Một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 11 vừa qua cho thấy tỉ lệ sống sót sau 10 năm của những người được chẩn đoán ung thư tại Nhật Bản vào những năm 2005 – 2008 đang là 58.9%. Như vậy, chỉ số này đang có xu hướng tăng.
Tỉ lệ tăng 0.6% so với cuộc khảo sát trước đây, bao gồm thông tin của những bệnh nhân ung thư được chẩn đoán trong năm 2004 – 2007, dựa trên dữ liệu của Trung tâm Ung thư Quốc gia.
Tỉ lệ sống sót sau 10 năm có xu hướng tăng kể từ khi kết quả nghiên cứu được công bố lần đầu tiên vào năm 2016.
Cuộc khảo sát mới nhất lấy dữ liệu từ 121.000 bệnh nhân được chẩn đoán tại 32 cơ sở y tế trực thuộc Hiệp hội Trung tâm Ung thư Lâm sàng Nhật Bản ở 27 trong số 47 tỉnh của đất nước.
Dữ liệu không bao gồm các trường hợp tử vong do những yếu tố khác (ngoại trừ ung thư).
Phân loại theo loại ung thư, tỉ lệ sống sót cao nhất là ung thư tiền liệt tuyến với 99.2%, tiếp đó là ung thư vú ở phụ nữ với 87.5%, ung thư ruột 69.7%, ung thư cổ tử cung 68.2%, ung thư dạ dày 67.3%, ung thư phổi 33.6% và ung thư gan là 17.6%.
Ung thư tụy, loại ung thư do khó phát hiện sớm có tỉ lệ sống thấp nhất với 6.6%.
Ông Nobuhiro Saruki, người đứng đầu Viện Sức khỏe cộng đồng và Khoa học môi trường tỉnh Gunma và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Các phương pháp chẩn đoán và phương pháp điều trị ngày nay đều được phát triển”.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tỉ lệ sống sót sau 5 năm của 152.000 bệnh nhân ung thư tại 32 cơ sở y tế trong năm 2011 – 2013 là 68.9%, tăng 0.3% so với nghiên cứu trước đó của những bệnh nhân được chẩn đoán trong năm 2010 – 2012.
Tỉ lệ sống sau 5 năm cao nhất ở bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến với 100% và thấp nhất là bệnh nhân ung thư tụy với 12.1%.
Để giảm thiểu được tỉ lệ tử vong, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, ngành y tế Nhật Bản đã phải nỗ lực không ngừng. Dưới đây là một số lí do khiến tỉ lệ sống sót sau 5 năm và 10 năm của bệnh nhân ung thư tại Nhật Bản đang ngày càng có xu hướng tăng.
Ung thư có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào. Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ cao là những người trong gia đình có tiền sử bị ung thư, nhóm tuổi cao, làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc nhiều với hóa chất, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không lành mạnh, v.v.
Dựa trên kết quả thống kê của tạp chí CEOWORLD, Nhật Bản nằm trong TOP 10 quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới. Tại một đất nước phát triển như Nhật Bản, người dân rất chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe và thực hiện kiểm tra định kì, thường xuyên.
Tầm soát ung thư là việc thực hiện các biện pháp kĩ thuật nhằm phát hiện bệnh ung thư từ giai đoạn rất sớm, chưa có bất cứ biểu hiện nào của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh có thể dễ dàng được phòng ngừa hoặc có các biện pháp can thiệp sớm, nâng cao tỉ lệ điều trị thành công, hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro.
Tại Nhật Bản, hai phương pháp tầm soát ung thư với những ưu điểm vượt trội như AminoIndex và xét nghiệm gen CANTECT có thể được thực hiện một cách nhanh chóng, kết hợp trong các buổi khám sức khỏe tổng quát.
2.1. Tầm soát ung thư AminoIndex
Tầm soát ung thư AminoIndex là phương pháp xét nghiệm hiện đại có thao tác đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Với 5ml mẫu máu, AminoIndex có khả năng tầm soát đồng thời nhiều loại ung thư phổ biến nhất hiện nay như ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp phát hiện nguy cơ xuất hiện các bệnh do thói quen sinh hoạt trong tương lai như:
Xét nghiệm gen ung thư CANTECT là xét nghiệm phân tích hàng loạt gen liên quan đến ung thư (khoảng 47 gen hay gặp). Xét nghiệm này có khả năng đánh giá tình trạng cơ thể, từ đó có thể phán đoán nguy cơ phát ung thư siêu sớm và nguy cơ tái phát ung thư. Đây được đánh giá là một trong những phương pháp có ý nghĩa trong đánh giá hiệu quả điều trị ung thư và rất thích hợp cho người bệnh muốn đánh giá về nguy cơ tái phát, di căn của ung thư sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính.
Điểm ưu việt của xét nghiệm này là trong khi các chẩn đoán hình ảnh như PET chỉ có thể phát hiện ra khối u kích thước từ 5mm trở lên, thì trong xét nghiệm CANTECT từ khi bắt đầu phát hiện có bất thường đến khi hình thành khối u kích thước 1-2mm mất khoảng 5 – 20 năm. Thông qua phương pháp này, người có nguy cơ có thể điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, phòng ngừa trong thời kì tiền ung thư.
Là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới chú trọng vào y tế, Nhật Bản không ngần ngại chi ngân sách đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị hiện đại cũng như những nghiên cứu, phát minh, nhờ đó có thể nâng cao tỉ lệ sống sót sau 10 năm ung thư.
Bên cạnh những phương pháp điều trị ung thư phổ biến như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, v.v. Nhật Bản còn được biết đến là một quốc gia có khả năng cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư với những phương pháp tiên tiến nhất. Trong khi những kĩ thuật hiện tại còn tồn tại một số hạn chế như gây hại các tế bào lành, nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thời gian hồi phục lâu, tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao, thì những phương pháp mới như xạ trị ion nặng, liệu pháp miễn dịch, v.v. đem lại thêm hi vọng cho bệnh nhân.
3.1. Xạ trị Ion nặng
Xạ trị ion nặng là phương pháp sử dụng chùm hạt carbon ion nặng được gia tốc đạt đến 70% tốc độ ánh sáng, cho phép thâm nhập sâu vào mô tế bào bị bệnh, từ đó cho khả năng phá hủy khối u với độ chính xác và an toàn cao nhất.
Điều trị ung thư bằng ion nặng đang mở ra những bước tiến mới trong việc điều trị bệnh ung thư. Các ion chiếu vào khối u với độ chính xác đến từng millimet và bao phủ đến 100% khối u. (Xạ trị bằng tia X chỉ bao quát được vùng tế bào theo đường đi của tia). Điểm vượt trội so với phương pháp xạ trị thông thường đó là các tế bào lành bao quanh khối u cũng gần như không bị ảnh hưởng, nhờ đó, những tác dụng phụ cũng giảm đi đáng kể. Không chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu có chọn lọc, thời gian điều trị cũng được rút ngắn khoảng ½ – 1/3 so với các phương pháp truyền thống khác.
Bên cạnh đó, hoạt tính sinh hóa của chùm ion nặng có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư lớn hơn đến 2, 3 lần so với phương pháp xạ trị thông thường. Hiện tại, Nhật Bản là đất nước đang dẫn đầu về số lượng trung tâm xạ trị ion nặng trên thế giới và có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc nghiên cứu cũng như áp dụng phương pháp này trong điều trị ung thư.
Cụ thể, Viện Khoa học Phóng xạ Quốc gia (NIRS) ở Chiba, Nhật Bản đã điều trị cho hơn 8.000 bệnh nhân ung thư bằng các ion carbon kể từ năm 1994. Kinh nghiệm lâm sàng tại NIRS cho thấy, phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các dạng khối u rắn khác nhau, bao gồm ung thư biểu mô tuyến, u hắc tố ác tính, các khối u kháng bức xạ, chậm phát triển.
Công nghệ xạ trị ion nặng có thể được coi là hiện đại và hiệu quả bậc nhất hiện nay trong điều trị ung thư. Hiện tại, ngoài Nhật Bản, chỉ có một số quốc gia đang điều trị bệnh nhân bằng ion carbon là Trung Quốc (Thượng Hải, Lan Châu), Ý (Pavia), Đức (Heidelberg và Marburg).
So sánh giữa xạ trị tia X, proton và carbon ion
Nguồn: U.S National Library of Medicine
3.2. Liệu pháp tế bào miễn dịch
Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu liệu pháp miễn dịch chống lại ung thư. Năm 2013, liệu pháp tế bào miễn dịch đã chính thức được Chính phủ Nhật Bản công nhận là một phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư.
Liệu pháp tế bào miễn dịch hoạt động trên nguyên lí như sau:
Trong cơ thể chúng ta, hàng ngày sản sinh ra khoảng 5.000 tế bào ung thư, ngay cả ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì có hàng rào bảo vệ của các tế bào miễn dịch trong cơ thể nên tế bào ung thư bị tiêu diệt và không có cơ hội để phát triển hình thành khối u.
Đến thời điểm các tế bào miễn dịch trong cơ thể có sự mất cân bằng, các tế bào ung thư có cơ hội nhân lên và phát triển thành ung thư.
Tế bào miễn dịch là phương pháp chữa ung thư ở Nhật Bản nhằm nâng cao và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách:
Liệu pháp tế bào miễn dịch có thể áp dụng để điều trị nhiều loại ung thư, kể cả ung thư tiến triển, đã di căn: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư trực tràng, v.v.
Công nghệ mới này đem lại những lợi ích cho người bệnh:
3.3. Xạ trị điều biến liều Trilogy
Bên cạnh xạ trị thường quy, còn có nhiều phương pháp xạ trị tân tiến hơn, trong đó có xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính. Xạ trị điều biến liều Trilogy là sử dụng máy gia tốc tuyến tính LINAC (Linear Accelerator) đầu tiên cung cấp hình ảnh đồng bộ, hỗ trợ bác sĩ thấy được chính xác phần khối u bị tác động.
Tỉ lệ sống sót sau 10 năm ung thư tại Nhật Bản cao hơn khá nhiều so với nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu bạn có nhu cầu du lịch y tế, khám chữa bệnh tại Nhật Bản – một trong những đất nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu trên thế giới, hãy liên hệ ngay với IIMS-VNM để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
IIMS-VNM tự hào là một trong số ít đơn vị tiên phong triển khai dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2, giúp bệnh nhân tiếp cận và trao đổi với các chuyên gia y tế quốc tế hàng đầu tại Nhật Bản thông qua hình thức trực tuyến. Hình thức khám bệnh từ xa với những ưu điểm vượt trội này sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều khúc mắc, tự tin hơn trong phương hướng điều trị các bệnh nan y.
Khi nào bạn nên sử dụng dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2:
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2:
Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ nhiệt tình các khâu dịch vụ, bao gồm cả dịch thuật y tế, đảm bảo cho khách hàng những thông tin chính xác nhất.
IIMS-VNM – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với hơn 130 cơ sở y tế trên khắp cả nước.
Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS-VNM để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:
Tham khảo: Japantimes