Viêm dạ dày cấp tính và 7 thông tin quan trọng cần biết

Tin mới 10/11/2021 13:52:20. Views: 3,388.

Là một trong những bệnh lý về dạ dày phổ biến nhất, viêm dạ dày cấp tính có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Vậy viêm dạ dày cấp tính là gì? Bạn biết gì về biến chứng của viêm dạ dày cấp tính? Người viêm dạ dày cấp tính cần lưu ý như thế nào? Bài viết IIMS Việt Nam tổng hợp dưới đây sẽ cùng các bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1.   Viêm dạ dày cấp tính là gì?

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa có vai trò quan trọng đối với cơ thể, với chức năng chứa đựng, nghiền nát, nhào trộn thức ăn cùng dịch vị. Các bệnh lí về dạ dày diễn ra khá phổ biến. Dựa trên thống kê y khoa, tỉ lệ người bị viêm dạ dày trên thế giới lên đến 11.5% và chiếm đến 70% trên tổng số ca bệnh về dạ dày – tá tràng.

Viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc trong dạ dày bị tổn thương và gây ra các cơn đau nhức ở mức độ dữ dội. Tình trạng triệu chứng khởi phát một cách đột ngột được gọi là cấp tính. Nếu có biện pháp xử lí đúng cách thì tình trạng này sẽ chỉ diễn tra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng được kiểm soát.

viem-da-day-cap-tinh

2.   Biến chứng của viêm dạ dày cấp tính

Khi bệnh mới tiến triển ở giai đoạn cấp tính sẽ không quá nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ dần bào mòn lớp niêm mạc dạ dày và phát sinh ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm loét dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày
  • Thủng dạ dày
  • Hẹp môn vị
  • Viêm dạ dày mạn tính
  • Ung thư dạ dày

3.   Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp tính

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, axit dạ dày sẽ tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày và gây kích ứng, gây khởi phát viêm dạ dày cấp tính. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính có thể kể đến như:

  • Nhiễm khuẩn H.P (Helicobacter pylori), nhiễm nấm, kí sinh trùng, virus, v.v.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm
  • Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Căng thẳng quá mức
  • Do bệnh lý (trào ngược dịch mật, rối loạn tự miễn, Crohn,…)
  • Uống nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá

Ngoài ra, còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bùng phát bệnh viêm dạ dày cấp tính là:

  • Biến chứng phẫu thuật
  • Lạm dụng rượu bia
  • Dùng thuốc trị bệnh
  • Bị suy gan hoặc suy hô hấp

4.   Các dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày cấp tính

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở viêm dạ dày cáp tính là:

  • Đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội vùng thượng vị
  • Nóng rát lan đến tận cổ họng
  • Buồn nôn và nôn
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Chán ăn
  • Đi ngoài phân đen
  • Sốt cao ở trường hợp khởi phát bệnh do nhiễm khuẩn, v.v.

Để chẩn đoán đau dạ dày cấp, ngoài các triệu chứng lâm sàng kể trên, người bệnh còn được khai thác kĩ về tiền sử bệnh hoặc có thể tiến hành chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang; nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày có thể giúp nhận biết vị trí viêm, qua nội soi có thể lấy mảnh sinh thiết để xét nghiệm, trong đó xét nghiệm tìm vi khuẩn H.P là hết sức cần thiết bằng kĩ thuật nhuộm gram và làm phản ứng sinh học phân tử PCR. Nếu cần thiết, có thể chụp X-quang ổ bụng, siêu âm ổ bụng để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác gây đau bụng.

5.   Cách điều trị viêm dạ dày cấp tính

Khi xuất hiện cơn đau thượng vị, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Trước hết, bệnh nhân sẽ được điều trị giảm các triệu chứng, nhất là giảm đau, chống viêm, chống xuất tiết dịch vị và chống nôn. Dịch vị càng tiết nhiều, càng kích thích niêm mạc dạ dày, càng gây đau, gây nôn.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý ngừng ngay việc sử dụng các chất gây tổn thương niêm mạc dạ dày để bảo vệ niêm mạc. Bạn cũng nên dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axit tiết ra lên niêm mạc dạ dày để tránh tái phát bởi niêm mạc bị phá hủy liên tiếp dễ dẫn đến viêm mạn tính hoặc loét dạ dày.

6.   Những lưu ý dành cho bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính

  • Bổ sung chế độ ăn uống các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như các loại hạt, ngũ cốc, sữa chua, rau xanh lá, hành tây, cam thảo, v.v.
  • Hình thành thói quen sinh hoạt tích cực, cụ thể là làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, ăn uống đúng giờ, đủ bữa, tinh thần thoải mái, v.v.
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, nên ăn chậm nhai kĩ, chia nhỏ bữa ăn để tránh gây áp lực lên dạ dày, v.v.
  • Tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, v.v.
  • Tránh sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm có tính axit, v.v. Không sử dụng các chất kích thích và các loại đồ uống có chứa cồn, v.v.
  • Nếu trong gia đình có người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn H.P, các dụng cụ đồ dùng trong ăn, uống hàng ngày nên rửa sạch, sát trùng, không ăn ăn uống chung bát, đũa, cốc chén, v.v.
  • Tham vấn ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc có hại cho dạ dày như aspirin, thuốc kháng viêm không có steroid, v.v.
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như sữa, trứng, v.v.
  • Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh (sushi, sashimi, v.v.) và các loại thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, lạp sườn, thịt xông khói, thịt sấy khô, giò chả, thịt cá đóng hộp, v.v.

7.   Liên hệ IIMS Việt Nam – Khám chữa bệnh Nhật Bản

Nếu bạn có nhu cầu du lịch y tế, khám chữa bệnh tại Nhật Bản – một trong những nước có nền y tế phát triển, tiên tiến nhất hiện nay, hãy liên hệ ngay với IIMS Việt Nam để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Tại đây, chúng tôi có những bệnh viện và các chuyên gia đầu ngành tiêu hóa với trang thiết bị hiện đại, giúp người bệnh sớm tầm soát được các bệnh ung thư cũng như nâng cao tỉ lệ điều trị thành công. Hiện tại, IIMS Việt Nam đang triển khai dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2, giúp bệnh nhân tiếp cận và trao đổi với các chuyên gia y tế quốc tế hàng đầu tại Nhật Bản thông qua hình thức trực tuyến.

Xem thêm:

 

IIMS Việt Nam – Đại diện Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với 140 cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *