Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung Có Lây Không? Lây Qua Con Đường Nào?

Tin mới 21/10/2022 21:09:49. Views: 1,576.

Ung thư cổ tử cung là một trong ba căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ. Theo ghi nhận của GLOBOCAN 2020, nước ta có 4.132 ca mắc mới và 2.223 trường hợp tử vong do bệnh. Ở những giai đoạn đầu, bệnh chỉ có những triệu chứng khởi phát tương tự với các bệnh lý phụ khoa bình thường khác khiến chị em chủ quan, bỏ qua dấu hiệu bệnh. Với tỷ lệ người bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và ý thức được mức độ nguy hiểm, nhiều người lo lắng không biết liệu bệnh ung thư cổ tử cung có lây không hoặc ung thư cổ tử cung lây qua đường nào? Trong bài viết này, IIMS Việt Nam sẽ gửi đến các bạn những thông tin giải đáp chi tiết, mới nhất hiện nay! 

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

1. Bệnh ung thư cổ tử cung có lây sang chồng không? 

Virus HPV – yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung hàng đầu, có liên quan đến hơn 90% ca bệnh, có thể lây qua đường tình dục, đường tiếp xúc hoặc mẹ sang con. Do đó, người chồng hoàn toàn có khả năng nhiễm virus HPV nếu không có đời sống tình dục an toàn, lành mạnh. 

Theo các nghiên cứu của chuyên gia, HPV là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư phổ biến ở nam giới như ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư vòm họng, v.v. 

1.1. Giải đáp: Ung thư cổ tử cung có lây không? 

Cổ tử cung có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe và chức năng sinh sản ở phụ nữ. Khi các tế bào biểu mô lát hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung phát triển bất thường có thể làm hình thành khối u và gây bệnh ung thư cổ tử cung. Có rất nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh như lạm dụng thuốc tránh thai, nhiễm virus HPV, hệ thống miễn dịch kém, thói quen sống không lành mạnh, v.v. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn không thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh mà chỉ có yếu tố nguy cơ gây bệnh virus HPV mới có khả năng truyền nhiễm. Vì vậy, mọi người không nên có tâm lý lo sợ, né tránh khiến người bệnh buồn bã, tự ti, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. 

1.2. Bệnh ung thư cổ tử cung lây qua đường nào

Như đã phân tích, dù bệnh ung thư cổ tử cung không trực tiếp lây nhiễm nhưng virus HPV vẫn có khả năng truyền từ người sang người bằng các đường tình dục, đường tiếp xúc, từ mẹ sang con. Do đó, mọi người cần nâng cao ý thức bảo vệ bản thân khi quan hệ tình dục, có đời sống tình cảm an toàn, lành mạnh, không dùng chung đồ dùng cá nhân, v.v để làm giảm nguy cơ nhiễm virus HPV. 

Ung thư cổ tử cung không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Ung thư cổ tử cung không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh

2. Các đối tượng có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao 

Bất kì phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, tuy nhiên dưới đây là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao hơn:

Nhiễm virus HPV

Human Papillomavirus (HPV) là loại virus gây ra tình trạng u nhú ở người và hiện có 100 loại HPV khác nhau. Dù không phải ai nhiễm HPV đều sẽ mắc ung thư cổ tử cung nhưng theo các nghiên cứu có hơn 90% trường hợp chẩn đoán bệnh có liên quan đến loại virus này. 

Mắc các bệnh truyền nhiễm tình dục 

Một số loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến như giang mai, lậu, HIV/AIDS, v.v không chỉ làm hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh nguy hiểm khác tấn công vào cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. 

Thói quen sống không lành mạnh 

Việc sử dụng nhiều hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích có thể phá hủy DNA của các tế bào cổ tử cung, vùng niêm dịch khiến tăng khả năng gây ung thư. 

Thừa cân, béo phì

Tình trạng béo phì kéo dài có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, làm tăng lượng mỡ dư, tích tụ nhiều hormone estrogen. Điều này sẽ khiến cho sinh nội mạc tử cung phát triển nhanh chóng gây ra ung thư cổ tử cung. 

Có tiền sử xuất huyết tử cung 

Những phụ nữ có hiện tượng xuất huyết tử cung trong thời gian dài, đặc biệt là sau giai đoạn mãn kinh có khả năng mắc ung thư cổ tử cung cao gấp nhiều lần so với người thường. 

Mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp

Tuyến yên của các bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp hoạt động bất thường kéo dài dễ gây ra các trường hợp buồng trứng đa nang, tăng nồng độ estrogen, v.v dẫn đến tình trạng ung thư cổ tử cung. 

Đột biến di truyền

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu người thân trong gia đình có tiền sử về ung thư cổ tử cung thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn. Một số nhóm gen di truyền sẽ làm giảm khả năng chống lại sự tấn công của virus HPV trong cơ thể người. Do đó, nếu bạn thuộc vào trường hợp này thì nên thường xuyên tầm soát ung thư định kì để phát hiện bệnh kịp thời. 

Những người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn người thường

Những người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn người thường

3. Cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung 

Bên cạnh một số yếu tố gây ung thư không thể thay đổi, bạn vẫn có thể phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung bằng các thói quen, hoạt động dưới đây:

Tiêm ngừa vacxin HPV

HPV là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung hàng đầu hiện nay. Do đó, để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn, các chị em phụ nữ nên tiêm phòng đầy đủ. Theo các khuyến cáo, độ tuổi tốt nhất để vắc xin HPV phát huy tác dụng là từ 11-26 tuổi, cần tiêm 3 mũi ngừa HPV trong vòng 6 tháng đến 1 năm. 

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học

Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là cách giúp mọi người nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để phòng tránh sự tấn công của các virus, vi khuẩn gây bệnh. Một số thực phẩm giàu vitamin E, A, C, canxi có trong trứng sữa, thịt trắng, dầu gan cá, rau chân vịt, ngũ cốc, trái cây đều chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào lành khỏi các gốc tự do, qua đó ngăn ngừa ung thư hiệu quả. 

Ngoài các nhóm chất được khuyến khích, chị em cần hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo xấu, đồ đóng hộp, chứa nhiều muối, v.v có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. 

Không quan hệ tình dục sớm

Khi các bộ phận sinh dục chưa phát triển và hoàn thiện đầy đủ, việc tác động và quan hệ có thể làm các cơ quan bị tổn thương, nhạy cảm. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi để các loại virus HPV tấn công, lây nhiễm. Do đó, không nên quan hệ hay lập gia đình khi còn quá trẻ, ở tuổi vị thành niên sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh. 

Vệ sinh vùng kín đúng cách 

Ung thư cổ tử cung có thể hình thành và phát triển từ những tổn thương, viêm nhiễm phụ khoa kéo dài mà không được điều trị sớm. Vì vậy, các chị em phụ nữ cần lưu ý vệ sinh âm đạo nhẹ nhàng, không dùng các vật dụng vệ sinh thụt rửa quá mạnh hoặc sử dụng quần lót quá chật gây ảnh hưởng đến vùng kín. 

Ngoài ra, trong chu kỳ kinh nguyệt, tử cung và các cơ quan sinh dục khác rất nhạy cảm, không nên quan hệ vào thời điểm này để tránh làm tổn thương, viêm nhiễm. Khi phát hiện các dấu hiệu sinh lý bất thường, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. 

Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin E, A, C, canxi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin E, A, C, canxi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

4. Tầm soát ung thư định kì tại Nhật Bản 

Khi có người thân hoặc gia đình có tiền sử về ung thư cổ tử cung, rất nhiều người lo lắng, hoang mang việc “ung thư cổ tử cung có lây không” hoặc bản thân có khả năng mắc bệnh không. Dù yếu tố di truyền chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong các trường hợp chẩn đoán nhưng việc chủ động tầm soát ung thư định kì 6 tháng/lần giúp mọi người có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. 

Sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, quy trình xét nghiệm nhanh chóng cùng trình độ chuyên môn cao, Nhật Bản đã phát triển 2 phương pháp tầm soát ung thư tiên tiến hàng đầu thế giới gồm xét nghiệm Amino Index và CANTECT. Điểm mạnh vượt trội của chúng là có thể phát hiện dấu hiệu ung thư từ giai đoạn siêu sớm trong khi các xét nghiệm truyền thống khác đa phần phát hiện các khối u lớn hơn 5mm. Điều này đồng nghĩa bạn có cơ hội chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời, nâng cao cơ hội sống sót. 

Trong thực tế, có rất nhiều người bệnh trên thế giới tin tưởng lựa chọn Nhật Bản làm địa chỉ điều trị ung thư cổ tử cung bởi các thành tựu y tế tích cực mà quốc gia này đang có. Theo báo cáo của Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản, tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của người bệnh ung thư cổ tử cung tại đây đạt 68,2% ở giai đoạn 2010-2012 và còn tăng mạnh qua mỗi năm. Ngoài ra, chính phủ luôn nỗ lực đầu tư, quan tâm đến hệ thống y tế nước nhà giúp Nhật Bản xếp thứ 5 về chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu, vượt qua nhiều nước tiên tiến khác như Anh, Mỹ, Đức, v.v. (theo báo cáo của tạp chí CEOWORLD 2021).

Các công nghệ tầm soát ung thư tiên tiến tại Nhật Bản giúp bạn phát hiện ung thư ở những giai đoạn đầu

Các công nghệ tầm soát ung thư tiên tiến tại Nhật Bản giúp bạn phát hiện ung thư ở những giai đoạn đầu

Mong rằng những tin tức về “bệnh ung thư cổ tử cung có lây không” trên đây đã giúp bạn hiểu đúng về tình trạng bệnh và có thêm kiến thức phòng ngừa ung thư hiệu quả. Nếu mọi người có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu du lịch y tế, tầm soát và điều trị ung thư cổ tử cung tại Nhật xin vui lòng liên hệ cho IIMS Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *