Khám bệnh cho bé ở Nhật – Những lưu ý quan trọng

Tin mới 04/03/2022 21:04:16. Views: 3,297.

Bạn muốn tìm hiểu để khám bệnh cho bé ở Nhật. Bạn chưa từng cho bé đi khám quốc tế? Bạn không có vốn tiếng Nhật để sử dụng? Bạn ở Nhật nhưng chưa hiểu biết quy trình khám bệnh tại Nhật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến việc chọn và đặt hẹn khám bệnh, những câu hỏi cơ bản khi đi khám bệnh cho bé ở Nhật. Các ba mẹ chuẩn bị cho bé đi khám bệnh ở Nhật tham khảo nhé.

Tham khảo thêm các bài viết khác:

+ 4 dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản NỔI TIẾNG nhất

+ [Chia sẻ] Chi phí khám chữa bệnh ở Nhật Bản bao nhiêu tiền?

+ Quy trình sang Nhật khám bệnh – Khám chữa bệnh tại Nhật Bản

Dịch vụ khám bệnh cho bé ở Nhật Bản

Dịch vụ khám bệnh cho bé ở Nhật Bản

Với các bạn đã ở Nhật, các bạn muốn tự túc đi khám hoặc các bạn muốn cho bé đi khám thông qua các công ty dịch vụ thì đều trải qua các bước chuẩn bị và thăm khám như sau: 

1. Chọn phòng khám hoặc bệnh viện và đặt lịch hẹn

Với các bạn muốn tự túc đi khám bệnh cho trẻ em ở Nhật, các bạn có thể tra cứu trên các website như byoinnavi.jp để có thể lựa chọn phòng khám bệnh viện ở gần khu vực mình sinh sống. Nên chọn các bệnh viện được đánh giá tốt. Nếu đã lựa chọn được nơi khám phù hợp, bạn vào trang web của phòng khám hoặc bệnh viện đó để tìm hiểu thêm về cơ sở vật chất, chuyên môn khám, thời gian làm việc, cách đặt lịch hẹn như thế nào, v.v.

Thông thường nếu bạn đến khám lần đầu thì có thể gọi điện đặt lịch hẹn với lễ tân, hoặc đến trực tiếp và chờ lấy số thứ tự để khám. Có một số phòng khám bạn có thể đặt lịch hẹn trên website, và kiểm tra lượt khám bằng QR-code, như vậy có thể tiết kiệm thời gian chờ tại phòng khám.

Với các bệnh nhi từ Việt Nam sang khám, cha mẹ có thể lựa chọn hình thức hỗ trợ y tế quốc tế của các công ty. Ví dụ như tại IIMS Việt Nam, trực thuộc tập đoàn IMS Nhật Bản, có dịch vụ hỗ trợ khám bệnh cho trẻ em ở Nhật. IIMS Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ visa y tế, kết nối tới các bệnh viện hàng đầu tại Nhật Bản, dịch thuật hồ sơ y tế, đưa đón tại sân bay Nhật Bản, đặt lịch khám, v.v. Ngoài ra bạn sẽ được nhân viên của công ty hỗ trợ phiên dịch trong suốt quá trình khám bệnh cho bé mà không cần lo lắng về bất đồng ngôn ngữ hay việc phải tìm kiếm thêm một phiên dịch viên bên ngoài.

2. Khi đi khám bệnh

Khi đi khám bệnh cho bé ở Nhật bạn cần chuẩn bị những giấy tờ và thông tin sau

2.1. Những giấy tờ bạn cần mang theo:

Với các bạn có con hiện đang sinh sống tại Nhật, bạn cần chuẩn bị: 

– Sổ tay mẹ con: có tên gọi là Boshi Techo (母子手帳). Quyển sổ này ghi lại tất cả những thông tin sức khỏe cần thiết của mẹ và con từ khi mang thai, sau sinh và quá trình nuôi con cho tới khi còn học hết cấp 1. Cuốn sổ này sẽ được cấp cho bạn sau khi nộp giấy thông báo mang thai là 妊娠届出書 (ninshin-todokede-sho) đến văn phòng quận (市役所/区役所) ở nơi gia đình bạn đang sống. Có một số bệnh viện sẽ gửi thông báo này đi giúp bạn, tuy nhiên thông thường các bệnh viện sẽ cấp giấy này cho bạn và bạn mang tới hoặc gửi tới văn phòng quận. 

– Bảo hiểm y tế có giá trị tại Nhật của bé nếu có

– Chứng nhận trợ cấp chi phí y tế cho trẻ em (Ở Nhật, trẻ từ 0 ~ 15 tuổi sẽ được hỗ trợ chi phí y tế, bạn có thể đăng ký tại địa phương nơi mình sinh sống khi sinh con)

Ngoài ra nếu bạn đã từng đến phòng khám/bệnh viện để thăm khám thì mang theo Thẻ khám bệnh.

Với các bệnh nhân nước ngoài tới Nhật Bản khám bệnh, bạn cũng cần chuẩn bị hồ sơ khám bệnh trước đây theo yêu cầu của bệnh viện. Các giấy tờ hoặc thủ tục này cũng có thể được hỗ trợ chuẩn bị bởi các công ty hỗ trợ y tế quốc tế nếu bạn sử dụng dịch vụ này.

2.2 Xác nhận thông tin ở khu vực lễ tân khi đến nơi

Khi tới cơ sở khám chữa bệnh đã đặt lịch, bạn cần xác nhận lại lịch hẹn với đơn vị này, bằng cách cung cấp thông tin họ tên, thời gian đặt lịch. Lễ tân sẽ hỏi bạn những giấy tờ cần thiết như đã liệt kê ở trên, sau đó yêu cầu bạn điền vào phiếu thăm khám tình trạng sức khoẻ của bé.

Bạn cần điền vào giấy này đầy đủ họ tên, địa chỉ, cân nặng, nhiệt độ cơ thể của bé, tình trạng bệnh, ngày bị bệnh từ bao giờ…Bé có bị dị ứng hay bệnh mãn tính không, v.v.

Tùy theo nhu cầu khám bệnh, điều dư sẽ hỏi những thông tin cần thiết để phục vụ quá trình thăm khám.

3. Trước khi vào khám bệnh

Sau khi điền thông tin, y tá sẽ trả lại bạn 1 số giấy tờ tuỳ thân và có hỏi thêm một số câu hỏi. Hoặc yêu cầu bạn làm thêm một số thao tác như đo thân nhiệt cho bé, kiểm tra tình trạng hiện tại, v.v.

4. Khi vào khám bệnh

Sau các bước chuẩn bị thủ tục giấy tờ, và các thông tin cơ bản về sức khỏe bé. Bạn và em bé sẽ được sắp xếp vào gặp bác sĩ.

4.1 Mô tả cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé

Khi vào khám bệnh, đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi và yêu cầu bạn mô tả chi tiết hơn về tình trạng sức khoẻ hiện tại của bé. Một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bạn như: Tình trạng sức khỏe của bé như thế nào? Bé có chịu ăn hay uống sữa không? Bé có quấy khóc không? 

4.2 Sau khi nghe bạn mô tả tình trạng của bé, bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trợ giúp một số thao tác khi khám cho bé. Sau khi bác sĩ khi thăm khám cho bé xong sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị, hoặc chỉ định làm một số xét nghiệm chụp chiếu… nếu nghi ngờ tình trạng bệnh nghiêm trọng. Với những trường hợp bệnh thông thường, bác sĩ sẽ cho đơn thuốc, lưu ý sử dụng, cách cho bé uống thuốc và dặn dò tái khám (nếu cần).

4.3. Về các phương pháp điều trị

Bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp như: kê đơn thuốc, hướng dẫn uống hoặc tiêm, truyền dịch. Với các nghi ngờ bệnh nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu, nhập viện điều trị hoặc điều trị tại nhà và tái khám thường xuyên.

Có nên đưa trẻ đi khám bệnh tại Nhật

Có nên đưa trẻ đi khám bệnh tại Nhật

Nếu bác sĩ xác định trường hợp cơ sở y tế không đủ thiết bị và chuyên môn, bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến bệnh viện khác. 

Kết thúc buổi khám bác sĩ sẽ hỏi thêm bạn còn câu hỏi hay thắc mắc gì nữa không? Nếu bạn đã hiểu rõ tình trạng bệnh của bé cũng như cách điều trị thì có thể lấy sổ khám, phiếu kê đơn thuốc nếu có và ra về. 

5. Chi phí khám bệnh

Với trẻ em sinh sống tại Nhật Bản và có bảo hiểm y tế, chỉ khám bệnh thông thường cho bé thì sẽ không mất phí. Kể cả tiền thuốc cũng không phải chi trả vì nằm trong quyền lợi hỗ trợ y tế cho trẻ em. 

Với trường hợp người nước ngoài tới khám bệnh cho bé ở Nhật, các bạn sẽ phải trả phí dịch vụ khám bệnh bình thường, không được hỗ trợ như các công dân tại Nhật. Các khoản phí này sẽ thay đổi tùy theo từng bệnh viện bạn chọn. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra khá tương xứng với với chất lượng dịch vụ đẳng cấp, thiết bị y tế hiện tại cùng với đội ngũ y tế chuyên môn cao. Bạn có thể tham khảo mức giá trước khi tới khám hoặc nhờ sự tư vấn từ các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ khám bệnh cho bé ở Nhật.

Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm khi đi khám bệnh cho bé ở Nhật. Về giao tiếp, sẽ có tương đối nhiều từ chuyên môn về y khoa như tên bệnh triệu chứng, tên các bộ phận, giải thích tình trạng bệnh, hướng điều trị, v.v, nên nếu không hiểu rõ bạn có thể nhờ bác sĩ ghi lại tên bệnh để tra từ điển.  

Nếu trong trường hợp bé bị những bệnh nặng hoặc tình trạng của bé xấu rất cần một phiên dịch thông thạo tiếng Nhật chuyên ngành giúp đỡ. Tốt nhất bạn nên sử dụng dịch vụ hỗ trợ y tế quốc tế như tại IIMS Việt Nam. 

6. Những tiện ích khi sử dụng dịch vụ khám bệnh cho bé ở Nhật tại IIMS Việt Nam

IMS Việt Nam là công ty duy nhất Hỗ trợ y tế Nhật Bản tại Việt Nam có 100% vốn Nhật Bản, là đại diện của Tập đoàn IMS. Tập đoàn IMS là một tập đoàn y tế hàng đầu Nhật Bản với 134 cơ sở y tế bao gồm bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm, viện dưỡng lão, trung tâm đào tạo điều dưỡng. 

Dịch vụ khám bệnh cho bé ở Nhật tốt nhất ở đâu?

Dịch vụ khám bệnh cho bé ở Nhật tốt nhất ở đâu?

Khi lựa chọn dịch vụ khám bệnh cho bé ở Nhật tại IIMS Việt Nam, bé sẽ được sắp xếp khám tại các bệnh viện thuộc tập đoàn và các bệnh viện nổi tiếng liên kết với tập đoàn tại Nhật Bản nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Có thể kể đến như: Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Ariake, bệnh viện Juntedo, bệnh viện Teikyo, bệnh viện IWAll, v.v. 

Đặc biệt, Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước xin visa rất khó, đặc biệt là visa y tế. IIMS Việt Nam là một trong số rất ít đơn vị được chính phủ Nhật Bản chấp thuận cấp bảo lãnh visa y tế. IIMS Việt Nam có đội ngũ nhân sự đã có thời gian dài làm việc tại Đại sứ Quán Nhật nên hiểu rõ các quy định hồ sơ xin visa y tế. Vì vậy đến với IIMS Việt Nam tỉ lệ đậu visa y tế rất cao. 

Hi vọng rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt khi đi khám bệnh cho bé ở Nhật. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hãy liên hệ với IIMS Việt Nam qua: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *