10 cách kiểm tra ung thư miệng chính xác nhất 2022

Tin mới 27/05/2021 08:40:41. Views: 4,764.

Ung thư khoang miệng hiện chiếm khoảng 30 – 40% các ung thư vùng đầu cổ. Theo thống kê của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2020, Việt Nam có 2.152 ca mắc mới và 1.099 ca tử vong do loại ung thư này. Bạn nghi ngờ mình bị ung thư miệng nên muốn tìm hiểu thông tin về triệu chứng cũng như cách kiểm tra ung thư miệng chính xác nhất? Hãy để IIMS giúp bạn trả lời những câu hỏi đó qua bài viết dưới đây.

Ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng là bệnh phổ biến trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ

1. Dấu hiệu của ung thư miệng

Ung thư khoang miệng là một căn bệnh ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, môi, má, vòm miệng, sàn miệng,… Trong đó phổ biến nhất là ung thư lưỡi, chiếm tỷ lệ 40% tổng số các trường hợp. Triệu chứng bệnh khá giống với các bệnh lý viêm nhiễm thông thường tại miệng nên người bệnh thường đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Điều này làm cho việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém, giảm hiệu quả.

Các dấu hiệu của ung thư miệng bạn nên để ý bao gồm:

  • Đau: Giai đoạn đầu, ung thư khoang miệng thường không đau hoặc chỉ đau ở một vị trí nào đó khi chạm vào không rõ nguyên nhân. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các vết loét da có thể xuất hiện gây cảm giác đau, xâm lấn tới những dây thần kinh xung quanh gây ra đau trong tai và khoang mũi họng.
  • Loét miệng kéo dài: Các vết loét trong miệng thông thường sẽ tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Nếu có xuất hiện tổn thương niêm mạc miệng kéo dài trên 2 tuần không lành, bạn nên cảnh giác và đi khám để kiểm tra nguy cơ ung thư khoang miệng.
  • Chảy máu trong khoang miệng: Đây là một triệu chứng nguy hiểm, lúc này khối u đã phát triển nên chỉ cần tiếp xúc nhẹ cũng gây nên chảy máu.
  • Sưng hạch: Vì ở vị trí rất gần nên tế bào ung thư có thể di căn vào các hạch vùng đầu mặt cổ khá sớm. Hạch vùng cổ trở nên sưng to một cách đột ngột. Có khoảng 1/3 trường hợp bệnh nhân đến khám vì có hạch cổ, mà chưa có biểu hiện lâm sàng rõ rệt.
  • Màu sắc niêm mạc miệng thay đổi: Có thể theo hướng nhợt đi hoặc đen lại, không còn đỏ hồng như bình thường. Một số trường hợp có thể trở nên tấy đỏ hoặc có màu trắng bợt.
  • Vận động miệng khó khăn: Do sự xâm lấn của khối u tới xương hàm và cơ đóng mở miệng nên khả năng vận động miệng có thể gặp khó khăn.
Dấu hiệu của ung thư miệng

6 dấu hiệu của ung thư miệng bạn nên để ý

Ngoài ra, người bệnh có thể có những dấu hiệu khác như: tăng tiết nước, nuốt, nhai khó, lưỡi bị tê mất cảm giác, bất thường ở răng và xương hàm,.v.v.

2. 7 cách kiểm tra ung thư miệng tại nhà

Với ung thư khoang miệng nếu được phát hiện và can thiệp sớm thì khả năng điều trị thành công sẽ cao hơn. Chính vì vậy, kiểm tra, phát hiện triệu chứng rất quan trọng. Dưới đây IIMS Việt Nam mách bạn 7 cách kiểm tra ung thư miệng có thể thực hiện tại nhà, nhanh chóng và dễ dàng.

2.1. Kiểm tra mặt

Bạn đứng trước gương và nhìn kỹ toàn bộ khuôn mặt của mình, xem có vết sưng tấy nào mới xuất hiện hay không? Trên da có điểm gì bất thường không? Chẳng hạn có nốt ruồi nào đột nhiên lớn lên, ngứa hay chảy máu không? Bạn nên kiểm tra kỹ, cả bên phải và bên trái khuôn mặt, kéo căng da để có thể nhìn rõ hơn.

2.2. Kiểm tra môi

Rửa tay xà phòng thật sạch trước khi thực hiện kiểm tra này. Dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái để cảm nhận bên trong khoang miệng xem có khối bất thường không. Kéo môi trên lên và môi dưới xuống, quan sát xem có vết loét hoặc thay đổi về màu sắc không.

Kiểm tra miệng tại nhà

Kiểm tra miệng tại nhà để phát hiện sớm những bất thường

2.3. Kiểm tra lưỡi

Thè lưỡi ra và kiểm tra toàn bộ bề mặt lưỡi xem có điểm gì bất thường không. Tương tự, kiểm tra phần dưới lưỡi bằng cách đẩy đầu lưỡi lên hàm trên.

2.4. Kiểm tra sàn miệng và vòm miệng

Ngửa đầu ra phía sau, mở rộng miệng để kiểm tra vòm miệng. Sau đó nhấc lưỡi lên để nhìn thấy được sàn miệng. Hãy để ý xem có sự thay đổi nào về màu niêm mạc hay vết loét. Bạn có thể nhẹ nhàng ấn ngón tay dọc theo sàn miệng và dưới lưỡi để kiểm tra có vết sưng, cục u hay vết loét nào không.

2.5. Kiểm tra má

Mở miệng và kéo má ra xa, làm vậy với cả 2 bên má. Tìm các mảng màu đỏ hoặc trắng bất thường, so sánh xem mọi thứ có giống nhau ở cả 2 bên hay không? Tương tự với kiểm tra sàn và vòm miệng, bạn dùng ngón tay để cảm nhận những vết loét, u cục hoặc đau, dùng lưỡi để xác định vị trí của chúng.

2.6. Kiểm tra cổ

Dùng ngón tay sờ dọc theo cơ lớn ở 2 bên cổ, cảm nhận xem có sưng, nổi hạch hay không. Đừng quên đánh giá xem 2 bên có giống nhau không.

2.7. Kiểm tra nướu

Sử dụng ngón trỏ để kiểm tra cảm giác xung quanh nướu xem có bất thường gì hay không.

Nếu triệu chứng không thuyên giảm trong 2 tuần hoặc có bất thường khi kiểm tra hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Kiểm tra nướu

Nếu có những dấu hiệu bất thường, hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời

3. Cách kiểm tra ung thư miệng tại bệnh viện

3.1. Khám lâm sàng

Khi tới bệnh viện, bác sĩ hoặc nha sĩ hỏi bệnh nhân để lấy các thông tin về tên, tuổi, các biểu hiện bệnh, tiền sử các bệnh lý liên quan,… Sau đó thực hiện thăm khám, kiểm tra miệng và môi để tìm kiếm những bất thường nếu có, chẳng hạn như: Vết loét, đốm trắng (leukoplakia),v.v… để có kết luận sơ bộ và đưa ra các chỉ định xét nghiệm cần thiết.

3.2. Khám cận lâm sàng

3.2.1. Sinh thiết

Nếu trong quá trình khám lâm sàng có phát hiện các vùng tổn thương nghi ngờ u ác tính thì sinh thiết là cách tốt nhất để xác định đó có phải là ung thư hay không. Một mẫu bệnh phẩm được lấy từ vùng nghi ngờ tổn thương sẽ được đem đi xét nghiệm để tìm tế bào ung thư.

Trong trường hợp tế bào ung thư được tìm thấy, bác sĩ điều trị cần phải xác định giai đoạn và độ lây lan (di căn) của khối u để có kế hoạch điều trị tốt nhất.

3.2.2. Chẩn đoán hình ảnh

Một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT, PET,… có thể được thực hiện nhằm mục đích phát hiện khối u, chỉ dẫn cho thực hiện sinh thiết, xác định giai đoạn và độ lây lan của khối u.

Kiểm tra ung thư miệng bằng phương pháp chụp CT

Cách kiểm tra ung thư miệng bằng phương pháp Chụp CT giúp phát hiện được khối u ở trong miệng hay bất kỳ ở bộ phận nào khác

  • Chụp X – quang: Sử dụng chùm bức xạ tia X đi qua cơ thể trong ít phút để thu hình ảnh các cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật này được thực hiện nhằm kiểm tra các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan, bộ phận khác chưa (chủ yếu là phổi, xương).
  • Chụp CT: Phương pháp cũng sử dụng tia X để thu được hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, so với X-quang thường, CT tạo ra những hình ảnh lát cắt ngang của cơ thể rõ ràng và sắc nét hơn. Trong trường hợp này, CT có thể phát hiện được các khối u ở trong miệng hay bất kỳ ở bộ phận nào khác.
  • Chụp MRI: Kỹ thuật sử dụng từ trường và sóng radio giúp hiển thị hình ảnh các bộ phận cơ thể chính xác hơn, xác định mức độ hay giai đoạn tiến triển của ung thư.
  • Chụp PET: Phương pháp dùng chất phóng xạ để truy vết các bất thường chủ yếu là ung thư hay ung thư di căn. Tùy trường hợp, bệnh nhân sẽ được tiêm, uống, hay hít thở chất gắn kết một lượng rất nhỏ phóng xạ. Các tế bào bất thường sẽ bắt màu phóng xạ tạo thành hình ảnh tương ứng. Chụp PET thường được kết hợp với CT hay MRI, vì hai thử nghiệm trên chỉ phát hiện hình ảnh, còn PET sẽ cho biết khối u đó là ung thư hay không. Trong kiểm tra ung thư miệng PET dùng để xác định ung thư đã di chuyển đến các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác chưa.
  • Nội soi: Thường được sử dụng để kiểm tra khoang miệng và các vùng lân cận như: Mũi, xoang, vòm họng, và khí quản có bị những tổn thương không.

4. Lưu ý khi kiểm tra ung thư miệng bạn cần biết

Khi tới kiểm tra ung thư miệng, bạn cần lưu ý:

  • Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, tai, mũi họng tại nhà trước khi kiểm tra để bác sĩ có thể xem xét rõ hơn hình ảnh mà không bị dị vật che lấp.
  • Trong trường hợp phải thực hiện xét nghiệm máu, bệnh nhân cần nhịn ăn khoảng 10 tiếng trước khi tiến hành.
  • Không uống nước hoa quả, nước có màu, nước có ga trước khi nội soi 4 giờ để tránh che lấp màu của niêm mạc dẫn tới kết quả không chính xác.
Lưu ý vệ sinh sạch sẽ khoang miệng

Lưu ý vệ sinh sạch sẽ khoang miệng trước khi tới kiểm tra ung thư miệng

5. Kiểm tra ung thư miệng tại Nhật Bản

Với nền y học phát triển, Nhật Bản đang là lựa chọn của nhiều người để kiểm tra ung thư miệng. Một trong những gợi ý cho bạn đó là bệnh viện đa khoa Trung ương Tiêu Hóa IMS Sapporo. IMS Sapporo là bệnh viện nằm trong hệ thống cơ sở y tế của Tập đoàn IMS Nhật Bản. Với kinh nghiệm lâu dài với hơn 60 năm trong ngành y tế Nhật Bản, Tập đoàn IMS Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ với hơn 140 cơ sở y tế trải khắp đất nước. Đây là tập đoàn y tế lớn thứ hai tại Nhật Bản.

Thế mạnh của IMS Sapporo là thăm khám và điều trị các bệnh đường tiêu hóa trong đó có tầm soát ung thư miệng. Bệnh viện được trang bị hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu thế giới, cơ sở vật chất khang trang, cùng với dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ tận tình, chất lượng giúp cho người bệnh luôn cảm thấy thoải mái và an tâm khi thăm khám và điều trị tại đây. Phương châm hoạt động của bệnh viện là cung cấp phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu, an toàn cho bệnh nhân và giảm chi phí y tế một cách tối ưu.

XEM THÊM: Khám ung thư miệng ở đâu tốt?

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Tiêu hóa IMS Sapporo

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Tiêu hóa IMS Sapporo

Nếu bạn có nhu cầu tới Nhật Bản để thăm khám nhưng còn nhiều điều lo lắng và băn khoăn thì hãy liên hệ với IIMS Việt Nam. Đến với IIMS Việt Nam, bạn sẽ được:

  • Tư vấn, giải đáp nhiệt tình các thông tin về khám chữa tại bệnh viện Nhật Bản.
  • Được hỗ trợ làm thủ tục bảo lãnh, thủ tục xuất cảnh, hỗ trợ xin visa y tế Nhật Bản.
  • Hỗ trợ đưa, đón tại sân bay Nhật Bản.
  • Có phiên dịch y tế đi kèm trong suốt quá trình khám.
  • Hỗ trợ đặt vé máy bay và phòng khách sạn nếu khách hàng có nhu cầu.
  • Theo dõi hồ sơ khi về nước, hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu đi kiểm tra lại tại Nhật Bản.
  • Thủ tục nhanh chóng, tiện lợi.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc về cách kiểm tra ung thư miệng nào, bạn có thể liên hệ với IIMS Việt Nam qua các hình thức sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *