Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng

Tin mới 21/02/2020 14:22:08. Views: 5,597.

Theo Globocan (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agence on Cancer Research – IACR), năm 2018 Việt Nam có 14.773 ca mắc mới ung thư đại tràng, đây là con số rất lớn. Do đó, việc chủ động xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng là rất cần thiết để bạn có thể phát hiện bệnh sớm và tăng khả năng điều trị.

Xem thêm:

ung-thu-dai-trang

Ung thư đại tràng xếp thứ 5 trong các loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao      (chiếm 8,9% bệnh)

1. Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng là gì?

Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng là việc tiến hành các xét nghiệm chuyên môn, để phát hiện ra các yếu tố tiền ung thư hoặc ung thư ở giai đoạn còn rất sớm, ngay từ khi chưa có triệu chứng.

Việc phát hiện ung thư từ sớm có ý nghĩa rất quan trọng cho việc điều trị, bởi phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao.

Cụ thể, thống kê cho thấy tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân ung thư đại tràng giảm mạnh qua từng giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 tỉ lệ là 90%
  • Giai đoạn 2 tỉ lệ là 80 – 83%
  • Giai đoạn 3 tỉ lệ là 60%
  • Giai đoạn cuối chỉ còn 11%, nhất là khi tế bào ung thư di căn xa đến gan, phổi…
le_colon_irritable_

Đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng là những người trên 50 tuổi, có tiền sử mắc bệnh về đại tràng hoặc gia đình có người mắc bệnh polyp đại tràng…

2. Tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào?

Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng dựa vào các phương pháp điển hình sau:

2.1. Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT)

Vì ung thư đại tràng làm tăng sinh mạch, nên dễ khiến cho các mạch máu bị tổn thương khi có phân đi qua, do đó trong phân có thể lẫn máu. Hiện tại, xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng bao gồm hai phương pháp chính là Guaiac (gFOBT) và miễn dịch hóa học (iFOBT).

Quy trình thực hiện xét nghiệm máu ẩn trong phân

                       Quy trình thực hiện phương pháp xét nghiệm máu ẩn trong phân

2.1.1. Xét nghiệm máu trong phân Guaiac (gFOBT)

Xét nghiệm gFOBT sẽ giúp xác định có máu hay không bằng một phản ứng hoá học. Phương pháp này có ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Dễ thực hiện
  • Chi phí thấp
  • Độ nhạy cao

Nhược điểm:

  • Công tác chuẩn bị trước xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng tương đối phức tạp, cần thay đổi chế độ sinh hoạt và mẫu phân phải lấy từ 3 lần khác nhau.
  • Không phân biệt được máu chảy máu từ đường tiêu hoá nên dễ có dương tính giả.

Quy trình tầm soát ung thư đại tràng:

  • Bước 1: Bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống và thuốc men trong 3 ngày liên tiếp để lấy 3 mẫu phân khác nhau.
  • Bước 2: Bệnh nhân sẽ được phát hộp FOBT gồm các ống chứa que nhỏ để lấy mẫu thử.
  • Bước 3: Bệnh nhân lấy mẫu rồi cho vào trong ống.
  • Bước 4: Phòng thí nghiệm tiếp nhận mẫu, tiến hành phân tích và cho ra kết quả.

2.1.2. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân miễn dịch hóa học (iFOBT)

Xét nghiệm iFOBT là việc xác định loại protein hemoglobin có trong tế bào hồng cầu. Phương pháp này có:

Ưu điểm:

  • Độ đặc hiệu, độ nhạy cao
  • Người bệnh không cần kiêng khem khổ sở để thực hiện xét nghiệm.
  • Đặc biệt là có thể phân biệt được máu chảy từ đại tràng hay máu chảy từ đường tiêu hóa (chảy từ dạ dày, tá tràng), nên giúp bác sĩ chẩn đoán tốt hơn.

Nhược điểm: Chi phí điều trị cao hơn gFOBT.

Quy trình tầm soát ung thư đại tràng:

Thực hiện các bước tương tự như xét nghiệm gFOBT. Tuy nhiên bệnh nhân không cần phải thay đổi chế độ ăn uống hay thuốc men, chỉ cần lấy mẫu phân từ 1 lần bài tiết riêng biệt là được.

Kết quả xét nghiệm

  • Âm tính: Không xuất hiện máu ở trong phân. Bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư đại tràng rất thấp. Tuy nhiên, bệnh nhân nên xét nghiệm lại sau 2 năm để tầm soát bệnh được tốt hơn.
  • Dương tính: Có máu ở trong phân. Tuy nhiên, chưa thể kết luận bệnh nhân có ung thư đại tràng không. Vì máu lẫn trong phân có thể do: Khối polyp, viêm loét đường ruột, bệnh nhân đang dùng loại thuốc có chứa tác dụng phụ như aspirin, ibuprofen… Vậy nên, cần tiến hành làm thêm các biện pháp chuyên môn khác.
unnamed

Bệnh nhân nên thực xét nghiệm máu ẩn trong phân 2 năm/lần để tầm soát bệnh được tốt hơn

2.2. Xét nghiệm DNA trong phân

Khi bị ung thư hoặc polyp đại tràng, bệnh nhân sẽ liên tục bị bong các tế bào có DNA bất thường vào trong phân. Vì thế, thực hiện xét nghiệm DNA trong phân để tìm kiếm một số đoạn DNA bất thường của tế bào ung thư hay tế bào polyp sẽ giúp các bác sĩ có chẩn đoán chính xác. Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng này có ưu nhược điểm:

Ưu điểm:

  • Đơn giản, dễ thực hiện
  • Người bệnh không cần phải kiêng khem ăn uống.
  • Không cần ngừng dùng thuốc điều trị.
  • Không phải làm rỗng ruột trước khi làm xét nghiệm.

Nhược điểm: Một vài trường hợp cho kết quả dương tính nhưng đến khi tiến hành nội soi lại đại tràng thì không phát hiện ra ung thư hoặc polyp.

Quy trình tầm soát ung thư đại tràng:

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được phát một bộ dụng cụ dụng mẫu phân cần xét nghiệm.
  • Bước 2: Bệnh nhân tự thu thập mẫu phân, để vào trong lọ chứa.
  • Bước 3: Sau khi nhận được mẫu, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và đưa ra kết luận cuối cùng.

Kết quả xét nghiệm:

  • Âm tính: Không phát hiện ra gen bất thường hoặc polyp tiền ung thư trong phân. Bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư đại tràng với tỉ lệ thấp. Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân làm lại xét nghiệm sau 3 năm.
  • Dương tính: Phát hiện ra DNA bất thường liên quan đến ung thư đại tràng hoặc polyp tiền ung thư trong phân. Bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao, cần phải tiến hành làm thêm các biện pháp bổ sung như nội soi đại tràng để chẩn đoán chính xác.
xet-nghiem-benh-lau-o-dau

Sau khi có kết quả xét nghiệm DNA sẽ định hướng việc bệnh nhân có cần sử dụng nội soi tiếp hay không

2.3. Phương pháp khác

2.3.1. Nội soi đại trực tràng

Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng bằng phương pháp nội soi được sử dụng để phát hiện ra những bất thường như viêm loét, polyp, khối u lành tính, ác tính, các tổn thương gây chảy máu… trong toàn bộ khung đại tràng và trực tràng.

Phương pháp nội soi thường được chỉ định sau khi thực hiện các xét nghiệm máu ẩn trong phân, xét nghiệm DNA trong phân có kết quả dương tính.

Ưu điểm:

  • Khả năng chẩn đoán bệnh tốt.
  • Thời gian tiến hành nhanh.
  • Không gây biến chứng.

Nhược điểm:

  • Có thể gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Có nguy cơ gây tổn thương đường tiêu hoá.

Quy trình tầm soát ung thư đại tràng:

Bước 1: Chuẩn bị. Trước khi nội soi bệnh nhân cần:

  • Nhịn ăn.
  • Làm sạch đại tràng bằng thuốc.
  • Thụt rửa qua đường hậu môn hoặc thụt nước.

Bước 2: Tiến hành nội soi.

  • Nội soi bằng ống mềm: Ống nội soi mềm sẽ được đưa vào trong đại trực tràng thông qua đường hậu môn. Camera sẽ thu hình ảnh và chiếu lên trên màn hình vi tính để bác sĩ quan sát các bất thường (nếu có).
  • Nội soi viên nang: Bệnh nhân được chỉ định nuốt một camera nhỏ, trong quá trình tiêu hóa khoảng 6 – 10 giờ, camera sẽ thu lại hình ảnh để bác sĩ chẩn đoán. Tuy nhiên, phương pháp này khá thụ động, có thể xuất hiện góc khuất mà camera không soi đến. Vì vậy, nội soi bằng ống mềm thường được ưu tiên sử dụng hơn.
unnamed

Phương pháp nội soi đại tràng còn giúp lấy mẫu bệnh phẩm để sinh thiết nếu cần

2.3.2. Chụp cắt lớp vi tính đại trực tràng

Chụp cắt lớp vi tính đại trực tràng (hoặc nội soi đại tràng ảo) là kỹ thuật chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh cho phép các bác sĩ thấy được toàn bộ lòng đại tràng mà không cần đến ống nội soi.

Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng này sẽ giúp bác sĩ quan sát được các bất thường như khối u và đánh giá tình trạng xâm lấn và di căn (nếu có). So với nội soi truyền thống, phương pháp này hiện đại và ưu việt hơn nên đang được ứng dụng rất rộng rãi.

Ưu điểm: Không xâm lấn, không cần gây mê nên tạo cảm giác thoải mái, ít đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Nhược điểm:

  • Vì chụp vi tính cắt lớp có sử dụng tia X nên bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm xạ, dị ứng với thuốc cản quang.
  • Khi thấy các tổn thương sẽ không thể lấy mẫu để sinh thiết.

Quy trình tầm soát ung thư đại tràng:

  • Bước 1: Các bác sĩ thăm khám để đảm bảo bệnh nhân không có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang hoặc chống chỉ định với tia xạ.
  • Bước 2: Bệnh nhân nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng và làm sạch ruột.
  • Bước 3: Bệnh nhân nằm lên giường máy chụp cắt lớp. Các bác sĩ sẽ bơm thêm khí vào đại trực tràng thông qua hậu môn để cho hình ảnh rõ nét hơn, tư thế như nằm ngửa, nằm nghiêng hay nằm úp để thu được các hình ảnh cần thiết.
  • Bước 4: Bác sĩ thu nhận hình ảnh và đưa ra kết luận.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính đại tràng

Hình ảnh 3 chiều được dựng từ chụp cắt lớp đại tràng giúp chẩn đoán bệnh lý về đại tràng

3. Những lưu ý trước khi xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng

Để quá trình tầm soát ung thư đại tràng mang lại kết quả tốt nhất, trước khi tiến hành các phương pháp bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Với phương pháp nội soi: Bệnh nhân cần nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng, và nhịn uống 2 – 3 giờ trước khi nội soi. Việc uống thuốc xổ sẽ thực hiện ngay tại bệnh viện, theo hướng dẫn của các bác sĩ. Phụ nữ nên tiến hành nội soi sau khi đã sạch kinh.
  • Với phương pháp chụp cắt lớp: Bệnh nhân không mang theo các vật dụng kim loại. Thông báo với bác sĩ nếu có tiền sử về các bệnh lý như tiểu đường, suy thận, dị ứng… Phụ nữ có thai không nên chụp CT vì tia X có thể gây dị tật thai nhi.

4. Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng ở đâu?

Nếu bệnh nhân đang có ý định tầm soát ung thư đại tràng thì có thể tham khảo một số địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và chất lượng dưới đây.

4.1. Bệnh viện tại Việt Nam

4.1.1. Bệnh viện K

Giờ mở cửa: Mở cửa 24h tất cả các ngày trong tuần.

Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống và điều trị ung thư. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, các bệnh nhân có thể yên tâm về tính chính xác khi thực hiện tầm soát ung thư đại tràng ở đây.

Tuy nhiên, bệnh viện đầu ngành nên tình trạng đông người và quá tải là không thể tránh khỏi, vì thế bạn nên đến sớm hoặc đặt lịch trước.

4.1.2. Bệnh viện Bạch Mai

Giờ mở cửa: Mở cửa 24h tất cả các ngày trong tuần.

Hiện tại, bệnh viện Bạch Mai đang sở hữu rất nhiều kỹ thuật chẩn đoán ung thư tiên tiến, ngang tầm các nước khu vực và thế giới. Chính vì vậy, các xét nghiệm tầm soát ung thư tại đây luôn cho kết quả nhanh chóng với tính chính xác cao.

Khám tầm soát ung thư tại bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị chính chịu trách nhiệm cấp cứu, điều trị, khám tầm soát ung thư cho các bệnh nhân

4.1.3. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện 108 là bệnh viện Trung ương tuyến đầu của Quân đội do Bộ Quốc Phòng đầu tư và xây dựng. Đây là bệnh viện được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và tầm soát ung thư, trong đó có ung thư đại tràng.

Các gói tầm soát ung thư ở bệnh viện 108 rất đa dạng, từ cơ bản đến nâng cao, giúp phát hiện ung thư từ rất sớm.

4.1.4. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là bệnh viện đi tiên phong theo mô hình bệnh viện – khách sạn tại Hà Nội. Nếu bệnh nhân muốn tầm soát bệnh trong không gian hiện đại, yên tĩnh với đầy đủ các tiện nghi thì Hồng Ngọc chính là lựa chọn phù hợp nhất.

Hiện tại, Hồng Ngọc đang khám bệnh theo quy trình 1: 1 tức “1 bệnh nhân và 1 bác sĩ” giúp cho việc theo dõi tình trạng bệnh dễ dàng và thuận tiện hơn.

Ngoài ra, năm 2016 Hồng Ngọc đã ký kết hợp tác đào tạo điều dưỡng với Tập đoàn y tế IMS Nhật Bản. Đây là cơ hội quý báu để bệnh viện Hồng Ngọc được tiếp cận thêm các kiến thức y khoa từ các chuyên gia y tế hàng đầu Nhật Bản, giúp tăng cao chất lượng chuyên môn và dịch vụ.

Top 10 bệnh viện TỐT nhất [Xét nghiệm ung thư đại tràng ở đâu]

Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc hợp tác với tập đoàn IMS Nhật Bản

           Sự kết hợp giữa Bênh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Tập đoàn IMS Nhật Bản

4.2. Tầm soát tại Nhật Bản

Bên cạnh việc tầm soát ung thư đại tràng ở trong nước thì bệnh nhân cũng có thể tầm soát ung thư ở nước ngoài. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia được đông đảo các bệnh nhân lựa chọn trong nhiều năm gần đây.

Lý do bởi vì, tại Nhật Bản các xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng đều được thực hiện bởi các máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, quy trình khoa học…Vì thế sẽ cho ra kết quả chính xác hơn, giảm tỉ lệ dương tính hoặc âm tính giả.

Để tầm soát ung thư đại tràng ở Nhật Bản, bệnh nhân có thể tự kết nối với bệnh viện tại Nhật Bản, hẹn thời gian và sang làm xét nghiệm. Tuy nhiên, với nhiều bệnh nhân việc này tương đối khó khăn về mặt thủ tục y tế. Vì vậy, rất nhiều người đã lựa chọn sử dụng các gói khám chữa bệnh của các đơn vị y tế, tiêu biểu nhất có thể kể đến là Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam.

Khi lựa chọn IIMS – VNM, bạn sẽ nhận được sự tư vấn, thăm khám, thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng bởi các y bác sĩ hàng đầu tại Nhật Bản, cùng trang thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất.

Các tìm kiếm liên quan: tầm soát ung thư đại trực tràng ở đâu, tầm soát ung thư đại tràng, xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng, gói tầm soát ung thư đại tràng, quy trình tầm soát ung thư đại tràng, tầm soát ung thư đại tràng bằng cách nào, khám tầm soát ung thư đại tràng, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *