Chuyên Gia Khuyên Ăn Gì Để Diệt Tế Bào Ung Thư Hiệu Quả Nhất?

Tin mới 09/04/2022 10:49:58. Views: 3,392.

Ung thư là một trong những bệnh lý ác tính và có nguy cơ tử vong cao hàng đầu. Hiện nay, nhiều người rất quan tâm đến sức khỏe và có mong muốn tìm hiểu các chế độ sinh hoạt để phòng chống ung thư ngay từ ban đầu. Ngoài ra, những bệnh nhân ung thư cũng muốn xây dựng một thực đơn dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe và giảm nhẹ các triệu chứng. Trong bài viết này, IIMS Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về “ăn gì để diệt tế bào ung thư” cũng như hướng dẫn chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả nhất. 

Các bài viết khác cùng chủ đề:

1. Ăn gì để diệt ung thư?

Một chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các nhóm chất quan trọng vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng vừa hỗ trợ tăng cường sức đề kháng để phòng chống sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là 7 loại thực phẩm có chứa hàm lượng thành phần chính có khả năng ngăn ngừa và tiêu diệt các tế bào ung thư. 

Ăn gì để diệt tế bào ung thư?

Ăn gì để diệt tế bào ung thư?

1.1. Thực phẩm chứa nhiều folate 

Hàm lượng folate thấp là một trong những nguyên nhân gây đột biến ADN và tạo tiền đề cho các loại bệnh ung thư. Việc bổ sung tối thiểu 400mcg folate mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Do đó, bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình các thực phẩm giàu folate như ngũ cốc, lạc, đậu, rau diếp romaine (xà lách), rau bina (rau chân vịt hoặc rau cải bó xôi), măng tây, mầm cải Brussels, v.v. Nếu bạn không thể tìm thấy các sản phẩm folate tự nhiên thì có thể thay thế bằng các chế phẩm bổ sung.

1.2.  Vitamin D

Nếu bạn đang tìm kiếm các loại thực phẩm giúp phòng tránh bệnh ung thư vú và trả lời cho vấn đề ăn gì để diệt tế bào ung thư thì các sản phẩm giàu vitamin D là lựa chọn hợp lý nhất. Ngoài ra, vitamin D còn có các công dụng khác như hỗ trợ hấp thu canxi, bảo vệ cơ thể chống trầm cảm, các vấn đề tim mạch và béo phì. Vitamin D là loại vitamin tan trong dầu, có thể sử dụng với mục đích tăng tỷ lệ sống cho người mắc bệnh ung thư phổi. 

Có nhiều cách để hấp thụ vitamin D như phơi nắng hoặc sử dụng các thực phẩm tốt bao gồm sữa, trứng, hải sản, v.v.

1.3. Trà 

Các loại trà, đặc biệt là trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa có công dụng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do. Một chất khác có trong trà là kaempferol được chứng minh là có khả năng giảm nguy cơ các loại bệnh ung thư hệ sinh sản. 

Trường Y tế Công cộng Harvard khuyên mỗi ngày bạn có thể uống từ 2-4 cốc trà để bổ sung đầy đủ kaempferol và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Ngoài ra, còn có một số thực phẩm khác có công dụng tương đương trà như: táo, đào, nho, mâm xôi, việt quất, cà chua, v.v. Một số loại rau củ có hàm lượng kaempferol cao như bí ngòi, hành tây, súp lơ, đậu xanh, dưa chuột, rau diếp, v.v.

1.4. Rau họ cải

Các loại rau họ cải đều là nguyên liệu phổ biến và quen thuộc, dễ dàng kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Khi nhai hoặc cắn các loại rau họ cải sẽ giải phóng các chất sulforaphane có lợi cho việc phòng chống các loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và đại tràng cũng như hỗ trợ thu nhỏ các khối u và ngăn chặn sự di căn. 

1.5. Nghệ tươi

Nghệ là một trong những loại gia vị quen thuộc được sử dụng nhiều trong các món ăn của người Việt. Nghệ được biết đến với các công dụng làm đẹp, sáng da, trị thâm, trị mụn, v.v. Ngoài ra, thành phần chính của nghệ là curcumin có khả năng ngăn chặn sự biến đổi và phát triển của các tế bào ác tính bằng cách ức chế viêm.

Nghệ vừa là thực phẩm, gia vị vừa là dược liệu hữu ích cản trở sự hoạt động của vi khuẩn H.pylori có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày. Các nghiên cứu tại đại học Chicago cũng chứng minh được nghệ giúp kích hoạt chu trình apoptosis phá hủy các tế bào ung thư và gốc tự do. Vì vậy nếu bạn chưa biết ăn gì để diệt tế bào ung thư thì hãy thử ngay qua các sản phẩm từ nghệ tươi nhé!

1.6. Gừng 

Câu trả lời cho người ung thư nên ăn gì chính là gừng. Gừng thường được sử dụng với mục đích làm ấm người, giảm buồn nôn hiệu quả. Tuy nhiên, ít ai biết công dụng quan trọng khác của gừng là ngăn chặn và tự hủy các tế bào ung thư. Trong gừng có chứa nhiều apoptosis khiến các tế bào tự hủy mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Do đó, việc bổ sung thêm gừng vào các món ăn vừa làm tăng mùi vị vừa giúp bảo vệ sức khỏe trước các tác nhân gây bệnh ung thư. 

1.7. Quả mọng 

Hầu hết các loại quả mọng đều giàu chất dinh dưỡng thực vật, có tác dụng bảo vệ chống ung thư cực tốt. Một số loại quả mọng như mâm xôi đen, dâu tây, việt quất, v.v. đều chứa chất hóa học đặc biệt anthocyanin với tác dụng làm chậm sự lây lan của các tế bào tiền ung thư vú và các mạch máu nuôi dưỡng khối u. 

Các nghiên cứu khoa học cũng phát hiện ăn các loại hoa quả mọng còn làm giảm lượng cholesterol trong máu, khiến tinh thần được thoải mái, nhẹ nhàng và khắc phục tình trạng trầm cảm, u uất. Vì vậy, hãy bổ sung trái cây vào danh sách thực phẩm ăn gì để diệt tế bào ung thư. 

2. Người bệnh ung thư kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

Để xây dựng và thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, việc hiểu rõ các nhóm thực phẩm người bị ung thư nên ăn gì, ăn gì để diệt tế bào ung thư là chưa đủ. Bạn cần biết đâu là những thói quen và thực phẩm có hại để có thể phòng ngừa và hạn chế. Cùng tìm hiểu ngay top 6 những thực phẩm mà người ung thư kiêng ăn nhé.

Người bệnh ung thư kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

Người bệnh ung thư kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

2.1. Các chất kích thích 

Thói quen sử dụng nhiều các sản phẩm chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá, v.v. đều đem lại các tác hại nguy hiểm cho cơ thể. Uống rượu bia, cà phê, hút thuốc quá nhiều dẫn đến các tình trạng mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh, các vấn đề liên quan đến hô hấp, tiêu hóa, dạ dày, làm suy giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập sâu vào cơ thể. 

2.2. Thực phẩm nướng, chiên, xào 

Một số thực phẩm khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao trên 200 độ C sẽ bị biến đổi chất và tạo ra amin dị vòng có khả năng gây ung thư. Những thực phẩm chứa dầu hydro hóa, chất béo transfat nếu bị chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra hợp chất phụ là acrylamide. Đây được xem là một loại độc tố thần kinh mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và hệ sinh sản. Do đó, bạn nên hạn chế việc ăn uống những thực phẩm chiên, nướng, xào trong thời gian dài để bảo vệ sức khỏe của mình trước các nguy cơ ung thư.

2.3. Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp, cá hộp, v.v. đều chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho sức khỏe và lâu dần tạo môi trường thuận lợi cho bệnh ung thư hình thành. Lượng muối nitrit và nitrat có trong thực phẩm đóng hộp cũng là nguyên nhân dẫn đến một số loại bệnh ung thư, tiêu biểu là ung thư đại tràng.

2.4. Đường tinh chế

Đường tinh chế có nhiều trong các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, siro, v.v. Nếu sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường có thể thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của các tế bào ung thư ác tính. Tiêu thụ quá mức đường tinh chế còn làm tăng lượng insulin trong máu và gây ra một số tác hại như di căn khối u với các bệnh nhân ung thư vú. 

2.5 Chất béo bão hòa

Đối với bệnh nhân ung thư, việc ăn uống và hấp thu chất dinh dưỡng sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả phác đồ điều trị cũng như giữ cho bệnh nhân luôn khỏe mạnh để chống chọi với bệnh tật. Các chất béo bão hòa có trong một số loại thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích, nội tạng động vật, v.v. sẽ làm tăng áp lực cho cơ quan tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch, cản trở quá trình hấp thụ chất. Nếu tình hình kéo dài sẽ khiến thể trạng người bệnh giảm sút và suy kiệt nghiêm trọng.

2.6. Thịt đỏ

Trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê, v.v. chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như protein, sắt, kẽm, vitamin B12. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên không nên ăn quá 500gr thịt đỏ mỗi tuần vì trong các loại thịt đỏ có chứa sắt heme, đóng vai trò trong việc sản sinh các hợp chất gây hại cho tế bào và gây ung thư. 

Chúng ta có thể lựa chọn các nguồn thực phẩm khác để thay thế cho thịt đỏ như cá, thịt gia cầm, quả hạch, hạt ngũ cốc, v.v. để không làm thiếu hụt các chất cần thiết cho cơ thể.

3. Chế độ ăn khoa học cho người bệnh ung thư

Chế độ ăn cho người ung thư cần được xây dựng và thực hiện nghiêm túc để đảm bảo sức khỏe, mang lại tính hiệu quả cao cho quá trình điều trị. Nếu bạn đang chưa biết nên thiết kế một thói quen ăn uống lạnh mạnh và ăn gì để diệt tế bào ung thư thì hãy tham khảo ngay những lời khuyên hữu ích sau đây:

  • Người bệnh nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (8-10 bữa) để quá trình tiêu hóa diễn ra nhẹ nhàng hơn, giúp bệnh nhân ăn được nhiều và tránh cảm giác chán ăn, buồn nôn. 
  • Không sử dụng các thực phẩm bị cấm hoặc nên kiêng trong suốt quá trình tiếp nhận điều trị.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để không gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột, ngăn chặn sự xâm nhập của các tế bào ung thư. 
  • Uống nhiều nước để tăng cường khả năng thải độc, bài tiết, thanh lọc cho cơ thể. 
  • Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm chứa các chất bảo quản, phụ gia trong thức ăn của bệnh nhân ung thư.
Chế độ ăn cho người ung thư khoa học 

Chế độ ăn cho người ung thư khoa học

Trên đây là tổng hợp các kiến thức, chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu giúp bạn hiểu thêm về vấn đề ăn gì để diệt tế bào ung thư cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. IIMS Việt Nam luôn đồng hành cùng mọi gia đình Việt trên hành trình bảo vệ và chăm sóc bệnh nhân ung thư. 

4. Tầm soát ung thư hiệu quả tại IMS 

IMS là một trong những tập đoàn y tế tổng hợp và phúc lợi lớn nhất Nhật Bản với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung và tầm soát ung thư nói riêng. Nhờ có sự đầu tư về trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, ứng dụng thành công 2 phương pháp tầm soát ung thư có tỷ lệ chính xác cao Amino-Index và CANTECT, đã có rất nhiều khách hàng hài lòng với trải nghiệm khám sức khỏe cao cấp tại Nhật Bản. Với 5ml mẫu máu, bạn đã có thể được xét nghiệm hàng loạt các loại bệnh ung thư nguy hiểm hiện nay như ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, v.v. Việc phát hiện các dấu hiệu bệnh ngay từ sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị thành công ung thư. 

Mọi thắc mắc và liên hệ tư vấn khám – điều trị ung thư tại Nhật Bản chi tiết nhất: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914 

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *