Người Bệnh Ung Thư Vòm Họng Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Sức Khỏe?

Tin mới 07/04/2022 16:45:56. Views: 3,244.

Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính thường không có triệu chứng rõ ràng khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Đây cũng là loại ung thư nằm trong 4 các loại ung thư thường gặp hàng đầu. Ngoài việc lên phương án điều trị kịp thời thì người bệnh cũng cần tập trung vào một chế độ dinh dưỡng thích hợp để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch để cơ thể đủ sức chống chọi với bệnh tật. Dưới đây là một số lời khuyên bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng ăn gì mà bạn nên tham khảo.

Các bài viết khác cùng chủ đề:

1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị và phục hồi bệnh ung thư 

Suy dinh dưỡng ở người mắc bệnh ung thư là một dấu hiệu vô cùng nguy hiểm và làm tăng nguy cơ tử vong, giảm hiệu quả trong việc điều trị. Theo thống kê, mỗi năm tại Việt nam có khoảng 115.000 bệnh nhân qua đời vì ung thư, trong đó có tận 30% nguyên nhân là do bị suy kiệt sức khỏe và có hơn 80% người bệnh gặp tình trạng sụt cân. 

Nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư đã chỉ ra rằng nếu có một chế độ ăn uống phù hợp sẽ làm giảm các tác dụng phụ và ảnh hưởng trong quá trình điều trị, tăng khả năng hồi phục nhanh chóng hơn. Người mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng đều cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất là đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất ở liều lượng cân đối và phù hợp với từng giai đoạn mắc bệnh.

Bệnh nhân ung thư vòm họng còn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc ăn uống và thường xảy ra các triệu chứng buồn nôn, táo bón, tiêu chạy, viêm họng, v.v. làm giảm mất cảm giác ngon miệng và hứng thú ăn uống. Do đó, việc hiểu rõ ung thư vòm họng nên ăn gì sẽ giúp người bệnh hạn chế những tình trạng này.

Ung thư vòm họng nên ăn gì để có một sức khỏe thật tốt?

Ung thư vòm họng nên ăn gì để có một sức khỏe thật tốt?

2. Những thực phẩm người bệnh ung thư vòm họng nên ăn

Người bệnh ung thư cần có những lưu ý cũng như chế độ dinh dưỡng khác biệt so với người bình thường. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp bạn không còn lo lắng về việc cho người bệnh ung thư vòm họng nên ăn gì nữa.

2.1. Trà xanh 

Các nghiên cứu chứng minh rằng trong trà xanh có chứa EGCG, một hợp chất chống oxy hóa và giàu Catechin – chất ức chế khối u rất có lợi cho người bị ung thư vòm họng. Người bệnh có thể uống hai cốc nước trà xanh mỗi ngày để tinh thần thoải mái, phấn chấn và tỉnh táo hơn.

2.2. Nghệ

Hàm lượng curcumin có rất nhiều trong nghệ tươi có vai trò chống lại quá trình oxy hóa trong cơ thể, tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính và ngăn chặn sự di căn, phát triển của khối u. Nếu bạn không thể dùng trực tiếp nghệ tươi thì có thể thay thế bằng bột nghệ, tinh bột nghệ, bột cà ri đều mang lại những hiệu quả tương đương.

2.3. Hành và tỏi 

Hành và tỏi là hai loại gia vị rất quen thuộc trong chế độ ăn hằng ngày của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết 2 loại củ này còn được dùng như bài thuốc dân gian để ngăn ngừa và chữa trị nhiều loại bệnh như viêm họng, viêm xoang, trị ho, viêm amidan, v.v. đặc biệt là các triệu chứng của ung thư vòm họng. Allyl sulphur và flavonoid có trong hành, tỏi đều là hoạt chất chống oxy hóa hiệu quả, góp phần ngăn chặn và ức chế sự phát triển của khối u. Như vậy, tỏi và hành là hai thực phẩm tốt giúp bạn giải quyết được thắc mắc ung thư vòm họng nên ăn gì.

2.4. Khoai lang 

Nghiên cứu của sở phòng ngừa ung thư Nhật Bản đã chỉ ra danh sách 20 loại rau củ có khả năng ức chế tế bào ung thư tốt nhất, trong đó củ khoai lang đứng đầu. Thành phần trong khoai lang có chứa rất nhiều chất có khả năng ức chế các khối u và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư được gọi là Glycolipid. Ngoài ra, các chất như Dehydro deoxycholic acid có vai trò tiêu diệt ung thư, hồi phục hiệu quả hệ thống miễn dịch đã suy giảm. Người bệnh ung thư vòm họng có thể sử dụng cả khoai lang sống và khoai lang đã chế biến chín. 

2.5. Nho

Theo các lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng, nếu người bình thường sử dụng rượu vang nho theo liều lượng phù hợp sẽ giúp phòng tránh bệnh ung thư vòm họng rất hiệu quả. Còn đối với các bệnh nhân đã mắc bệnh thì bổ sung nhiều nho sẽ phòng ngừa các khả năng đột biến của tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư nhờ có hoạt chất resveratrol. 

2.6. Cà rốt 

Cà rốt không chỉ giàu vitamin A tốt cho mắt mà thành phần bên trong còn chứa nhiều axit folic có tác dụng phòng chống bệnh ung thư vòm họng cực tốt. Ngoài ra, cà rốt còn là thực phẩm được khuyến nghị có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm thiểu sự phát triển của tế bào ung thư và tiền ung thư. 

Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì là tốt nhất?

Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì là tốt nhất?

3. Bệnh nhân ung thư vòm họng kiêng ăn gì?

Bên cạnh đó, có một số lưu ý bệnh nhân ung thư vòm họng kiêng ăn gì để không làm tình trạng bệnh thêm trở nặng:

3.1. Thực phẩm chưa nấu chín

Ung thư vòm họng khiến cho sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể giảm sút trầm trọng. Đây cũng là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập, tấn công, gây ra các nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, bệnh nhân ung thư không nên sử dụng các thực phẩm sống, tái và chưa chế biến cẩn thận như: gỏi tái, thịt tái, nem chua, đồ sống, v.v.

3.2. Gia vị cay nóng 

Khi mắc bệnh ung thư vòm họng, cổ họng của người bệnh sẽ rất dễ tổn thương bởi các loại gia vị cay nồng như tiêu, gừng, ớt, v.v. Do đó, trong quá trình chế biến thực phẩm hãy hạn chế nêm nếm các loại gia vị này vào món ăn. Điều này sẽ góp phần giúp bạn có một bữa ăn nhẹ nhàng, tránh các cơn đau rát, khó chịu trong vòm họng và dạ dày. 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiêng các loại đồ uống, thức ăn quá nóng hoặc lạnh vì sẽ khiến cổ họng bị viêm loét và sưng bỏng nặng hơn.

3.3. Đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn 

Trong các loại đồ đóng hộp và thực phẩm ăn nhanh có chứa rất nhiều nitrosamine, đây là hợp chất hóa học làm tăng nguy cơ ung thư. Việc giảm thiểu sử dụng các thực phẩm chứa nitrosamine sẽ hạn chế tình trạng ung thư vòm họng tiến triển nặng hơn.

3.4. Thực phẩm lên men

Các loại thức ăn như dưa muối, cải muối chua, v.v. thường có mùi vị kích thích và rất ngon miệng. Tuy nhiên, bên trong các thực phẩm được chế biến theo phương pháp lên men có nhiều axit có thể làm tổn thương niêm mạc vùng hầu họng dẫn đến các cơn đau rát xuất hiện nhiều hơn. 

Ngoài ra, cũng cần kiêng các loại hoa quả chứa nhiều axit như cam, chanh, v.v. đều không tốt cho sức khỏe bệnh nhân ung thư vòm họng. 

3.5. Đồ uống có gas, có cồn 

Nước ngọt có gas hay rượu bia và các chất kích thích khác đều không được khuyến khích cho mọi người, đặc biệt là người bệnh ung thư vòm họng. Các hoạt chất hóa học có trong các sản phẩm này có thể làm cản trở tác dụng của phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, chúng còn khiến tình trạng tổn thương ở niêm mạc họng trở nên tồi tệ hơn, khiến bệnh nhân chịu nhiều sự đau đớn, viêm nhiễm và khó chịu. 

Nếu bạn đang có thói quen hút thuốc lá thì nên từ bỏ càng sớm càng tốt. Thuốc lá không chỉ có hại vòm họng, làm tăng nguy cơ gây tổn thương cho niêm mạc vùng miệng, viêm loét hầu họng mà còn ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. 

3.6. Thịt đỏ

Thịt đỏ như bò, cừu, dê, v.v. có chứa nhiều đạm, sắt và canxi không tốt cho sức khỏe người bị ung thư vòm họng nếu sử dụng quá nhiều. Theo lời khuyên của bác sĩ, mọi người không nên dùng quá 500gr thịt/tuần để tránh tình trạng ung thư diễn biến nặng hơn. 

3.7. Thực phẩm nhiều muối và đường 

Ăn mặn không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về huyết áp cao, tim mạch mà còn dẫn đến nguy cơ mất canxi gây loãng xương. Việc sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều muối đều làm ảnh hưởng xấu đến thận và tình trạng bệnh ung thư vòm họng. 

Trong các thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm nồng độ Insulin trong máu tăng cao, khiến cho các tế bào ung thư được phát triển và di căn nhanh chóng hơn. Do đó, trả lời cho câu hỏi “ung thư vòm họng kiêng ăn gì” là cần hạn chế các thực phẩm nhiều muối và đường như: cơm, bánh mì, thực phẩm chế biến từ tinh bột, v.v.

Bệnh nhân ung thư vòm họng kiêng ăn gì?

Bệnh nhân ung thư vòm họng kiêng ăn gì?

4. Những lưu ý trong chế độ sinh hoạt cho một sức khỏe tốt

Ung thư vòm họng khiến khả năng ăn uống của người bệnh gặp nhiều hạn chế và bất tiện. Chúng ta có thể cải thiện các tình trạng và triệu chứng bệnh thông qua một số lưu ý quan trọng trong việc ung thư vòm họng nên ăn gì và chế độ sinh hoạt như:

  • Các khối u ở từng giai đoạn trong ung thư vòm họng có thể khiến cổ bị sưng tấy và khó nuốt thức ăn. Để giảm thiểu tình trạng này, hãy nên ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, thực phẩm đã xay nhuyễn, cắt nhỏ.
  • Người bệnh không nên sử dụng thực phẩm sống nên đối với các loại rau củ quả có thể tiến hành luộc, hấp sơ để vừa đảm bảo giữ được tối đa chất dinh dưỡng vừa giúp cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa. Một số loại trái cây có thể dùng làm nước ép nhưng hạn chế thêm đường.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành 5-6 bữa để người bệnh không quá ngán, ăn được nhiều hơn và giảm áp lực tiêu hóa.
  • Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình điều trị. 
Những lưu ý trong chế độ sinh hoạt cho một sức khỏe tốt.

Những lưu ý trong chế độ sinh hoạt cho một sức khỏe tốt.

Hy vọng những chia sẻ về kiến thức dinh dưỡng trên đây đã giúp bạn biết được người bệnh ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng ăn gì để có một sức khỏe tốt và thói quen sống lành mạnh hơn. 

5. Điều trị ung thư vòm họng ở Nhật Bản với IIMS Việt Nam

IIMS Việt Nam luôn cố gắng mang lại những thông tin hữu ích vì cuộc sống khỏe mạnh cho cộng đồng. Nhật Bản đang là một trong những quốc gia tiên phong ứng dụng các hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại vào điều trị ung thư cho bệnh nhân. Ngoài ra, nhờ các phương pháp điều trị ung thư bằng xạ trị ion nặng, liệu pháp tế bào miễn dịch tiên tiến, Nhật Bản có tỷ lệ người ung thư sống sót sau 5 năm cao nhất trên thế giới.

Không chỉ nổi tiếng với hệ thống y tế phát triển hàng đầu thế giới, các chi phí khám điều trị ung thư vòm họng tại đây cũng cạnh tranh cao với các nước phát triển. Lựa chọn Nhật Bản là điểm đến khám chữa bệnh ung thư, người bệnh sẽ tiết kiệm hơn 30-50% chi phí so với các nước Anh, Mỹ, Đức, v.v. mà vẫn đảm bảo được chất lượng và hiệu quả điều trị. 

Mọi thắc mắc và liên hệ tư vấn khám – điều trị ung thư tại Nhật Bản chi tiết qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914 

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *