Ung thư gan là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các loại ung thư thường gặp tại Việt Nam. Bệnh tiến triển trong âm thầm, không có nhiều triệu chứng rõ rệt nên các bệnh nhân thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Trong bài viết này, IIMS-VNM sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những phương pháp điều trị cũng như thế mạnh của điều trị ung thư gan tại Nhật Bản.
Xem thêm các bài viết liên quan khác:
Hỏi – Đáp: Người Bị Ung Thư Gan Có Ăn Yến Được Không?
Ung Thư Gan Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Để Đảm Bảo Sức Khỏe?
Tổng Hợp 10 Dấu Hiệu Ung Thư Gan Mà Bạn Cần Đặc Biệt Lưu Ý
Ung thư gan xảy ra khi các tế bào bất thường xuất hiện và phát triển vượt tầm kiểm soát dẫn đến các chức năng gan bị phá hủy. Theo nghiên cứu, ung thư gan thường gặp ở người trung niên nhưng bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa bởi nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống, sinh hoạt, tình trạng sức khỏe, v.v.
Ung thư gan là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các ung thư phổ biến ở Việt Nam, trong năm 2020, nước ta có 26.418 trường hợp mắc mới và 25.272 ca tử vong. Trong quá trình phát bệnh, người bệnh liên tục cảm thấy khó ăn, buồn nôn, mệt mỏi do gan đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Ở những giai đoạn nặng, người bệnh còn xuất hiện tình trạng đau dữ dội vùng thượng vị, vàng da, vàng mắt, chướng bụng, v.v. Việc điều trị muộn sẽ khiến các triệu chứng này diễn biến xấu hơn, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Hiện nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia tiên phong ứng dụng công nghệ xạ trị ion nặng vào điều trị ung thư gan. Đây là phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả điều trị khi chùm hạt ion nặng được gia tốc bằng 70% tốc độ ánh sáng, chiếu thẳng trực tiếp đến khối u và phá hủy chính xác, không gây ảnh hưởng đến tế bào lành.
Theo khảo sát của Trung tâm Ung thư Lâm sàng Nhật Bản 2016, tỷ lệ sống sót trên 10 năm của người bệnh ung thư gan đạt 17.6% và còn tiếp tục tăng qua mỗi năm. Giữ vững thế mạnh về lĩnh vực y tế, Nhật Bản luôn nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu, vượt qua nhiều nước phát triển khác như Anh, Mỹ, Đức, v.v (theo tạp chí CEOWORLD 2021).
Phẫu thuật loại bỏ khối u
Ở giai đoạn sớm, khối u vừa khởi phát nên kích thước còn nhỏ và còn khu trú nên có thể loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật. Người bệnh đòi hỏi phải có một sức khỏe tốt, chức năng gan ổn định, có khả năng hoạt động tốt nếu cắt bỏ một phần gan. Kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt để gan được tái tạo và hồi phục.
Phẫu thuật ghép gan
Ở phương pháp này, bác sĩ cũng cần phẫu thuật để loại bỏ một phần gan bị ung thư và thêm vào đó một phần gan khỏe mạnh được hiến tạng. Kỹ thuật này được khuyến khích cho cho các bệnh nhân có diện tích gan ung thư lớn, cần cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ gan. Tuy nhiên, phương án này còn nhiều hạn chế do khó tìm nguồn hiến tạng phù hợp và người bệnh phải đáp ứng nhiều yêu cầu.
Hóa trị là phương pháp sử dụng các hóa chất có tác dụng tiêu diệt tế bào ác tính nhưng cũng gây ảnh hưởng đến các tế bào lành. Hiện nay, một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như thuốc chống phân bào, chống chuyển hóa 5 – Fluorouracil, Vincristine (chỉ có 10 – 15% bệnh nhân đáp ứng thuốc), v.v.
Với trường hợp ung thư giai đoạn muộn hoặc di căn có thể xạ trị để kiểm soát triệu chứng bệnh, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng cao như tia X, tia gamma, v.v dùng để chiếu thẳng vào tế bào ác tính có thể ức chế sự phát triển của ung thư. Hiện nay, có 2 loại xạ trị chính là xạ trong và xạ ngoài phù hợp cho từng mức độ bệnh.
Liệu pháp áp lạnh là phương pháp sử dụng khí nito lỏng hoặc argon để phá hủy các tế bào ung thư thông qua một hệ thống kim. Điều trị ung thư gan bằng liệu pháp áp lạnh sẽ thực hiện qua da, siêu âm hoặc chụp cắt lớp, mổ nội soi, mổ hở. Trường hợp khối u tái phát nhiều lần hoặc điều trị lần đầu chưa thành công có thể tiếp tục thực hiện phương pháp này.
Điều trị ung thư gan bằng liệu pháp miễn dịch nhằm mục đích tiêu diệt các khối u còn sót lại sau phẫu thuật hoặc các trường hợp di căn xa không thể tiếp nhận phẫu thuật. Interferon-alpha và Interleukin-2 là các loại thuốc miễn dịch ức chế sự phát triển của ung thư gan phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, người bệnh có thể xuất hiện các tác dụng phụ như sốt cao, rét run, suy nhược, nôn mửa, chán ăn, đau khớp, suy giảm hồng cầu, v.v.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư gan ở nam giới cao thứ 3 toàn cầu, chỉ xếp sau Mông Cổ và Lào. Tuy nhiên, có đến 70% ca bệnh chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Nhiều người bệnh đã lựa chọn điều trị ung thư gan tại Nhật Bản với những lợi thế về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và công nghệ điều trị tiên tiến bậc nhất thế giới.
Trên toàn thế giới, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu thế giới về số cơ sở xạ trị ion nặng (7 trung tâm) và số ca điều trị. Phương pháp này sử dụng chùm hạt ion nặng được gia tốc gần bằng 70% tốc độ ánh sáng, phá hủy chính xác các tế bào ung thư, không gây ảnh hưởng đến tế bào lành.
Bên cạnh đó, trước khi đưa ra quyết định về phương án điều trị, bệnh nhân có thể xin ý kiến y tế thứ 2 từ các bác sĩ Nhật Bản. Xin ý kiến y tế thứ 2 là việc hỏi ý kiến một bác sĩ ở cơ sở y tế khác, ngoài bác sĩ chính hiện nay đang chẩn đoán. Dịch vụ ý kiến y tế thứ 2 tại IIMS-VNM có nhiều ưu điểm vượt trội như:
Trên đây là những chia sẻ của IIMS-VNM về điều trị ung thư gan tại Nhật Bản. Mọi nhu cầu khám chữa bệnh tại Nhật Bản xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM để được hỗ trợ tốt nhất.
Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam
Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM.