Khám ung thư buồng trứng như thế nào?

Tin mới 05/10/2020 16:52:22. Views: 4,521.

Khám ung thư buồng trứng như thế nào là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Việc này giúp người bệnh kiểm soát tốt nguy cơ thường trực đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Vậy, câu hỏi đặt ra là ai nên khám và khám như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn chị em những thông tin cụ thể.

Tầm Soát ung thư phụ khoa – Bảo vệ tốt nhất sức khỏe của chị em

1. Đối tượng nên khám ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là hiện tượng tế bào tại buồng trứng phân chia mất kiểm soát hình thành nên các khối u. Người bệnh sẽ gặp nguy hiểm khi khối u này phát triển to lên và di căn sang các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.

Đối tượng nên khám ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ trên 55 tuổi

Việc phát hiện và điều trị sớm giúp tăng tỷ lệ điều trị khỏi và giảm di chứng cho người bệnh. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo những người có nguy cơ mắc bệnh cao thăm khám thường xuyên:

  • Trong gia đình có người từng mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
  • Người có gen BRCA1 hoặc BRCA2 bị đột biến bất thường.
  • Những người mắc hội chứng Lynch (Xuất hiện gen tăng nguy cơ ung thư trực tràng).
  • Phụ nữ béo phì lâu năm có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn 80% so với phụ nữ bình thường.
  • Phụ nữ trên 55 tuổi suy giảm hoặc rối loạn nội tiết.
  • Những người chưa từng mang thai.
  • Những người đột nhiên xuất hiện tình trạng: Sụt cân nhanh, đau bụng dưới, chán ăn, buồn nôn,…

2. Khám ung thư buồng trứng như thế nào?

Khám ung thư buồng trứng là sự kết hợp đồng thời nhiều kỹ thuật y khoa để xác định khối u ở buồng trứng. Tùy theo cơ sở vật chất của bệnh viện mà bệnh nhân có thể được thực hiện các kỹ thuật khác nhau như: siêu âm, xét nghiệm máu tìm chỉ điểm CA 12-5, HE4, chụp X-quang, MRI, chụp cắt lớp vi tính,… Sau khi xác định sự tồn tại của khối u, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về mức độ và tình trạng xâm lấn của nó trong buồng trứng.

4 phương pháp và chi phí Tầm Soát Ung Thư Buồng Trứng

2.1. Quy trình khám ung thư buồng trứng

Một quy trình tầm soát ung thư buồng trứng bao gồm các bước dưới đây:

  • Bước 1: Khám lâm sàng: Bước khám này cho phép bác sĩ trao đổi và xác định các yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải. Thông quá đó, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán sơ bộ và đưa ra chỉ định cho các xét nghiệm sàng lọc sau đó.
  • Bước 2: Sàng lọc bằng phương pháp: Ở bước khám này, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm đã được bác sĩ chỉ định. Kết quả khám cận lâm sàng là cơ sở cuối cùng để bác sĩ đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị: Sau khi nhận kết quả xét nghiệm tại bước 2. Bạn cần đem kết quả này đến gặp bác sĩ khám ban đầu. Dựa trên các số liệu thu được, bác sĩ sẽ bác sĩ điều trị sẽ tư vấn phác đồ điều trị nếu có khối u ở buồng trứng.

2.2. Phương pháp xét nghiệm ung thư buồng trứng

Phương pháp xét nghiệm là cơ sở quan trọng nhất để xác định bạn có bị ung thư buồng trứng hay không. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn xét nghiệm phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất trong tầm soát ung thư buồng trứng.

2.2.1. Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm CA-125

Đây là xét nghiệm xác định nồng độ của protein CA-125 trong máu. Giá trị bình thường của protein này là 0-35U/mL. Chỉ số này càng cao thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng lớn.

Khám ung thư buồng trứng bằng phương pháp xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm CA-125

Xét nghiệm CA-125 là một trong những giá trị để xác định nguy cơ ung thư buồng trứng

  • Ưu điểm: Ngoài chẩn đoán ung thư buồng trứng, phương pháp này còn được ứng dụng trong nhiều giai đoạn khác như: xác định ung thư buồng trứng tái phát, đánh giá khả năng đáp ứng điều trị và sàng lọc nguy cơ ở những người có người thân từng mắc bệnh
  • Nhược điểm: Tính đặc hiệu không cao. Ở một số trường hợp khác, chỉ số CA-125 cũng cao như: xơ gan, u xơ tử cung, ung thư vú, ung thư phổi, đến chu kỳ kinh nguyệt,…

Xem thêm: Phương pháp xét nghiệm máu kiểm tra ung thư buồng trứng 

2.2.2. Siêu âm

Siêu âm vùng chậu là phương pháp mô phỏng lại cấu trúc của các cơ quan trong xương chậu bằng sóng âm thanh. Nhờ đó, các bác sĩ có thể xác định được vị trí, kết cấu và kích thước của khối u ở buồng trứng.

  • Ưu điểm: Phương pháp này thực hiện dễ dàng và cho kết quả nhanh chóng.
  • Nhược điểm: Thông qua siêu âm, bác sĩ chưa xác định được u tại buồng trứng là lành tính hay ác tính. Do đó, không xác định ung thư buồng trứng quá siêu âm.

2.2.3. Chụp cắt lớp vi tính CT, MRI, chụp X-quang

Đây là các kỹ thuật hình ảnh cho phép bác sĩ tái tạo lại hình ảnh chi tiết của khối u. Nhờ đó, bác sĩ xác định mức độ bệnh và giai đoạn xâm lấn cụ thể.

  • Ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng, kết quả chính xác.
  • Nhược điểm: Đây không phải là xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán ung thư buồng trứng.
Khám ung thư buồng trứng bằng phương pháp MRI

Bác sĩ có thể tái hiện lại kết cấu và mức độ xâm lấn của khối u thông qua phương pháp MRI

2.2.4. Sinh thiết

Sinh thiết là kỹ thuật xâm lấn cho phép lấy một của khối u để phân tích. Dựa trên hình ảnh phân tích tế bào, bác sĩ có thể đưa ra kết luận cuối cùng xem bạn có bị ung thư hay không. Có thể nói, đây là một trong những phương pháp chẩn đoán quan trọng nhất mà người bệnh cần thực hiện.

  • Ưu điểm: Tính đặc hiệu cao. Dựa vào kết quả sinh thiết có thể đi đến kết luận cuối cùng về tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Nhược điểm: Thời gian chờ đợi kết quả lâu, tốn nhiều chi phí.

3. Những lưu ý khi khám ung thư buồng trứng

Khám ung thư buồng trứng như thế nào chính xác là việc quan trọng xác định tình trạng sức khỏe và phác đồ điều trị tiếp theo. Những sai sót trong thăm khám không chỉ khiến người bệnh lo lắng, hoang mang mà còn gây mất thời gian và kinh tế.

Để hạn chế những sai sót không đáng có, bệnh nhân cần lưu ý những thông tin dưới đây khi khám ung thư buồng trứng:

  • Bạn không nên khám ung thư buồng trứng khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa bằng thuốc đặt. Các bệnh lý và thuốc điều trị có thể trở thành nguyên nhân gây sai lệch các chỉ số khi xét nghiệm
  • Chỉ nên xét nghiệm trong vòng 14 ngày kể từ khi kỳ kinh kết thúc. Thời điểm này, kết quả xét nghiệm sẽ không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nội tiết.
  • Bạn nên kiêng quan hệ vợ chồng trong khoảng 24 – 58 tiếng trước khi khám ung thư buồng trứng. Điều này sẽ tránh được tổn thương tại cổ tử cung làm ảnh hưởng đến kết quả thăm khám.
  • Không được sử dụng gel bôi trơn nếu siêu âm đầu dò. Gel bôi trơn có thể che lấp tế bào bất thường trong quá trình tầm soát ung thư buồng trứng.
  • Lựa chọn đơn vị thăm khám uy tín, có trang thiết bị đầy đủ và bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

4. Chi phí khám ung thư buồng trứng hiện nay

Việc khám ung thư buồng trứng thế nào quyết định trực tiếp đến chi phí của gói khám. Bệnh nhân ít yếu tố nguy cơ, không phải thực hiện nhiều xét nghiệm sẽ mất ít chi phí hơn bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ cao.

Chi phí khám ung thư buồng trứng

IMS Việt Nam là đơn vị hàng đầu trong tầm soát ung thư buồng trứng tại Việt Nam

Thông thường, một gói tầm soát ung thư buồng trứng cơ bản có mức giá dao động trong khoảng 2.500.000 – 5.000.000 đồng. Gói khám sẽ đảm bảo các xét nghiệm quan trọng nhất để xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân.

Xét nghiệm ung thư buồng trứng bao nhiêu tiền? [BÁO GIÁ 2020]

Một trong những đơn vị y tế hàng đầu cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư buồng trứng là Tập đoàn y tế IMS lớn thứ 2 tại Nhật Bản. Thông qua đơn vị đại diện duy nhất của IMS tại Việt Nam là Công ty TNHH hỗ trợ y tế quốc tế IMS Việt Nam. Tại đây, bệnh nhân sẽ được tư vấn chi tiết về gói khám ung thư buồng trứng như thế nào và bóc tách rõ ràng chi phí cho từng giai đoạn, quy trình kiểm tra.

Người bệnh có nhu cầu thăm khám ung thư buồng trứng tại IMS Nhật Bản vui lòng liên hệ trực tiếp tại:

  • Địa chỉ: 11-01, tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
  • Hotline: 024 3944 0914
  • Email: info@iims-vnm.com
  • Trang web chính thức: https://iims-vnm.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *