Bệnh nhân ung thư trực tràng nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học sẽ gây ra những tác động xấu đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong bài viết này, IIMS-VNM chia sẻ thông tin tổng hợp về nhóm chất và thực phẩm giúp trả lời câu hỏi “người bệnh ung thư đại tràng nên ăn gì” để việc điều trị diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn.
Đọc ngay các bài viết liên quan:
Ung thư đại tràng có nguy cơ gây tử vong cao thứ 4 sau các loại ung thư phổi, dạ dày và gan. Tuy nhiên, nếu người bệnh được phát hiện kịp thời và có hiểu biết về việc ung thư đại tràng nên ăn gì kết hợp phác đồ điều trị thích hợp thì có tới 90% tỉ lệ chữa khỏi. Việc chuẩn bị một khẩu phần ăn đa dạng nhưng phải chú trọng đến sức khỏe là một điều cần thiết. Cùng điểm qua những thực phẩm mà ung thư đại tràng nên ăn:
Trong rau củ quả và trái cây tươi chứa nhiều chất xơ và carbohydrates đóng vai trò hỗ trợ tiêu hóa và sản sinh các năng lượng chính cho cơ thể. Các loại rau hay trái cây đều có nhiều phương pháp chế biến như kết hợp với các nguyên liệu khác, rau củ ép, sinh tố, v.v. nên người bệnh rất dễ ăn. Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin tự nhiên có trong loại thực phẩm này còn giúp cơ thể bài tiết các chất độc hại trong cơ thể, giảm thiểu các triệu chứng bệnh.
Ăn nhiều thực phẩm có chiết xuất từ sữa sẽ hấp thụ vitamin D, canxi và các probiotic cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng tiêu hóa cũng như giảm bớt các triệu chứng và ảnh hưởng của quá trình điều trị như mệt mỏi, uể oải. Không nhất thiết phải dùng sữa hoặc các thực phẩm liên quan trong bữa chính mà có thể giảm tải khẩu phần ăn bằng cách chia ra nhiều bữa phụ trong ngày.
Ngũ cốc là sự lựa chọn tối ưu nếu bạn chưa biết cho người bệnh ung thư đại tràng nên ăn gì hằng ngày. Thành phần dinh dưỡng có trong các loại ngũ cốc như yến mạch, quinoa, gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin và một số khoáng chất quan trọng cho cơ thể như sắt, magie, folate. Ngũ cốc không chỉ được khuyến khích trong chế độ ăn eat clean và thực dưỡng mà còn được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư đại tràng nhờ công dụng chống oxy hóa, giảm thiểu các căn bệnh nguy hại khác như tim mạch, tiểu đường, béo phì, v.v.
Bệnh nhân ung thư đại tràng khi tiếp nhận điều trị đều phải sử dụng nhiều loại thuốc, dẫn đến tình trạng nóng trong người, táo bón, mệt mỏi. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nhiều nước để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, đào thải các chất độc và cặn bã trong cơ thể, giảm các tác dụng phụ. Bạn có thể pha thêm vào nước lọc một ít chanh để dễ uống hơn.
Khoai lang là một trong những lựa chọn dành cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Các bác sĩ thường khuyến nghị trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại tràng nên bổ sung khoai lang vì đây được xem như một bài thuốc nhuận tràng tự nhiên. Trong khoai lang có nhiều chất xơ, tạo môi trường thuận lợi để phát triển các lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ chống oxy hóa và ức chế các hoạt động của tế bào ung thư ác tính.
Gừng có chứa gingerol giúp kháng viêm hiệu quả và tăng cường chống oxy hóa. Uống nước gừng thường xuyên vừa giữ ấm cho cơ thể, vừa giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu do triệu chứng của ung thư đại tràng mang lại. Ngoài ra, tỏi và hành cũng chứa các hoạt chất giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch và ngăn ngừa các biến chứng từ ung thư đường tiêu hóa.
Bên cạnh những thực phẩm mà ung thư đại tràng nên ăn gì thì cũng có những sản phẩm cần tránh cho người bệnh như:
Dù thịt đỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, protein, v.v. tốt cho sức khỏe nhưng lại không được khuyên dùng cho các bệnh nhân ung thư đại tràng. Nghiên cứu chỉ ra rằng ăn thịt đỏ như bò, cừu, dê v.v. khoảng 160gr/ngày hoặc quá 5 lần/tuần đều sẽ khiến tình trạng bệnh nhân chuyển biến xấu hơn. Do đó, người bệnh có thể thay thịt đỏ bằng thịt trắng hoặc hải sản.
Các sản phẩm dưa muối, cà muối, v.v. thường có mùi vị hấp dẫn, dễ ăn nhưng nếu quá trình chế biến không cẩn thận sẽ chứa nhiều muối nitrit. Khi chất này gặp chất amin bậc 2 có trong một số loại thực phẩm như cá, tôm sẽ bị biến đổi thành nitrosamin gây nguy cơ ung thư.
Để tiết kiệm thời gian và công sức nấu nướng, nhiều người có xu hướng đặt hoặc mua các món ăn chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp, lạp xưởng, thịt muối, v.v. Trong các sản phẩm này thường chứa lượng natri nitrit cao, gây ra các biến chứng cho bệnh ung thư đại tràng và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Khi thực phẩm chịu tác động dưới nhiệt độ cao dễ làm biến đổi chất, hình thành một số hoạt chất gây ung thư và nguy hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng gây ra bệnh béo phì, lâu dần sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư trực tràng.
Một số loại thuốc trong phác đồ điều trị bệnh ung thư trực tràng sẽ phản ứng với lượng caffeine và rượu thông thường.
Điểm chung giữa chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trực tràng và bệnh tiểu đường là ăn uống điều độ, bổ sung nhiều protein và tránh các thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, kẹo, món tráng miệng, v.v.
Ung thư đại tràng có thể khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, mất sức, lâu ngày dẫn đến suy kiệt và thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Vì vậy, ngoài quan tâm đến các phương pháp điều trị, thì người bệnh vẫn nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình để góp phần nâng cao sức khỏe, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị và hồi phục. Bệnh nhân có thể tham khảo tuân thủ chế độ ăn khoa học như sau:
Giải đáp thắc mắc ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì thì người bệnh nên sử dụng các loại hoa quả có màu đỏ, cam và vàng đậm như cam, dứa, dưa hấu, đu đủ, cà rốt, dâu tây, v.v. Cam giúp bệnh nhân ung thư đại tràng giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Dứa chứa 2 phần tử hợp nhất CCZ và CCS giúp kích thích hệ miễn dịch, ngăn chặn sự khởi phát của tế bào ung thư và hạn chế quá trình di căn. Bơ cũng là một loại hoa quả được bác sĩ gợi ý vì trong nó chứa nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể như vitamin B, K, E, C kali, v.v.
Chất xơ có trong các loại trái cây trên giúp cơ thể gia tăng hấp thụ axit folic, giảm pH có trong lòng đại tràng. Nhờ đó mà kích thích sản xuất các axit béo chuỗi ngắn cùng các yếu tố vi lượng giảm hiện tượng oxy hóa trong cơ thể.
Ung thư đại tràng giai đoạn cuối thường phát hiện khi đã quá muộn, các tế bào ung thư ác tính đã di căn sang các cơ quan lân cận. Do đó việc áp dụng các phương pháp điều trị không có tác dụng giải quyết khối u cụ thể mà chỉ kìm hãm tạm thời sự phát triển thêm của tế bào ung thư. Chế độ ăn uống của bệnh nhân giai đoạn này quan trọng nhất cần đảm bảo đủ chất, không quá kiêng khem mọi thứ và chỉ nên hạn chế các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên có đầy đủ thịt gà, rau củ, ngũ cốc để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Ngoài ra, có thể bồi bổ cơ thể bằng các thực phẩm từ sữa, trứng, tuy nhiên chỉ nên dùng liều lượng hợp lý, từ 1-2 cốc mỗi ngày.
Hi vọng bài viết trên đã mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn trong vấn đề bệnh ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì.
IIMS-VNM trực thuộc tập đoàn y tế IMS với hơn 130 bệnh viện và cơ sở y tế trên khắp Nhật Bản, luôn nỗ lực cống hiến vì sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê của tạp chí CEOWORLD 2021 dựa trên Chỉ số chăm sóc sức khỏe, Nhật Bản đứng thứ 5 trong top 10 quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên toàn cầu. Đặc biệt, trong nhiều năm liền, Nhật Bản luôn được đánh giá cao về hiệu quả điều trị ung thư, tăng cơ hội sống cho các bệnh nhân nhờ áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến như xạ trị ion nặng, liệu pháp tế bào miễn dịch, v.v.
Mọi thắc mắc và liên hệ tư vấn thêm về điều trị ung thư tại Nhật Bản qua:
Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam
Hotline: 024 3944 0914
Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Email: info@iims-vnm.com
Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official
Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM.