Hướng dẫn 3 cách kiểm tra ung thư tinh hoàn CHÍNH XÁC

Tin mới 14/10/2024 10:10:53. Views: 5,475.

Ung thư tinh hoàn là một loại ung thư tương đối ít gặp, chỉ chiếm khoảng 1% ung thư ở nam giới, 5% ung thư đường sinh dục – tiết niệu. Bệnh có tiên lượng tốt và khả năng điều trị thành công cao hơn nhiều so với các loại ung thư khác. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh có thể lên tới 90%. Hãy cùng IIMS-VNM tìm hiểu 3 cách kiểm tra ung thư tinh hoàn ngay nhé.

Đọc thêm các bài viết khác cũng chủ đề:

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là một loại ung thư ít phổ biến ở nam giới

1. Dấu hiệu ung thư tinh hoàn

Tinh hoàn là một bộ phận nằm trong hệ thống cơ quan sinh dục của nam giới, có chức năng sản xuất và dự trữ tinh trùng. Ngoài ra, đây cũng là nơi sản xuất 95% hormone sinh dục của phái mạnh – testosterone. Mỗi nam giới có 2 tinh hoàn trái và phải, nằm trong một túi nhỏ dưới dương vật gọi là bìu.

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cứ 250 người thì sẽ có 1 người bị ung thư tinh hoàn và tỷ lệ tử vong do căn bệnh này là khoảng 1/5000. Bệnh phần lớn gặp ở nam giới độ tuổi từ 15 đến 40. Những dấu hiệu của ung thư tinh hoàn thường gặp là:

  • Thay đổi bất thường về kích thước 

Các khối u thường bắt đầu xuất hiện ở một bên tinh hoàn. Khi khối u còn nhỏ có thể không gây nên sự khác biệt giữa 2 bên tinh hoàn. Tuy nhiên, theo thời gian, khi khối u phát triển, bạn sẽ thấy bên tinh hoàn bị bệnh có kích thước lớn hơn so với bên còn lại. Người bệnh có thể cảm thấy một bên bìu to ra, nặng nề và hơi vướng. Ngoài ra khi dùng tay thăm khám, một số trường hợp có thể thấy rõ một vùng tinh hoàn bị sưng lên bất thường.

  • Đau và khó chịu

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư tinh hoàn có thể không đau hoặc chỉ cảm thấy đau âm ỉ, khu trú ở vùng bẹn bìu, bụng dưới. Cảm giác căng tức khó chịu, nặng nề hoặc xệ xuống ở bên tinh hoàn có khối u.

Khi khối u phát triển, kích thước lớn hơn, lan rộng hoặc chèn ép và các dây thần kinh liên quan, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau lan rộng hơn đến các vùng khác như bụng, lưng, chi dưới, v.v.

  • Nhiễm trùng

Ung thư tinh hoàn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm trùng mào tinh hoàn. Khi đó sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ dịch trong bìu gây sưng đau, căng tức khó chịu.

  • Triệu chứng toàn thân

Giai đoạn đầu, khối u có thể chỉ gây ra những biểu hiện tại tinh hoàn. Nhưng khi bệnh chuyển sang giai đoạn tiến triển, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Khó thở, đau ngực, ho thậm chí ho ra máu.
  • Đau lưng dưới.
  • Ngực mềm hoặc phát triển bất thường (cường tuyến vú nam).
  • Sưng một hoặc cả hai bên chân do cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch lớn.

2. 3 bước dễ dàng để kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà

Dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn khá mờ nhạt, vì vậy rất khó phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu. Các chuyên gia khuyến cáo, nam giới nên thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn 1 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường. Có 3 bước đơn giản bạn có thể thực hiện kiểm tra tại nhà như sau:

Cách tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà

Cách tự kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà

Bước 1: Đứng hai chân rộng bằng vai.

Bước 2: Dùng tay trái cầm nhẹ phần trên của bìu, ngón tay cái ở trên, ngón giữa và ngón trỏ ở dưới.

Bước 3: Dùng tay phải, lướt nhẹ ngón tay dọc theo hai bên “viên bi”, từ trên xuống dưới, hai mặt trước và sau. Khi kiểm tra “viên bi”, hãy chú ý xem có bất thường như khối dày cứng hoặc u cục nhỏ, so sánh hai bên để phát hiện sự khác biệt, và lưu ý cảm giác đau hay khó chịu.

3. 3 cách kiểm tra ung thư tinh hoàn tại bệnh viện

Bạn nên tới gặp bác sĩ ngay nếu khi tự kiểm tra phát hiện thấy u cục hay bất kỳ sự thay đổi nào về kích thước, màu sắc của tinh hoàn.

3.1. Khám lâm sàng

Khi tới bệnh viện, đầu tiên bác sĩ sẽ lấy thông tin bệnh nhân như tên, tuổi, triệu chứng, tiền sử bệnh của cá nhân, gia đình, v.v. và thực hiện các thăm khám lâm sàng cần thiết để có chẩn đoán sơ bộ ban đầu. Dựa trên kết quả đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn.

3.2. Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm

Siêu âm thường là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện nếu bác sĩ cho rằng bạn có thể bị ung thư tinh hoàn. Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh cao tần giúp tạo ra hình ảnh của bìu và tinh hoàn. Để thực hiện siêu âm, bạn cần phải nằm ngửa và dang rộng 2 chân. Bác sĩ sẽ bôi gel và bìu của bạn để giúp quan sát hình ảnh rõ ràng hơn.

Siêu âm giúp xác định được vị trí cũng như bản chất của khối u (khối u là rắn hay chứa đầy chất lỏng).

Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, an toàn. Chi phí thấp.

Nhược điểm: Với khối u có kích thước nhỏ, siêu âm có thể không phát hiện được.

Siêu âm xét nghiệm kiểm tra ung thư tinh hoàn

Siêu âm là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện để chẩn đoán ung thư tinh hoàn

  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác sử dụng tia X (X quang thường, chụp cắt lớp vi tính – CT); từ trường và sóng radio (chụp MRI) hay chất phóng xạ (chụp PET, xạ hình xương) để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể bạn. Các xét nghiệm hình ảnh này có thể được thực hiện sau khi bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tinh hoàn nhằm:

  • Xác định giai đoạn ung thư, đánh giá tình trạng di căn của ung thư tới các bộ phận khác.
  • Đánh giá hiệu quả điều trị.
  • Đánh giá khả năng tái phát của ung thư sau điều trị.

3.3. Xét nghiệm máu

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu để xác định chất chỉ điểm ung thư giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn. Hầu hết các chất chỉ điểm ung thư là những chất bình thường vẫn có trong máu của bạn, nhưng thường nồng độ của chúng sẽ tăng lên trong một số bệnh, trong đó có ung thư tinh hoàn. Nồng độ cao của chất chỉ điểm ung thư trong máu không có nghĩa chắc chắn bạn bị ung thư, nhưng nó giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán. Các chất chỉ điểm được sử dụng trong chẩn đoán ung thư tinh hoàn bao gồm: AFP (alpha fetoprotein), HCG (human chorionic gonadotropin), enzyme LDH (lactate dehydrogenase).

Xét nghiệm máu kiểm tra ung thư tinh hoàn

Xét nghiệm máu là 1 phương pháp giúp chẩn đoán ung thư tinh hoàn

Ưu điểm: Nhanh chóng, tiện lợi, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

      Có thể giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán.

Nhược điểm: Độ nhạy và độ đặc hiệu không cao, cần phải phối hợp với các phương pháp khác để có chẩn đoán chính xác.

4. Lưu ý khi kiểm tra ung thư tinh hoàn

Một số lưu ý khi kiểm tra ung thư tinh hoàn cho bạn:

  • Lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có tay nghề, giàu kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực ung bướu để thực hiện kiểm tra ung thư tinh hoàn.
  • Hãy trình bày thật rõ ràng và chính xác những triệu chứng bạn gặp phải, những dấu hiệu bạn phát hiện được khi tự kiểm tra tinh hoàn của mình.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về những ảnh hưởng của việc tầm soát cũng như điều trị ung thư tinh hoàn tới khả năng sinh sản của bạn.
  • Nếu kết quả kiểm tra âm tính, bạn vẫn nên thực hiện tự kiểm tra “viên bi” 1 tháng 1 lần và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Lưu ý khi kiểm tra ung thư tinh hoàn

Hãy trình bày thật rõ ràng và chính xác các triệu chứng của bạn cho bác sĩ

5. Kiểm tra ung thư tinh hoàn tại Nhật Bản

Ung thư tinh hoàn nếu không được phát hiện sớm có thể phát triển, di căn tới các bộ phận khác khiến cho việc điều trị gặp khó khăn hơn. Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh gây ra những đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, làm giảm chất lượng cuộc sống của nam giới.

Nhật Bản hiện là quốc gia đạt được nhiều thành tựu trong điều trị ung thư. Tỷ lệ sống sau 5 năm điều trị ung thư tinh hoàn ở Nhật: UT giai đoạn 1: 95 – 100%, UT giai đoạn 2: 80 – 95%, UT giai đoạn 3: 70 – 90%. Nếu bạn có mong muốn kiểm tra ung thư nói chung cũng như ung thư tinh hoàn nói riêng tại Nhật nhưng chưa biết nên lựa chọn cơ sở y tế nào, bạn có thể cân nhắc tới Tập đoàn IMS Nhật Bản – Tập đoàn y tế lớn thứ 2 tại Nhật. Với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, Tập đoàn IMS Nhật Bản sở hữu hơn 140 cơ sở y tế trải khắp đất nước cùng đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia y tế hàng đầu.

Bệnh viện đa khoa Trung ương Shinmatsudo là một trong những bệnh viện trực thuộc Tập đoàn IMS Nhật Bản. Shinmatsudo là  bệnh viện lớn có quy mô hơn 300 giường bệnh. Bệnh viện này được xem là một trong những cơ sở có tiếng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tại Nhật Bản.

Đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tay nghề và giàu kinh nghiệm. Các trang thiết bị hiện đại có thể kể đến ở bệnh viện như robot hỗ trợ phẫu thuật Da Vinci, điện não đồ kỹ thuật số, MRI 1,5T, thiết bị chẩn đoán siêu âm v.v.

Bệnh viện đa khoa Trung ương Shinmatsudo

Bệnh viện đa khoa Trung ương Shinmatsudo

Trong thời điểm dịch covid đang bùng phát như hiện nay, việc di chuyển qua lại giữa các quốc gia có thể sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng, hãy để IIMS-VNM giúp bạn. Không phải mất nhiều thời gian và chi phí cho việc di chuyển, đặt vé máy bay, phòng khách sạn, làm thủ tục xuất nhập cảnh, v.v. bạn vẫn có thể lắng nghe ý kiến tư vấn của các chuyên gia uy tín của các bệnh viện Nhật Bản ngay tại Việt Nam thông qua dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2 của IIMS-VNM.

Sử dụng dịch vụ ý kiến y tế thứ 2 của IIMS-VNM, bạn sẽ được kết nối, lắng nghe tư vấn của các chuyên gia y tế đầu ngành tại một trong những tập đoàn y tế hàng đầu Nhật Bản thông qua hình thức trực tuyến hoặc nhân viên của tập đoàn IMS tại Nhật sẽ đại diện bệnh nhân đi nghe ý kiến y tế thứ 2 tại bệnh viện Nhật Bản. Điều này giúp bệnh nhân có thể an tâm về phác đồ đang điều trị, tiếp cận được với các phương pháp mới, hiện đại của nền y học tiên tiến trên thế giới đồng thời tiết kiệm được chi phí và công sức.

Xem thêm: [Khám ung thư tinh hoàn ở đâu] Danh sách 9+ bệnh viện UY TÍN nhất

Mọi thông tin chi tiết hay thắc mắc cần tư vấn về kiểm tra ung thư tinh hoàn, giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ