Tìm Hiểu: Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp Có Chữa Được Không

Tin mới 21/10/2022 22:27:50. Views: 1,488.

Ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong danh sách các loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam với 5.471 ca mắc mới và 642 trường hợp tử vong(theo ghi nhận của GLOBOCAN 2020). Khi được chẩn đoán mắc bệnh, nhiều người lo lắng liệu ung thư tuyến giáp có chữa được không. Theo Bộ Y tế Việt Nam, đây là một trong những loại ung thư có khả năng điều trị thành công cao nhất với cơ hội sống trên 5 năm gần 100% nếu phát hiện ở những giai đoạn sớm. Trong bài viết này, IIMS Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số phương pháp trị liệu ung thư tuyến giáp phổ biến và đem lại nhiều cơ hội hơn cho người bệnh.  

Tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề:

Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?

Những Điều Cần Biết Về Điều Trị Ung Thư Tuyến Giáp Tại Nhật Bản

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp

Giải đáp: Ung thư tuyến giáp nên ăn hoa quả gì?

1. Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không? 

Ung thư tuyến giáp có thể gặp ở bất kì lứa tuổi, giới tình nào, đặc biệt bệnh đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tuyến giáp là một bộ phần nằm ở đáy cổ có 2 thùy thông với nhau qua eo giáp trạng. Chức năng chính của tuyến giáp là tạo ra hormone tác động đến quá trình trao đổi chất và nồng độ của một số khoáng chất trong cơ thể. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào ở đây bị biến đổi bất thường và phát triển vượt tầm kiểm soát, tạo thành khối u ác tính. 

Ung thư tuyến giáp có 4 loại phổ biến là thể nhú, thể nang, thể tủy và không biệt hóa, trong đó, thể nhú chiếm khoảng 70-80% ca bệnh. Bệnh hoàn toàn có khả năng điều trị dứt điểm nếu phát hiện ở các giai đoạn sớm. Tuy nhiên, bệnh thường không có các triệu chứng rõ rệt khiến việc chẩn đoán diễn ra chậm trễ, làm mất đi thời điểm vàng chữa trị.  

1.1. Bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 1 có chữa được không? 

Theo nghiên cứu của Viện ung thư Quốc gia thuộc Bệnh viện K (NCI), nếu người bệnh được chẩn đoán và điều trị ngay từ giai đoạn 1 thì cơ hội sống trên 5 năm gần như 100% và tỷ lệ sinh tồn trên 10 năm khoảng 75%. Sau khi áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u, bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị bằng chất phóng xạ I 131 và hormone thay thế để ngăn chặn tái phát. 

1.2. Bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 có chữa được không? 

Khi bước vào giai đoạn 2, khối u ung thư có đường kính khoảng 2-4cm. Các tế bào ác tính đã di căn đến một số hạch bạch huyết lân cận và phát triển mạnh mẽ hơn. Vì vậy, người bệnh có thể cảm nhận được khối u nhỏ ở vùng cổ, cảm giác đau đớn, ứ nghẹn khi nhai nuốt thức ăn. Dù tình trạng sức khỏe đã có những diễn biến xấu hơn nhưng đây vẫn là thời điểm tốt để tiếp nhận điều trị. Tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh giai đoạn 2 có thể đạt khoảng 90-95%. 

1.3. Bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 có chữa được không? 

Nếu người bệnh ung thư tuyến giáp chỉ tiếp nhận điều trị bệnh ở giai đoạn 3 thì cơ hội sống trên 5 năm còn khoảng 80%. Nguyên nhân là bởi các khối u đã lớn hơn 4cm, tấn công đến nhiều hạch bạch huyết, thậm chí là lan rộng ra khỏi vùng cổ. Lúc này, bệnh nhân sẽ gặp nhiều vấn đề như u cứng, sưng hạch, đau cổ, vùng cổ bị viêm nhiễm nặng nề v.v. 

Bệnh ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công nếu phát hiện sớm

Bệnh ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công nếu phát hiện sớm

1.4. Bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 4 có chữa được không?

Thông thường, ở các loại ung thư khác khi bước vào giai đoạn 4 thì tiên lượng người bệnh vô cùng xấu, thời gian sống chỉ tính bằng tháng. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp là một trong những loại bệnh ung thư dễ điều trị nhất và có cơ hội sống rất cao. Người bệnh ở giai đoạn 4 nếu kiên trì tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, có phác đồ điều trị phù hợp vẫn có tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm đạt khoảng 21-50%. 

2. Các phương pháp chữa ung thư tuyến giáp tốt nhất hiện nay 

2.1. Phương pháp phẫu thuật 

Mục tiêu của phẫu thuật trong ung thư tuyến giáp là cắt đi các khối u và mô xung quanh cấu trúc ung thư để loại bỏ hoàn toàn tế bào ác tính ra khỏi cơ thể. Tùy theo tình trạng, kích thước, vị trí khối u mà người bệnh có thể được chỉ định để cắt thùy giáp trạng, tuyến giáp một phần hoặc toàn phần. Lưu ý phương pháp phẫu thuật chỉ phù hợp cho các bệnh nhân ở giai đoạn sớm như giai đoạn 1, 2 với tỷ lệ thành công rất cao,  ít gây ra các biến chứng, tác dụng phụ. 

2.2. Điều trị bằng phóng xạ I-131

Theo các nghiên cứu của chuyên gia, ung thư tuyến giáp có khả năng đáp ứng tốt với phóng xạ I-ốt-131. Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh tiếp tục điều trị bằng I-131 để tiêu diệt những mô giáp ác còn lại. Phương pháp này thường không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe do các tế bào lành trong cơ thể không có đặc tính hấp thụ I-131, ít chịu tác động của dược chất phóng xạ này. 

2.3. Phương pháp xạ trị 

Với những trường hợp bệnh chuyển biến nặng, khối u đã lan rộng, các phương pháp trên không còn tác dụng thì xạ trị là phương án tốt nhất để làm giảm mức độ phát triển và di căn của tế bào ung thư. Tuy nhiên, nhược điểm của xạ trị là các nguồn năng lượng lớn có trong tia xạ X, tia Gamma có thể tác động lên các tế bào lành, gây ra các tác dụng phụ như sạm da, suy kiệt, mệt mỏi, v.v. 

2.4. Liệu pháp nhắm trúng đích

Phương pháp này có thể áp dụng điều trị cho một số loại ung thư tuyến giáp nhằm loại bỏ các tế bào ác tính. Một số loại thuốc mới như lenvatinib, sorafenib có thể nhắm trúng các khối u ung thư và hạn chế ảnh hưởng đến các tế bào lành. Với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn đã di căn sang nhiều cơ quan khác và không thể đáp ứng điều trị phóng xạ i-ốt vẫn có thể sử dụng liệu pháp này. 

Phương pháp phẫu thuật có thể loại bỏ các khối u ung thư tuyến giáp

Phương pháp phẫu thuật có thể loại bỏ các khối u ung thư tuyến giáp

3. Các lưu ý khi điều trị ung thư tuyến giáp 

– Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp sẽ phù hợp và có hiệu quả đối với từng giai đoạn và tình trạng sức khỏe khác nhau. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định, người bệnh cần tham khảo, hội chẩn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương án trị liệu tối ưu nhất.

– Sau khi điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh phải định kỳ tái khám 3 tháng/lần trong 2 năm đầu và 1 lần/năm ở thời gian tiếp theo. Điều này sẽ giúp phát hiện các thay đổi hoặc triệu chứng bất thường trong cơ thể, ngăn chặn sự tái phát của bệnh. 

– Người bệnh dù được chỉ định phẫu thuật bán phần hay toàn phần khối u thì vẫn cần tiếp tục điều trị bằng iod phóng xạ. Trong vòng 14 ngày trị liệu, bệnh nhân cần tiêu thụ dưới 50mg iod mỗi ngày để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn. Một số nhóm thực phẩm chứa nhiều iod mà người bệnh nên hạn chế như:

  • Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa như pho mai, bơ, sữa chua, socola,…
  • Hải sản biển 
  • Các loại bánh quy, bánh ngọt
  • Lòng đỏ trứng và các loại thực phẩm được chế biến từ lòng đỏ
  • Hoa quả sấy, đồ ăn đóng hộp
  • Thực phẩm từ đậu nành 

– Các thực phẩm chứa nhiều đường hóa học như nước ngọt, bánh kẹo, v.v sẽ góp phần cản trở hoạt động của tuyến giáp, phá hủy khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị ung thư tuyến giáp nên người bệnh cũng cần hạn chế nhóm chất này. 

Sữa và các thực phẩm từ sữa có thể làm giảm hiệu quả, chất lượng điều trị

Sữa và các thực phẩm từ sữa có thể làm giảm hiệu quả, chất lượng điều trị

4. Điều trị ung thư tuyến giáp tại Nhật Bản

Việc điều trị ung thư tuyến giáp tại Nhật Bản đã mở ra nhiều cơ hội sống hơn cho người bệnh nhờ những thành tựu và điểm mạnh y tế tại đây. Theo cuộc khảo sát mới nhất từ 121.000 người bệnh ung thư của Trung tâm Ung thư Lâm sàng Nhật Bản cho biết tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân từ 2011-2013 luôn đạt ngưỡng 68.9% và tiếp tục tăng mạnh qua từng năm.

Theo tạp chí CEOWORLD 2021, Nhật Bản thuộc top 5 quốc gia có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu, xếp hạng cao hơn cả những nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức, v.v. Dù ứng dụng nhiều công nghệ điều trị ung thư hiện đại, an toàn bậc nhất như liệu pháp tế bào miễn dịch, xạ trị ion nặng nhưng chi phí chữa trị tại Nhật lại thấp hơn so với các quốc gia có chất lượng y tế tương đương. 

Hy vọng qua những số liệu tích cực trên mà IIMS Việt Nam cung cấp đã giúp bạn có thêm lý do để lựa chọn Nhật Bản làm nơi điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả, an toàn. 

Nhật Bản xếp thứ 5 về chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới 

Nhật Bản xếp thứ 5 về chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới

Trên đây là tất cả những thông tin về “bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không” đã mang đến cho đọc giả nhiều kiến thức hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ nhu cầu hoặc thắc mắc về quy trình khám chữa bệnh, du lịch y tế tại Nhật, xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam để được hỗ trợ tận tình nhất!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *