnh viện của Tập đoàn Y tế IMS Nhật Bản. Bệnh viện được thành lập vào năm 1980 và có sức chứa lên đến 307 giường bệnh.

Hiện tại bệnh viện được phân thành nhiều chuyên khoa, phòng ban khác nhau nhằm đáp ứng điều kiện của người dân đến khám như: Nội khoa; ngoại khoa; chấn thương chỉnh hình; ngoại thần kinh não; tim mạch; nội tiêu hóa; nội khoa thận; nội khoa tiểu đường; nội khoa lọc máu nhân tạo;…

Bên cạnh các phòng ban và trang thiết bị đầy đủ, thích hợp với chuyên môn, bệnh viện còn có đội ngũ nhân viên và bác sĩ chuyên môn chất lượng, được đào tạo chính quy với nhiều bác sĩ chủ chốt có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động. Cũng vì tất cả các lý do đó Bệnh viện đa khoa Gyotoku được xem là một trong những bệnh viện mà bạn nên xem xét và tham khảo.

  • Địa chỉ: 5525-2 Hongyotoku, thành phố Ichikawa, tỉnh Chiba, Nhật Bản
  • Số điện thoại: 047-395-1151
  • Website: https://gyo-toku.jp/
Bệnh viện đa khoa Gyotoku

Bệnh viện đa khoa Gyotoku

5.4. Lý do bạn nên chọn dịch vụ hỗ trợ khách hàng đi khám chữa bệnh ở Nhật của công ty IIMS-VNM

Mặc dù việc tự túc đi khám bệnh tại Nhật Bản có thể giúp bạn chủ động hơn, thoải mái hơn trong các lịch trình của bản thân nhưng bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp nhiều khó khăn như:

  • Mất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu, chuẩn bị giấy tờ, thủ tục và rất có thể bạn sẽ không thể tự xin được visa y tế bởi một thực tế là việc xin visa y tế đi Nhật là một việc rất khó khăn.
  • Nếu bạn biết tiếng Nhật thì việc đi khám bệnh ở Nhật có thể sẽ dễ hơn một chút nhưng nếu bạn không biết tiếng Nhật hay tiếng Anh thì việc bất đồng ngôn ngữ sẽ hạn chế bạn rất nhiều, chưa kể từ ngữ chuyên môn y tế rất khó nên nhiều người dù sống ở Nhật đã lâu nhưng cũng vẫn cần phiên dịch y tế khi đi khám bệnh.
  • Phải tự mình lên kế hoạch sao cho phù hợp với lượng thời gian mà bạn có thể ở lại Nhật mà không làm chậm lịch trình khám và chữa bệnh cũng như mất thêm nhiều chi phí khác.

Ngoài những khó khăn đã nêu trên, bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và sự cố khác mà chính bản thân bạn sẽ không nghĩ đến hoặc có nghĩ đến nhưng không biết giải quyết như thế nào. Đừng lo lắng vì đã có chúng tôi – IIMS-VNM.

IIMS-VNM là đại diện duy nhất của Tập đoàn y tế IMS tại Việt Nam với 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản. IIMS – VNM tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực du lịch y tế Nhật Bản tại Việt Nam.

Đến với chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn, lựa chọn bệnh viện theo mong muốn mà không mất quá nhiều thời gian để tự tìm hiểu, thăm hỏi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ xin visa y tế, cung cấp các giấy tờ cần thiết và phiên dịch viên trong quá trình khám, v.v.

Quý khách hàng có nhu cầu khám, chữa bệnh tại Nhật Bản, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam (IIMS-VNM) – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với hơn 130 cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Website: https://iims-vnm.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Ngoài ra, bạn đọc có thể quét mã code QR sau, điền thông tin để được nhân viên tư vấn hỗ trợ:

 

Các tìm kiếm liên quan: cách điền giấy khám sức khỏe ở nhật, mẫu giấy khám sức khỏe định kỳ ở nhật, mẫu giấy khám sức khỏe ở nhật, giấy khám sức khoẻ ở nhật, giấy khám bệnh ở nhật, mẫu giấy khám sức khỏe đi nhật, mẫu giấy khám sức khỏe tiếng nhật, những câu hỏi khi đi khám thai ở nhật, cách nói khi đi khám bệnh ở nhật, cách điền thông tin giấy khám sức khỏe, giấy khám sức khoẻ tiếng nhật là gì, giấy khám sức khoẻ kết hôn tại nhật, mẫu dịch giấy khai sinh tiếng nhật, tờ khai khám sức khoẻ ở nhật, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ