Bệnh Ung Thư Gan Có Lây Không? Lây Qua Con Đường Nào?

Tin mới 20/09/2022 15:14:23. Views: 2,145.

Theo thống kê của GLOBOCAN 2020, Việt Nam có 26.418 trường hợp mắc mới và 25.272 người tử vong do ung thư gan, đứng thứ 1 trong các loại ung thư phổ biến của nước ta. Ý thức được sự nguy hiểm của loại bệnh lý ác tính này, nhiều người lo lắng liệu bệnh ung thư gan có lây không cũng như những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong bài viết này, IIMS Việt Nam sẽ gửi đến người đọc tất cả những thông tin giải đáp chi tiết nhất! 

Đọc thêm các bài viết liên quan khác:

Hỏi – Đáp: Người Bị Ung Thư Gan Có Ăn Yến Được Không?

Ung Thư Gan Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Để Đảm Bảo Sức Khỏe?

[Tầm soát ung thư gan ở đâu?] 10+ bệnh viện TỐT nhất hiện

1. Bệnh ung thư gan có lây không? 

1.1. Giải đáp ung thư gan có lây không 

Khi các tế bào trong gan phát triển đột biến và vượt tầm kiểm soát sẽ gây ra tình trạng ung thư gan. Hiện nay, có 5 yếu tố nguy cơ gây ung thư gan hàng đầu là 

  • Nhiễm virus viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV)
  • Có tiền sử xơ gan
  • Tuổi tác
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Môi trường sống

Đối với các trường hợp ung thư gan do di truyền, sự phát triển bất thường của tế bào gan hoặc do các yếu tố khác không phải từ virus viêm gan thì hoàn toàn không có khả năng lây truyền. Nhiều người hiểu lầm rằng ung thư gan có thể lây truyền bằng đường máu, đường tình dục hoặc mẹ sang con. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác, chỉ có các loại virus HBV, HCV – yếu tố nguy cơ gây ung thư gan hàng đầu, mới có thể truyền nhiễm sang người khỏe mạnh qua các đường trên. 

Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.

Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.

1.2. Ung thư gan giai đoạn cuối có lây không 

Ở giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị ung thư gan đều không mang lại kết quả khả quan do khối u đã tấn công đến nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, phổi, xương, tuyến tụy, v.v. Hầu hết các bệnh nhân lúc này sẽ được điều trị chăm sóc giảm nhẹ để nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ. Tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của ung thư gan giai đoạn cuối chỉ ở mức 3%. 

Vậy ung thư gan giai đoạn cuối có lây không? Về bản chất, ung thư không phải là nhóm bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra nên không thể lây truyền. Do đó, mọi người không nên có suy nghĩ xa lánh, ruồng bỏ bệnh nhân khiến họ cảm thấy tự ti, buồn bã, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả điều trị. 

1.3. Ung thư gan có lây qua đường ăn uống không 

Ung thư gan không truyền nhiễm qua các đường tiếp xúc như ăn uống, trò chuyện, dùng chung vật dụng sinh hoạt. Nhiều người hiểu lầm bệnh sẽ truyền nhiễm qua đường ăn uống nên có nhiều hành động phân biệt đối xử, kì thị người bệnh. Điều này sẽ gây tác động xấu đến tâm lý và kết quả điều trị của họ. Thay vào đó, bạn hãy nên dành nhiều sự quan tâm, thông cảm và sẻ chia với những bệnh nhân ung thư gan để tiếp thêm sức mạnh cho họ trong hành trình chống lại bệnh tật. 

1.4. Ung thư gan lây qua đường nào 

Ung thư gan không không lây, tuy nhiên các loại virus viêm gan B, viêm gan C có khả năng lây truyền sang cho người khác qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Vì vậy, một số lời khuyên giúp mọi người hạn chế nguy cơ mắc bệnh như sau:

  • Sống chung thủy, có đời sống tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ 
  • Không sử dụng các chất cấm như ma túy, đặc biệt là dạng tiêm như heroin, cocaine
  • Lựa chọn các địa chỉ xăm, xỏ khuyên uy tín, chất lượng, vô trùng các vật dụng, thiết bị trước khi sử dụng 
  • Tránh sử dụng các đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải, dụng cụ chăm sóc móng tay, móng chân, v.v.

2. Các đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư gan 

Người mắc bệnh viêm gan B

Theo các báo cáo của chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư gan là do nhiễm virus viêm gan B (HBV). Đới với những người có nhiễm viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 200 lần so với người thường. Do đó, họ cần quan tâm nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe, thường xuyên xét nghiệm ung thư định kì để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh. 

Xơ gan 

Giai đoạn phát triển tiếp theo của xơ gan là ung thư gan nên những người có tiền sử xơ gan cần đề cao ý thức chăm sóc sức khỏe, lắng nghe các tư vấn của bác sĩ về cách phòng ngừa và giảm thiểu các yếu tố có thể làm bệnh diễn biến nặng hơn. 

Tuổi tác 

Ung thư gan thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích, thuốc lá nhiều, v.v. Đối với nữ giới bước sang tuổi 50 và nam giới trên 40 cần lưu ý khám sức khỏe, xét nghiệm ung thư định kì. 

Thực phẩm bẩn

Trong các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc được quản bảo không đúng cách dễ bị biến đổi chất, sản sinh ra Aflatoxin, làm tăng khả năng mắc ung thư gan cho mọi người. 

Môi trường sinh hoạt ô nhiễm 

Một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư gan là những người thường xuyên sống và làm việc trong các phòng thử nghiệm, thí nghiệm hạt nhân chứa nhiều Dioxin. 

Sử dụng các thực phẩm bẩn hoặc hết hạn sử dụng, ẩm mốc có thể gây nguy cơ mắc ung thư gan 

Sử dụng các thực phẩm bẩn hoặc hết hạn sử dụng, ẩm mốc có thể gây nguy cơ mắc ung thư gan

3. Cách phòng ngừa bệnh ung thư gan 

3.1. Chế độ ăn uống hợp lý 

Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên ưu tiên sử dụng thịt trắng như gà, vịt, cừu, v.v giúp chống lại ung thư gan tốt hơn. Ngoài ra, bổ sung thêm khoảng 1-2 tách trà xanh/ngày vì trà có chứa một lượng polyphenol cao có khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển và tấn công của tế bào ung thư. Bên cạnh đó, trứng cũng là thực phẩm dễ ăn, dễ kết hợp với nhiều món ăn khác giúp bạn thay đổi khẩu vị. Không chỉ vậy, thành phần chính của trứng có chứa nhiều methionin, cysterine, cystine là các axit amin có chức năng hỗ trợ và bảo vệ gan. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên sử dụng trứng quá nhiều, chỉ nên ăn 2 ngày/quả.

3.2. Lối sống lành mạnh 

Việc tuân thủ và áp dụng lối sống lành mạnh không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe mà còn phòng tránh tốt nhiều loại bệnh ung thư, cụ thể:

  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, các loại đồ uống có cồn và rượu bia khiến gan suy giảm chức năng, dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Nên ăn các thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, bảo quản đúng cách, tránh sử dụng các thực phẩm đã quá hạn sử dụng, xuất hiện nấm mốc có thể khiến mắc ung thư gan nguyên phát. 
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình đào thải độc ở gan tốt hơn.
  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh để tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư gan do lây nhiễm 
  • Sử dụng các thiết bị, vật dụng xăm, xỏ khuyên được vô trùng cẩn thận, an toàn.

3.3. Tiêm phòng vacxin viêm gan B 

Một trong những nguyên nhân chính gây ung thư gan là do người bệnh nhiễm virus viêm gan B. Hiện nay, đã có vacxin phòng ngừa virus viêm gan B nên mọi người có thể thực hiện tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh tốt nhất. Đối với trẻ sơ sinh nên tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh, người lớn có thể tiêm 3 mũi theo khuyến cáo trong vòng 6 tháng. 

Tiêm phòng vacxin viêm gan B là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân khỏi ung thư gan

Tiêm phòng vacxin viêm gan B là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân khỏi ung thư gan

3.4. Tầm soát ung thư định kỳ tại Nhật Bản

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 40.000 trường hợp ra nước ngoài điều trị bệnh, trong đó có nhiều bệnh nhân lựa chọn Nhật Bản làm nơi tầm soát ung thư uy tín, an toàn. Hiện nay, Nhật đang sử dụng 2 công nghệ xét nghiệm ung thư tiên tiến hàng đầu thế giới gồm AminoIndex và xét nghiệm gen CANTECT. Điểm vượt trội của những phương pháp này là có thể phát hiện nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, quy trình xét nghiệm nhanh chóng, có thể kết hợp trong các buổi khám sức khỏe định kỳ.

Tầm soát ung thư tại Nhật Bản giúp mọi người phát hiện bệnh kịp thời

Tầm soát ung thư tại Nhật Bản giúp mọi người phát hiện bệnh kịp thời

Nhiều người bệnh sau khi xét nghiệm và chẩn đoán đã tiếp tục lựa chọn Nhật Bản làm nơi điều trị ung thư gan hiệu quả, an toàn cho mình với nhiều lý do như:

  • Hiện nay, Nhật thuộc top 5 quốc gia có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu (theo tạp chí CEOWORLD 2021) với hệ thống y tế tân tiến, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm gồm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, điều trị ung thư gan.
  • Theo báo cáo của Hiệp hội Trung tâm Ung thư Lâm sàng Nhật Bản 2016 cho biết tỉ lệ sống sót trên 10 năm của ung thư gan là 17,6%. Con số này tiếp tục tăng mạnh qua mỗi năm nhờ sự phát triển vượt bậc của nền y tế nơi đây. 
  • Tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân ung thư Nhật Bản đạt 60% trong khi Mỹ là 38%.
  • Chi phí điều trị tại Nhật thấp hơn so với các quốc gia có chất lượng y tế tương tự như Mỹ, Anh, Đức, v.v.
  • Khoảng cách địa lý từ Việt Nam sang Nhật Bản không quá xa, thuận tiện và tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí di chuyển hơn.  

Việc hiểu về “bệnh ung thư gan có lây không” giúp mọi người có nhiều thông tin khách quan hơn về căn bệnh này cũng như đề cao ý thức phòng tránh bệnh. Nếu khách hàng có bất kì nhu cầu về du lịch y tế, tầm soát ung thư hoặc dịch vụ ý kiến y tế thứ 2, xin vui lòng liên hệ cho IIMS Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất. 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *