7 Nguyên nhân và cách phòng ngừa thiếu máu hiệu quả

Tin mới 03/12/2021 16:15:06. Views: 2,844.

Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi số lượng hồng cầu hoặc hemoglobin (huyết sắc tố, viết tắt là Hb hay Hgb) ít hơn bình thường. Tình trạng này thường liên quan đến việc thể trạng mệt mỏi, yếu ớt bởi khi thiếu máu, cơ thể bạn không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các mô của cơ thể. Có nhiều dạng thiếu máu khác nhau. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nguyên nhân, triệu chứng cũng như một số cách phòng ngừa thiếu máu hiệu quả.

1.   Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt, là loại thiếu máu phổ biến nhất và xảy ra khi máu của bạn không có đủ sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu và hemoglobin khỏe mạnh.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) tuyên bố rằng loại thiếu máu này, là rối loạn dinh dưỡng phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới, chiếm 30% dân số bị thiếu máu.

Các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể và loại bỏ carbon dioxide. Không có đủ tế bào hồng cầu hoạt động có thể dẫn đến sự mệt mỏi và khó thở.

Các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt có thể nhẹ, nhưng khi tình trạng bệnh tiến triển, có thể trở nên tồi tệ hơn:

  • Mệt mỏi
  • Yếu
  • Da nhợt nhạt
  • Đau ngực, tim đập nhanh hoặc khó thở
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng
  • Tay chân lạnh
  • Viêm hoặc đau lưỡi
  • Móng tay dễ gãy
  • Thèm ăn đá, chất bẩn hoặc tinh bột
  • Chán ăn, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2.   Thiếu máu bất sản

Thiếu máu bất sản là một rối loạn về máu, trong đó tủy xương của cơ thể – mô mềm ở trung tâm xương – không tạo đủ tế bào máu khỏe mạnh. Do đó, đôi khi nó được gọi là thiếu máu do suy tủy xương.

Theo tổ chức Aplastic Anemia và MDS International Foundation, mỗi năm ở Hoa Kì có khoảng 600 – 900 người được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu bất sản.

Ở các nước phương tây, tỉ lệ mắc bệnh là khoảng hai phần triệu mỗi năm, và ước tính cao hơn gấp hai đến ba lần ở châu Á.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Buồn nôn
  • Viêm da

Các triệu chứng này có thể nghiêm trọng ngay từ đầu hoặc nặng dần theo thời gian. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Dễ mệt mỏi
  • Khó thở và đau ngực
  • Chóng mặt, đặc biệt là sau khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm
  • Đau đầu
  • Da nhợt nhạt
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu
  • Chảy máu không kiểm soát
  • Chảy máu cam, chảy máu nướu răng, phân có máu hoặc chảy máu kinh nguyệt nhiều
  • Cảm giác lạnh ở bàn tay, bàn chân
  • Sốt do nhiễm trùng
  • Nhiễm trùng tái phát hoặc các triệu chứng giống như cúm
  • Xuất hiện các chấm đỏ nhỏ trên da cho thấy xuất huyết dưới da
  • Nhịp tim nhanh

3.   Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một rối loạn máu di truyền, đặc trưng bởi sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đầy đủ oxy đến khắp cơ thể con người.

Thông thường, các tế bào hồng cầu khỏe mạnh rất linh hoạt và tròn, di chuyển dễ dàng trong cách mạch máu. Thiếu máu hồng cầu hình liềm là do đột biến, tạo ra một dạng hemoglobin khiếm khuyết gọi là hemoglobin S, khiến các tế bào hồng cầu có hình liềm hoặc phát triển thành hình lưỡi liềm.

Các tế bào hình liềm cứng và dính, có xu hướng làm chậm hoặc chặn dòng chảy của các mạch máu trong cơ thể, gây đau và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

thieu mau hong cau hinh liem

Các tế bào hình liềm cứng và dính, có xu hướng làm chậm hoặc chặn dòng chảy của các mạch máu trong cơ thể.

Tế bào hình liềm cũng có tuổi thọ ngắn hơn các tế bào hồng cầu bình thường, dẫn đến sự thiếu hụt tổng thể của các tế bào hồng cầu và hậu quả là gây thiếu máu.

Các triệu chứng của thiếu máu hồng cầu liềm có thể phát triển ở một số trẻ em sớm hơn những người khác và thường bắt đầu ở tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Da hơi vàng, được gọi là vàng da
  • Lòng trắng hơi vàng của mắt, được gọi là icterus
  • Mệt mỏi hoặc quấy khóc
  • Bàn tay và bàn chân bị sưng đau
  • Nhiễm trùng thường xuyên, đặc biệt là viêm phổi
  • Mệt mỏi và suy nhược
  • Các đợt đau, được gọi là khủng hoảng hồng cầu hình liềm, xảy ra khi các tế bào hồng cầu hình liềm chặn dòng máu đến các chi và các cơ quan.

4.   Thiếu máu ác tính

Thiếu máu ác tính đề cập đến sự thiếu hụt vitamin B12 do tự kháng thể cản trở sự hấp thu vitamin B12. Loại thiếu máu này xảy ra khi cơ thể bạn không thể hấp thụ vitamin B12, cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và giữ cho hệ thần kinh họat động bình thường.

Nếu được điều trị thích hợp, những người bị thiếu máu ác tính có thể hồi phục và có cuộc sống bình thường.

Thiếu máu ác tính có thể có những triệu chứng tương tự như các chứng thiếu máu khác nhưng do sự thiếu hụt nghiêm trọng B12 nên có thể gây ra:

  • Ngứa ran, tê ở bàn tay và bàn chân
  • Yếu cơ
  • Mất phản xạ
  • Mất thăng bằng
  • Khó khăn khi đi bộ
  • Yếu xương, dẫn đến gãy xương hông
  • Các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như lú lẫn, sa sút trí tuệ, trầm cảm và mất trí nhớ.
  • Buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, chướng bụng đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, chán ăn và sụt cân
  • Gan to

Trẻ sơ sinh bị thiếu hụt B12 có thể có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Phản xạ kém hoặc cử động bất thường như run mặt
  • Khó bú do các vấn đề về lưỡi và cổ họng
  • Cáu gắt
  • Các vấn đề về tăng trưởng vĩnh viễn nếu không được điều trị

5.   Thiếu máu do bệnh mãn tính

Thiếu máu do viêm và bệnh mãn tính được được coi là dạng thiếu máu phổ biến thứ hai sau nguyên nhân thiếu sắt. Tuy nhiên, tỉ lệ chính xác cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng, có thể là do báo cáo ít hoặc không được công nhận.

Loại thiếu máu này xảy ra khi một tình trạng bệnh lý kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh của cơ thể. Các bệnh mãn tính như ung thư nhiễm trùng, bệnh thận cũng như các bệnh tự miễn và viêm như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus. Thông thường, căn bệnh mãn tính ngăn cản cơ thể sử dụng sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu mới, ngay cả khi có mức dự trữ sắt bình thường hoặc cao trong cơ thể. Điều trị một số bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hồng cầu.

Thiếu máu do bệnh mãn tính có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như các bệnh thiếu máu não khác, chẳng hạn như mệt mỏi, da xanh xao, choáng váng, khó thở, tim đập nhanh, khó chịu và đau ngực.

nguyen nhan va cach phong ngua thieu mau

6.   Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu

Trong khi các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng và tiểu cầu giúp máu đông thì các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể của bạn.

Hemoglobin là một loại protein giàu chất sắt được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Hemoglobin là yếu tố giúp các tế bào hồng cầu có thể lấy oxy từ phổi của bạn và mang nó đến các nơi khắp cơ thể. Hemoglobin cũng lấy carbon dioxide từ các khu vực khác nhau của cơ thể và đưa nó đến phổi để bạn có thể loại bỏ CO2 khi thở ra.

Tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu. Vitamin B12, folate và các chất dinh dưỡng khác hấp thụ từ thực phẩm thực sự cần thiết để sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

Nếu như bạn thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng này, có thể sẽ bị thiếu máu. Ngoài việc không tạo đủ tế bào hồng cầu, bạn cũng có thể bị thiếu máu nếu trong trường hợp bị mất các tế bào hồng cầu nhanh khi bị mất máu (bởi chu kì kinh nguyệt, vết thương không cầm được máu, v.v.)

Mỗi loại thiếu máu do một số nguyên nhân khác nhau gây ra, và mỗi loại có mức độ từ nhẹ đến nặng.

7.   Các biến chứng của thiếu máu

Khi thiếu máu không được điều trị, nó có thể gây ra các biến chứng, bao gồm:

  • Mệt mỏi dẫn đến không thể sinh hoạt bình thường
  • Các biến chứng khi mang thai, bao gồm cả sinh non
  • Các vấn đề về tim, chẳng hạn như nhịp tim không đều, tim to và suy tim
  • Tử vong do mất nhiều máu với bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

8.   Phòng ngừa thiếu máu

Trong một số trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, có thể được ngăn ngừa bằng các phương pháp sau:

  • Điều trị mất máu đối với những người có kinh nguyệt nhiều hoặc các vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như tiêu chảy thường xuyên hoặc có máu trong phân của bạn. Giải quyết tận gốc sự mất cân bằng dẫn đến mất máu có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu.
  • Tiêu thụ thực phẩm có sắt. Ăn các thực phẩm có hàm lượng sắt cao, chẳng hạn như thịt nạc, thịt gà, rau lá sẫm màu và đậu có thể làm tăng lượng sắt.
  • Đảm bảo đủ vitamin C. Đồ uống và thực phẩm có vitamin C như nước cam, dâu tây và bông cải xanh có thể giúp cơ thể hấp thụ sắt.
  • Chế độ ăn uống cân bằng có thể đảm bảo tiêu thụ đủ lượng sắt.
  • Hạn chế uống cà phê và trà trong bữa ăn. Nếu bạn uống trà và cà phê trong bữa ăn, chúng thể khiến cơ thể khó hấp thụ sắt.
  • Thận trọng với thuốc canxi vì canxi có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn hấp thụ sắt. Hãy hỏi bác sĩ cách tốt nhất để có thể bổ sung đồng thời đầy đủ canxi và sắt.
  • Mặc dù không có cách phòng ngừa nào cho bệnh thiếu máu bất sản, nhưng tránh xa thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ, dung môi hữu cơ, chất tẩy sơn và các hóa chất độc hại khác có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Những người phát triển bệnh thiếu máu do thiếu B12 trong chế độ ăn uống của họ có thể giảm tác động bằng cách ăn thực phẩm giàu B12, chẳng hạn như thịt bò, trứng, ngũ cốc tăng cường, v.v. Trong trường hợp cần thiết, họ có thể phải bổ sung hoặc tiêm B12 liều cao dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

9.   Liên hệ IIMS Việt Nam – Khám chữa bệnh Nhật Bản

Nếu bạn có nhu cầu du lịch y tế, khám chữa bệnh tại Nhật Bản – một trong những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu trên thế giới, hãy liên hệ ngay với IIMS Việt Nam để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

IIMS Việt Nam tự hào là một trong những đơn vị tiên phong triển khai dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2, giúp bệnh nhân tiếp cận và trao đổi với các chuyên gia y tế quốc tế hàng đầu tại Nhật Bản thông qua hình thức trực tuyến. Hình thức khám bệnh từ xa với những ưu điểm vượt trội này sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều khúc mắc, tự tin hơn trong phương hướng điều trị các bệnh nan y.

Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ nhiệt tình các khâu dịch vụ, bao gồm cả dịch thuật y tế, đảm bảo cho khách hàng những thông tin chính xác nhất.

Xem thêm:

Bí quyết sống lâu và khỏe mạnh của người Nhật Bản

TOP 10 Quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới

[Báo động] Tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư Việt Nam

 

IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với 140 cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam

 

Tham khảo: Everydayhealth

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *