Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Sức Khỏe?

Tin mới 07/04/2022 16:36:03. Views: 3,789.

Bệnh nhân ung thư dạ dày thường rất nhạy cảm trong việc tiêu hóa thức ăn, do đó, người bệnh cần có một chế độ ăn khoa học với các thực phẩm cần ăn và hạn chế. Hiểu được nhu cầu và thắc mắc của mọi người xung quanh vấn đề ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì, IIMS-VNM sẽ giúp bạn xây dựng một khẩu phần ăn dinh dưỡng và phù hợp nhất. Mời các bạn cùng đón đọc bài viết sau đây. 

Các bài viết khác cùng chủ đề:

1. Người mắc bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì?

Điều trị ung thư dạ dày là một hành trình dài trong việc kết hợp phác đồ điều trị và phương pháp thực dưỡng, xây dựng chế độ ăn khỏe mạnh. Do đó, để đảm bảo sức khỏe luôn trong trạng thái tích cực và tràn đầy năng lượng, chúng ta nên nắm rõ “ung thư dạ dày nên ăn gì” để tốt cho sức khỏe.

Người mắc bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì?

Người mắc bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì?

1.1. Thực phẩm giàu chất protein

Protein đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch con người, làm cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn và khỏe mạnh hơn. Vì vậy, trong chế độ ăn của người bệnh ung thư dạ dày cần có các thực phẩm giàu protein như sữa, phomai, thịt gà, cá, các loại ngũ cốc, đậu nành, v.v.

1.2. Đậu nành và các thực phẩm chiết xuất từ đậu nành

Đậu nành chứa nhiều isoflavone có tác dụng cản trở sự hoạt động và tăng trưởng của vi khuẩn HP. Nhờ đó, ngăn ngừa tác nhân gây ra viêm loét dạ dày và dẫn đến ung thư dạ dày. Trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể bổ sung thêm các sản phẩm từ đậu nành hoặc đậu phụ để phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh. 

Tuy nhiên, người bệnh ung thư dạ dày không nên tiếp xúc nhiều với các món ăn chiên, xào, rán, hãy thay bằng các phương thức chế biến tinh giản khác như hầm, luộc, hấp, v.v.

1.3. Các loại nấm 

Trong nấm có chứa nhiều hoạt chất như polysaccharide có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính. Các loại nấm như kim châm, nấm hương, nấm mèo, v.v. đều chứa nhiều selen, vitamin và dưỡng chất hỗ trợ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho người bệnh. Vì vậy, một trong số món ăn bênh nhân ung thư dạ dày nên ăn là các loại nấm kể trên.

1.4. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp cơ thể có đủ chất lỏng để tham gia quá trình bài tiết, thải độc và hỗ trợ tiêu hóa cho cơ thể. Đặc biệt, với người bệnh ung thư dạ dày, uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ ngăn ngừa tình trạng mất nước. 

1.5. Nghệ vàng 

Nghệ là một trong những gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài ưu điểm dễ kiếm, giá thành rẻ, nghệ còn được xem như một bài thuốc dân gian hỗ trợ tốt cho việc điều trị ung thư dạ dày. Hoạt chất chính có trong nghệ là Curcumin, có tác dụng chống ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Các nghiên cứu tại Đại học Chicago cũng cho thấy curcumin có khả năng ức chế vi khuẩn H.pylori – tác nhân gây bệnh ung thư dạ dày và kích hoạt chu trình apoptosis giúp tự hủy tế bào ung thư và tiêu diệt các gốc tự do. 

1.6. Tỏi 

Allicin là một chất hóa học có nhiều trong tỏi và các loại thực vật khác thuộc họ Allium. Các chuyên gia nhận định allicin có hoạt tính ức chế H. pylori, giảm các tác hại viêm loét dạ dày ở người bệnh. Chúng ta có thể bổ sung tỏi vào nhóm các thực phẩm người bệnh ung thư dạ dày nên ăn.

2. Bệnh nhân ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên quan tâm việc ung thư dạ dày kiêng ăn gì để tránh làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày nhiều hơn.

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?

2.1. Các chất kích thích 

Caffeine và chất kích thích có trong rượu bia, thuốc lá, café, v.v. đều là những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm có chứa chất kích thích. 

Rượu là một trong những tác nhân gây ra tình trạng mất nước, suy giảm hệ miễn dịch và hạn chế quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Sử dụng quá nhiều caffeine cũng dẫn đến tình trạng mất nước như trên. 

2.2. Thực phẩm lên men, muối chua

Người bệnh ung thư dạ dày tuyệt đối hạn chế các thực phẩm được chế biến theo phương pháp muối chua, lên men như dưa muối, cải chua, thịt ngâm, v.v. Khi cơ thể dung nạp các loại thực phẩm này sẽ tạo môi trường tốt để tế bào ung thư phát triển. Ngoài ra, bệnh nhân cũng tránh xa các loại hoa quả chứa nhiều axit như chanh, cam, bưởi, dâu tây, v.v.

2.3. Thực phẩm giàu chất xơ khó hòa tan

Không phải chất xơ nào cũng tốt cho cơ thể và được khuyến khích cho người bệnh ung thư dạ dày. Trong các loại hoa quả, rau củ chứa nhiều chất xơ không hòa tan sẽ gây áp lực cho quá trình tiêu hóa, buộc dạ dày phải hoạt động liên tục để co bóp và làm gãy các liên kết bên trong. Thông thường chất xơ khó hòa tan thường có trong các loại thực phẩm cứng như ngũ cốc nguyên hạt, hạt chứa vỏ.

2.4. Thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường

Trong các loại đồ hộp hoặc thức ăn chế biến sẵn sẽ có hàm lượng đường rất cao mà người bệnh ung thư dạ dày cần kiêng khem. Một số loại rau quả như giá đỗ, cần tây, măng tây, tỏi tây, súp lơ, v.v. có chứa lượng đường khó tiêu hóa. Ngoài ra, những loại trái cây như nho, anh đào, lê, mận, chà là, v.v. cũng có hàm lượng fructose cao nếu tiêu thụ quá mức có thể gây ra các vấn đề khí ở đường ruột. Đặc biệt, người bệnh cũng nên tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều đường đơn như kẹo, bánh ngọt, socola, bánh quy, v.v.

2.5. Đồ chiên, xào, nướng

Khi thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao thông qua các phương pháp chế biến chiên, xào, rán, nướng có thể bị biến đổi chất, gây ra tình trạng ung thư dạ dày và làm diễn biến bệnh thêm nặng hơn. 

3. Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Trong suốt quá trình điều trị phục hồi sức khỏe, người bệnh ung thư dạ dày cần tuân thủ các lời khuyên từ bác sĩ cũng như thực hiện nghiêm túc một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học để hỗ trợ tốt nhất cho việc chữa trị và đem lại những kết quả tích cực nhất. Một số lưu ý về thói quen ăn uống cho người bệnh như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn từ 8-10 bữa trong ngày, sắp xếp các bữa phụ với đa dạng các nhóm chất để kích thích sự thèm ăn cho người bệnh, tránh cảm giác buồn nôn và chán ăn.
  • Dùng thức ăn nguội và lạnh 
  • Không sử dụng các thực phẩm cứng, khó tiêu hóa, chưa chế biến kỹ
  • Chế biến thức ăn bằng các phương pháp tinh giản như luộc, hầm, hấp, xay nhuyễn, v.v. để giữ tối đa chất dinh dưỡng và hạn chế sự biến đổi chất 
  • Tránh các gia vị gây kích ứng dạ dày như ớt, tiêu, v.v.
  • Vệ sinh rau củ quả và trái cây bằng ozone trước khi sử dụng
  • Tuyệt đối không dùng các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia trong khẩu phần ăn của người bệnh.
Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Ung thư dạ dày nên ăn hoa quả gì?

Một số loại hoa quả dễ ăn và tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư dạ dày như sau:

  • Nho: chất thực vật resveratrol trong nho có thể giúp cơ thể chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ các tế bào khỏi các ảnh hưởng từ bệnh ung thư. Đây cũng là một trong những chất được dùng để ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính. 
  • Cà chua: lycopene được tìm thấy nhiều trong các loại hoa quả màu đỏ có công dụng ngăn chặn sự tấn công của các tế bào ung thư nội mạc tử cung, hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư phổi và tuyến tiền liệt.
  • Mãng cầu: là một loại trái cây nhiệt đới có chứa các phytonutrients và chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính, bao gồm ung thư dạ dày. 
  • Chuối: cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như kali, canxi, sắt, magie giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chuối là loại trái cây mềm, dễ tiêu hóa nên với các bệnh nhân có vấn đề về dạ dày có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. 
  • Bơ: tác dụng làm lành các vết thương do viêm loét dạ dày, tổn thương niêm mạc. Với bệnh nhân ung thư dạ dày thì trong bơ còn có nhiều chất xơ, kali lành tính rất thích hợp để tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. 

4.2. Ung thư dạ dày có ăn được yến không?

Trong yến sào có chứa tới 45-55% hàm lượng protein, 18 loại axit amin trong đó có aspartic acid, proline đóng vai trò tái tạo tế bào cơ, mô và da. Bên cạnh đó còn có cystein, phenylalanine giúp tăng khả năng hấp thụ vitamin D, phục hồi cơ thể nhanh chóng. Với những công dụng tuyệt vời này mà tổ yến cũng được khuyến khích sử dụng cho các bệnh nhân ung thư dạ dày. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên sử dụng trong liều lượng phù hợp và có sự tham khảo, đồng ý từ bác sĩ phụ trách điều trị.  

Ung thư dạ dày có ăn được yến không?

Ung thư dạ dày có ăn được yến không?

4.3. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Canada đã chỉ ra những vấn đề mà bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường gặp phải là các tế bào, tuyến và hệ thống thần kinh dạ dày bị suy giảm chức năng, các cơ quan thực quản và cơ thắt hậu môn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó cũng là lý do mà những người giai đoạn cuối sẽ cảm thấy chán ăn và dần trở nên suy kiệt, không thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Vậy bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì để cải thiện vị giác? Người nhà có thể khuyến khích người bệnh sử dụng các thực phẩm như:

  • Thức ăn mềm, dễ ăn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo, sinh tố, v.v.
  • Ăn thực phẩm đã được nấu chín, giàu vitamin và các khoáng chất có lợi có trong cá, thịt, trứng, sữa
  • Không được ăn mặn và các thực phẩm có gia vị cay nóng gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. 

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ những thông tin về chế độ dinh dưỡng, giải đáp các vấn đề bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì cùng những câu hỏi liên quan khác. Mong rằng, IIMS-VNM đã giúp bạn có được một khẩu phần ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe và nâng cao kết quả điều trị ung thư dạ dày hơn.

5. Điều trị ung thư dạ dày tại Nhật Bản – Hỗ trợ tư vấn bởi IIMS-VNM

Tập đoàn y tế IMS Nhật Bản với hơn 130 bệnh viện, cơ sở y tế trên toàn quốc cung cấp đa dạng các gói khám chữa bệnh ung thư tại Nhật. Bao gồm các gói khám cơ bản và nâng cao cho bệnh nhân có nhiều sự lựa chọn thích hợp nhất. Nhật Bản nằm trong top quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới, tỉ lệ sống sót sau 5 năm điều trị ung thư tương đối khả quan. Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ và chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám – điều trị ung thư có thể phát hiện, chẩn đoán chính xác ở giai đoạn sớm, điều trị ung thư dạ dày tốt nhất bằng các phương pháp tiên tiến như xạ trị ion nặng, liệu pháp tế bào miễn dịch, v.v. mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.

Mọi thắc mắc và liên hệ tư vấn khám chữa trị ung thư tại Nhật Bản qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam

Hotline: 024 3944 0914 

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ