Chế độ ăn uống dành cho người đau dạ dày do H. Pylori

Tin mới 17/11/2021 09:57:59. Views: 3,058.

Pylori là một loại vi khuẩn cư trú trong niêm mạc dạ dày và thường gây ra viêm. Trong một vài trường hợp, nhiễm khuẩn này cũng có thể dẫn đến một số vấn đề khác nghiêm trọng hơn như viêm loét dạ dày, ung thự dạ dày, thiếu máu, tiểu đường và gan nhiễm mỡ. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến sự tồn tại của HP, bạn nên theo phác đồ của bác sĩ điều trị. Nếu như bạn đang có thắc mắc, băn khoăn “người nhiễm HP nên ăn gì” thì có thể tham khảo thông tin sau. Dưới đây là bài viết tổng hợp một số loại thực phẩm được khuyến nghị dành cho những người nhiễm H. Pylori trong quá trình điều trị.

1.   Vi khuẩn HP (H. Pylori) là gì?

Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori (H. Pylori) là một loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và sống trong đường tiêu hóa. Nhiễm khuẩn HP là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng đến khoảng 60% dân số thế giới. Theo một số nghiên cứu tại Việt Nam, có khoảng 70% người dân nhiễm loại vi khuẩn này.

Hầu hết người nhiễm vi khuẩn HP không có các triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết cụ thể nào. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, dấu hiệu phổ biến có thể là đau bụng âm ỉ, hoặc:

  • Ợ hơi quá mức
  • Cảm thấy đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Ợ nóng
  • Sốt
  • Chán ăn hoặc ăn mất ngon
  • Không cảm thấy đói
  • Giảm cân nhưng không rõ lí do
  • Bụng phình to

2.   Những thực phẩm người nhiễm HP (H. Pylori) nên ăn

  • Probiotics

Probiotics có trong sữa chua và kefir, hoặc cũng có thể được sử dụng như chất bổ sung dạng bột hay dạng viên nang. Probiotics được hình thành bởi những lợi khuẩn tồn tại trong ruột và kích thích sản sinh hệ vi khuẩn chống lại cũng như làm giảm tác dụng phụ xuất hiện trong quá trình điều trị của bệnh, ví dụ như tiêu chảy, táo bón, tiêu hóa kém.

  • Omega-3 và Omega-6

Omega-3 và omega-6 giúp làm giảm tình trạng viêm dạ dày và ngăn chặn sự phát triển của H. Pylori cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Những chất béo có lợi này được tìm thấy trong các loại thực phẩm như dầu cá, dầu ô liu, dầu hạt cà rốt và hạt bưởi.

  • Các loại trái cây và các loại rau củ

Trong quá trình điều trị HP, người bệnh nên ăn các loại trái cây không chứa axit và các loại rau củ quả luộc bởi chúng rất dễ tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng của ruột. Một số loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, dâu đen, việt quất, v.v. có khả năng hạn chế sự phát triển của loại vi khuẩn này. Do đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn những quả chín ngọt và ăn một cách vừa phải.

nguoi nhiem HP nen an gi

  • Bông cải xanh, Súp lơ trắng, Bắp cải

Ba loại rau này, đặc biệt là bông cải xanh, có chứa chất được gọi là isothiocyanates, có thể giúp ngăn ngừa ung thư và tiêu diệt H. Pylori. Chúng có khả năng làm giảm sự lây lan của vi khuẩn này trong đường ruột. Những loại rau củ này cũng rất dễ tiêu hóa, giảm đau dạ dày có thể phát sinh trong quá trình điều trị. Bạn nên dùng 70 gram cải xanh một ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Các loại thịt trắng và cá

Thịt trắng và cá có protein chứa hàm lượng chất béo thấp hơn giúp cho hệ tiêu hóa cũng như ngăn thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu (có thể gây nên đau và cảm giác đầy bụng trong quá trình điều trị). Cách tốt nhất để chế biến những loại protein này là đun sôi với một chút muối cùng lá nguyệt quế để tăng hương vị mà không kích thích tiết axit trong dạ dày. Nếu nướng thịt hay cá, hãy sử dụng dầu ô liu hoặc một thìa nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể nướng thịt không dầu trong lò, tuy nhiên nên tránh món gà rán và cá rán.

3.   Làm thế nào để giảm các triệu chứng khó chịu trong quá trình điều trị

Quá trình điều trị H. Pylori thường kéo dài 7 ngày và bao gồm việc sử dụng thuốc, cụ thể là thuốc ức chế bơm proton (ví dụ: omeprazole, pantoprazole, v.v), kháng sinh (ví dụ: amoxicillin và clarithromycin). Chúng thường được chỉ định 2 lần một ngày, có những tác dụng phụ thường gặp là:

  • Vị kim loại ở trong miệng

Tình trạng này thường xuất hiện sớm trong quá trình điều trị và có thể chuyển biến xấu dần. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể cho thêm một chút giấm vào món salad, rắc một chút baking soda, muối vào kem đánh răng trước khi đánh răng. Điều này có thể giúp trung hòa axit trong miệng và tiết nhiều nước bọt hơn, giúp loại bỏ cảm giác vị kim loại.

  • Buồn nôn và đau dạ dày

Buồn nôn và đau dạ dày thường xuất hiện ở ngày thứ hai trong quá trình điều trị. Để ngăn ngừa những triệu chứng này, bạn nên uống thật nhiều nước, nghỉ ngơi và ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như sữa chua, phô mai trắng và bánh quy giòn.

Bạn cũng có thể uống một chút trà gừng sau khi thức dậy cùng 1 lát bánh nướng hay 3 chiếc bánh quy giòn, tránh uống quá nhiều chất lỏng trong một lần.

  • Tiêu chảy

Tiêu chảy thường xuất hiện vào ngày thứ ba của quá trình điều trị, bởi thuốc kháng sinh ngoài việc loại bỏ H. Pylori, còn làm giảm hệ vi khuẩn tự nhiên trong ruột, gây ra tiêu chảy.

Tiêu thụ một lượng sữa chua nguyên chất mỗi ngày và thức ăn dễ tiêu hóa như súp, thức ăn nghiền, gạo trắng, cá, thịt trắng là những cách hữu ích để ngăn chặn tiêu chảy, phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột.

4.   Nên tránh ăn gì trong quá trình điều trị H. Pylori

Trong quá trình điều trị, người bệnh tốt nhất nên tránh các loại thức ăn gây kích ứng dạ dày, kích thích tiết dịch vị hay các loại thực phẩm có thể khiến tác dụng phụ trở nên trầm trọng hơn. Nên tránh những loại thức ăn, thực phẩm sau:

nguoi nhiem HP nen tranh an gi

  • Cà phê, socola và trà đen: Chúng chứa caffein, một hoạt chất kích thích dạ dày vận động và tiết dịch vị, gây kích ứng nhiều hơn.
  • Nước ngọt và đồ uống có ga: Chúng làm căng dạ dày và có thể gây đau, trào ngược axit.
  • Đồ uống có cồn: Chúng làm tăng tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.
  • Các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, dứa: Chúng có thể gây đau dạ dày và ợ chua.
  • Hạt tiêu và các loại thực phẩm cay như tỏi, mù tạt, tương cà, sốt mayonaise, nước tương, nước sốt tỏi,…
  • Các loại thịt mỡ, các loại thịt chiên, phô mai vàng vì chứa nhiều chất béo gây khó tiêu hóa và tăng thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày.
  • Các loại thịt đã chế biến và đóng hộp: vì chúng chứa nhiều chất bảo quản, và phụ gia hóa học có thể gây kích ứng dạ dày, ruột, làm tăng tình trạng viêm nhiễm.

Người nhiễm vi khuẩn H. Pylori nên uống nhiều nước hơn và ăn các loại trái cây tươi, có thể giúp giảm viêm dạ dày.

5.   Liên hệ IIMS Việt Nam – Khám chữa bệnh Nhật Bản

Nếu bạn có nhu cầu du lịch y tế, khám chữa bệnh tại Nhật Bản – một trong những quốc gia có nền y tế phát triển, tiên tiến nhất hiện nay, hãy liên hệ ngay với IIMS Việt Nam để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Hiện tại, IIMS Việt Nam đang triển khai dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2, giúp bệnh nhân tiếp cận và trao đổi với các chuyên gia y tế quốc tế hàng đầu tại Nhật Bản thông qua hình thức trực tuyến. Hình thức khám bệnh từ xa với những ưu điểm vượt trội này sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều khúc mắc, tự tin hơn trong phương hướng điều trị các bệnh nan y.

Xem thêm:

 

IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với 140 cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

 

Tham khảo: Tuasaude

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *