Có nên tầm soát ung thư hay không?

Tin mới 10/02/2023 10:09:25. Views: 5,998.

Nếu bạn đang thắc mắc có nên tầm soát ung thư không thì câu trả lời là CÓ! Bởi lẽ, ung thư là căn bệnh nguy hiểm, luôn đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Và chỉ có tầm soát ung thư định kỳ mới là chìa khóa để giúp việc phòng và điều trị hiệu quả, tăng tỉ lệ sống sót và điều trị khỏi.

1. Có nên tầm soát ung thư không?

1.1. Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư là việc thực hiện các biện pháp y khoa chuyên sâu nhằm phát hiện ung thư từ giai đoạn rất sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng bất thường nào. Từ đó giúp việc điều trị hiệu quả hơn, ít đau đớn, ít tốn kém và tăng tỉ lệ sống.

Có nên tầm soát ung thư không

Chính nhờ tầm soát ung thư, phát hiện và điều trị bệnh sớm mà tỉ lệ tử vong do ung thư đã giảm đáng kể trong những năm vừa qua

1.2. Vai trò của tầm soát ung thư

Nếu bạn vẫn đang không biết có nên tầm soát ung thư không thì hãy cùng tìm hiểu vai trò của việc tầm soát. Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm luôn có tỉ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn cuối. Vì thế tầm soát ung thư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể, tầm soát ung thư giúp:

  • Tăng khả năng chữa khỏi bệnh và tăng cơ hội sống cho người mắc phải. Nhất là khi đa số bệnh ung thư đều không có triệu chứng gì ở giai đoạn đầu, mà phải thông qua các xét nghiệm chuyên sâu mới có thể nhận ra bệnh.
  • Tầm soát ung thư có khả năng phát hiện các tổn thương tiền ung thư (không phải ung thư nhưng có khả năng cao trở thành ung thư sau này) từ đó giúp bạn có hướng phòng bệnh hiệu quả.
  • Tầm soát cũng giúp cho nhiều người bệnh an tâm, loại bỏ tâm lý lo lắng, hoang mang khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Có thể thấy bất cứ ai cũng nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Đây sẽ là biện pháp cực kỳ quan trọng và cần thiết trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị ung thư.
Vai trò quan trọng của tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư có vai trò rất quan trọng

2. Ai nên tầm soát ung thư? Khi nào nên tầm soát ung thư?

Theo các chuyên gia y tế thì tất cả mọi người đều nên tiến hành tầm soát ung thư ngay khi có thể. Tuy nhiên, sẽ có những nhóm đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cần thực hiện tầm soát ung thư sớm hơn:

  • Những người trên 40 tuổi
  • Nhóm người đã trải qua thời gian dài trị bệnh bằng thuốc hóa trị, xạ trị.
  • Người có tiền sử gia đình có người đã từng mắc ung thư.
  • Những người có thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống rượu nhiều…
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh lý: viêm gan B, C, viêm dạ dày, đại tràng…
  • Người đang cảm thấy trong cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: sụt cân không rõ nguyên nhân, ho kéo dài, trướng bụng, đầy hơi thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện, khó nuốt…

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngay cả khi cơ thể bạn khỏe mạnh thì vẫn cần thiết phải tiến hành tầm soát ung thư định kỳ 1 – 2 năm một lần (tối đa 2 năm). Còn những người ở nhóm nguy cơ cao thì không phải nghĩ có nên tầm soát ung thư, hãy tầm soát trong thời gian khoảng 6 tháng – 1 năm/lần.

Đối tượng nên tầm soát ung thư

Còn tùy vào từng độ tuổi, thể trạng sức khỏe, nguy cơ mắc bệnh… mà các bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên tầm soát những loại ung thư nào

3. Các phương pháp tầm soát ung thư

Khi đã xác định được có nên tầm soát ung thư thì bạn nên tìm hiểu về các phương pháp tầm soát ung thư. Tùy vào từng loại tầm soát ung thư mà sẽ áp dụng các xét nghiệm khác nhau để tìm ra bệnh chính xác nhất. Nhưng nhìn chung hiện tầm soát ung thư sẽ sử dụng các phương pháp sau:

3.1. Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán bằng hình ảnh là biện pháp sử dụng các kỹ thuật hình ảnh như: siêu âm, chụp X-quang, chụp CT cắt lớp vi tính, chụp MRI cộng hưởng từ… để ghi lại (mô phỏng lại) hình ảnh các bộ phận, cơ quan trong cơ thể người.

Từ đó sẽ giúp bác sĩ có thể thấy được hình thái của những tổn thương (nếu có), mức độ di căn… và đưa ra các chẩn đoán tiếp theo.

Tùy vào từng loại ung thư mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định để bạn thực hiện chẩn đoán hình ảnh dựa theo phương pháp nào. Chẳng hạn:

  • Ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp, ung thư dạ dày… sẽ được chỉ định siêu âm.
  • Ung thư phổi, ung thư gan… sẽ được chỉ định chụp X-quang, chụp CT…
Tầm soát ung thư bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán bằng hình ảnh giúp nhìn rõ hình thái, chức năng, cấu tạo sinh lý của một bộ phận nào đó trên cơ thể

3.2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là biện pháp y học giúp các bác sĩ có thể tìm ra các dấu ấn ung thư. Các chất chỉ điểm đó là các protein đặc biệt được sinh ra do các tế bào ung thư hoặc các hormone có dấu hiệu bất thường.

Chẳng hạn ở ung thư gan là AFP, ung thư đại tràng là CEA, ung thư tụy CA19-9, ung thư phổi là CYFRA 21, ung thư buồng trứng là CA 125…

Khi các nồng độ dấu ấn ung thư này có xu hướng tăng cao thì bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư và chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để có kết luận chính xác nhất.

Tầm soát ung thư bằng phương pháp xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư chỉ áp dụng cho các đối tượng có nguy cơ bị ung thư cao và phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định hoặc tư vấn

Xem thêm: Tầm soát ung thư bằng phương pháp xét nghiệm máu

3.3. Sinh thiết

Sinh thiết là phương pháp quan trọng để chẩn đoán chính xác xem tế bào ở vị trí tổn thương có phải là ung thư ác tính hay không.

Thông thường, sau khi thực hiện các xét nghiệm như siêu âm, chụp X-quang… và nhận thấy có bất thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định lấy tế bào mẫu tại phần nghi là ung thư. Sau đó sẽ quan sát chúng dưới kính hiển vi để xác định xem tế bào đó có phải là ung thư ác tính hay không và đưa ra kết luận.

Tầm soát ung thư bằng phương pháp sinh thiết

Sinh thiết không chỉ dùng để phát hiện tế bào ung thư mà còn dùng để chẩn đoán mức độ tiến triển của bệnh

4. Các gói tầm soát ung thư hiện nay

Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của gia đình… mà các y bác sĩ sẽ hướng dẫn và khuyên bạn có nên tầm soát ung thư, nếu thực hiện thì nên thực hiện tầm soát ung thư loại nào. Và mỗi gói tầm soát ung thư khác nhau sẽ thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác nhau. Cụ thể:

STTGói tầm soátQuy trình tầm soát
1Tầm soát ung thư PhổiBước 1: Khám lâm sàng
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm và khảo sát chuyên sâu (tùy từng trường hợp sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm):
  • Chụp X-quang
  • Chụp CT
  • Xét nghiệm đàm
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Sinh thiết…

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)2Tầm soát ung thư ganBước 1: Khám lâm sàng
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm và khảo sát chuyên sâu (tùy từng trường hợp sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm):

  • Siêu âm
  • Chụp CT
  • Chụp MRI
  • Xét nghiệm định lượng Alpha-fetoprotein (AFP) trong máu
  • Sinh thiết gan…

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)3Tầm soát ung thư đại tràngBước 1: Khám lâm sàng
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm và khảo sát chuyên sâu (tùy từng trường hợp sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm):

  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân
  • Xét nghiệm DNA trong phân
  • Nội soi đại trực tràng
  • Chụp CT…

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)4Tầm soát ung thư cổ tử cungBước 1: Khám lâm sàng
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm và khảo sát chuyên sâu (tùy từng trường hợp sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm):

  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap)
  • Xét nghiệm HPV
  • Siêu âm đầu dò âm đạo
  • Soi cổ tử cung
  • Sinh thiết…

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)5Tầm soát ung thư dạ dàyBước 1: Khám lâm sàng
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm và khảo sát chuyên sâu (tùy từng trường hợp sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm):

  • Nội soi dạ dày
  • Chụp CT
  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết…

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)6Tầm soát ung thư vòm họngBước 1: Khám lâm sàng
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm và khảo sát chuyên sâu (tùy từng trường hợp sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm):

  • Nội soi tai mũi họng
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết hoặc chụp CT, chụp MRI…

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)7Tầm soát ung thư tuyến giápBước 1: Khám lâm sàng
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm và khảo sát chuyên sâu (tùy từng trường hợp sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm):

  • Siêu âm
  • Xạ hình tuyến giáp
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ
  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết hoặc chụp CT, chụp MRI…

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)

5. Nên đi tầm soát ung thư ở đâu?

Khi đã xác định được là có nên tầm soát ung thư thì câu hỏi tầm soát ung thư tại đâu mới thực sự tốt là điều mà nhiều người còn băn khoăn. Ngoài việc khám tầm soát ung thư trong nước thì ngày càng có nhiều người lựa chọn tìm đến các địa chỉ y tế quốc tế. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia được nhiều người Việt lựa chọn và tin tưởng. Lý do là bởi, Nhật Bản hiện được đánh giá là quốc gia có nền y học phát triển mạnh mẽ bậc nhất Châu Á, có thể sánh ngang với nền y tế của Mỹ, Châu Âu… Cùng với đó Nhật Bản tương đối gần nước ta nên sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian, công sức và cả chi phí.

5.1. Bệnh viện Chuo – Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc gia Nhật Bản

Bệnh viện Chuo là một trong hai bệnh viện trực thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc gia được chỉ định là bệnh viện trọng điểm nghiên cứu và điều trị về gen bệnh ung thư. Với quy mô 578 giường bệnh, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có tay nghề cao, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị lên đến 1500 lượt bệnh nhân.

  • Địa chỉ: 5-1-1 Tsukiji, Chuo, Tokyo, Nhật Bản

5.2. Bệnh viện Higashi – Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc gia Nhật Bản

Ngoài Bệnh viện Chuo, Bệnh viên Higashi cũng là bệnh viện trực thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc gia Nhật Bản. Bệnh viện Higashi cung cấp dịch vụ Tầm soát ung thư, tầm soát chính xác cao bằng CT xoắn ốc lồng ngực, PET và các dịch vụ điều trị y tế khác tiên tiến và hiện đại nhất. Điểm nổi bật của bệnh viện đó là viện đang sở hữu trung tâm điều trị ngoại trú và dược sĩ ngoại trú quy mô lớn nhất Nhật Bản.

  • Địa chỉ: 6-5-1 Kashiwanoha, Kashiwa, Chiba, Nhật Bản

5.3. Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Ariake Nhật Bản

Bệnh viện Ariake nằm trong top 3 bệnh viện điều trị ung thư hàng đầu Nhật Bản trong tổng danh sách 1500 bệnh viện khác, được chính phủ đưa vào danh sách “Bệnh viện Quốc tế tại Nhật Bản” và đáp ứng mọi điều kiện của Medical Excellence Japan (MEJ) về chất lượng chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh; hệ thống tiếp nhận bệnh nhân quốc tế và sức chứa bệnh nhân. Ariake có đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao và là nơi tiếp nhận, điều trị thành công các trường hợp bệnh ung thư khó chữa hoặc ung thư chẩn đoán giai đoạn cuối, và có năng lực đáp ứng 10.000 ca phẫu thuật mỗi năm. Bên cạnh đó, bệnh viện còn đi đầu trong phương pháp điều trị ít xâm lấn IMRT, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất trong việc điều trị cho bệnh nhân với các phương pháp “phẫu thuật bảo toàn cơ năng” giảm thiểu tối đa các tổn thương xâm lấn đến các bộ phận khác.

  • Địa chỉ: 3-8-31 Ariake, Koto, Tokyo, Nhật Bản

Nếu bạn đang có nhu cầu khám chữa bệnh tại Nhật Bản thì hãy lựa chọn công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam (IIMS-VNM) nhé. IIMS-VNM cung cấp dịch vụ thăm khám và chữa bệnh chất lượng, uy tín bậc nhất. Người bệnh sẽ được hỗ trợ và tư vấn trong việc: lựa chọn gói khám, lựa chọn bệnh viện phù hợp, hỗ trợ xin visa y tế, có nhân viên phiên dịch theo suốt quá trình thăm khám…

Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tập đoàn IMS

IIMS-VNM là văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tập đoàn IMS – Tập đoàn y tế hàng đầu Nhật Bản

Hi vọng rằng, với những thông tin chi tiết mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thể trả lời rõ ràng câu hỏi có nên tầm soát ung thư hay không. Hiểu được tầm quan trọng của phương pháp này, hãy liên hệ ngay với IIMS-VNM bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ