Số liệu thống kê cho thấy có đến hơn 20.170 người tử vong vì ung thư phổi mỗi năm. Đây là lý do khiến người dân ngày càng có nhu cầu khám ung thư phổi tăng cao hơn. Điều này giúp phát hiện bệnh sớm hơn và hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong cho người bệnh.
Ung thư phổi là tình trạng tăng sinh quá mức của các tế bào, thường là tế bào ống lót khí tại phổi. Quá trình này làm hình thành các khối u ác tính xâm lấn và làm tổn thương mô phổi bình thường. Khi phát triển đủ lớn, tế bào ung thư có thể di căn sang các cơ quan khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.
Việc khám sàng lọc định kỳ ung thư phổi giúp phát hiện sớm và tăng cơ hội điều trị thành công. Theo các bác sĩ, bạn nên tiến hành tầm soát ung thư phổi nếu có những nguy cơ sau:
Trước khi đưa ra chẩn đoán về ung thư phổi, bệnh nhân cần trải qua các bước khám và hàng loạt các xét nghiệm sàng lọc. Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ mới có thể đưa ra kết quả cuối cùng.
Quy trình khám ung thư phổi bao gồm 3 bước dưới đây:
Bước 1: Khám lâm sàng
Ở bước này, bác sĩ sẽ trao đổi trực tiếp với người bệnh để xác định các yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng. Dựa trên thông tin bệnh nhân cung cấp, bác sĩ sẽ sơ bộ nắm được tình trạng sức khỏe và định hướng các bước kiểm tra tiếp theo.
Bước 2: Sàng lọc bằng phương pháp
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định về các xét nghiệm bệnh nhân cần thực hiện. Đối với tầm soát ung thư phổi, người bệnh cần thực hiện phương pháp sàng lọc bao gồm: soi phế quản, xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết phổi.
Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)
Sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc, bệnh nhân đem kết quả về gặp bác sĩ điều trị ban đầu. Dựa trên các kết quả này, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Trường hợp mắc ung thư phổi, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ và hướng dẫn bệnh nhân nhập viện điều trị.
5 Cách kiểm tra ung thư phổi kết quả CHÍNH XÁC nhất
Phương pháp xét nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mỗi lần tầm soát ung thư. Dưới đây là thông tin về phương pháp tầm soát ung thư phổi để bạn đọc tham khảo.
Phương pháp soi phế quản được bác sĩ thực hiện bằng cách đưa một ống nội soi có gắn camera vào phế quản của người bệnh. Thông qua hình ảnh camera thu được, bác sĩ có thể phát hiện được tổn thương hoặc khối u trong phế quản.
Kỹ thuật nội soi cũng giúp bác sĩ lấy được mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm mô hoặc xét nghiệm tế bào học nếu cần.
Dấu ấn ung thư là những chất được tạo ra bởi tế bào ung thư hoặc cơ thể người bệnh khi xuất hiện tế bào ung thư. Sự xuất hiện của các chất này giống như một thông báo cho thấy cơ thể người bệnh đang gặp nguy hiểm và cần điều trị sớm.
Dưới đây là một số “dấu ấn ung thư” có thể tìm được khi khám ung thư phổi bằng phương pháp xét nghiệm máu:
Xét nghiệm NSE
Ở người bình thường, nồng độ cua NSE trong huyết thanh hoặc huyết tương nhỏ hơn 25 ng/mL. Khi bị ung thư phổi, nồng độ NSE sẽ tăng cao hơn. Xét nghiệm này tỏ ra đặc hiệu với các trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ hơn các loại ung thư phổi khác.
Xét nghiệm CEA
Bình thường nồng độ CEA trong cơ thể nằm trong khoảng 0 – 2.5 ng/ml. Những người hút thuốc thường xuyên thì nồng độ này dao động trong khoảng 0 – 5 ng/ml. Ở bệnh nhân ung thư phổi, các tế bào ung thư sản xuất ra CEA nhiều hơn khiến nồng độ của chất này tăng lên trên 10ng/ml. Do đó, chỉ số CEA được sử dụng để tầm soát ung thư phổi.
Xét nghiệm CYFRA 21-1
CYFRA 21-1 là chất chỉ điểm thường tìm thấy trong máu của người bệnh ung thư. Thông thường, nồng độ CYFRA 21-1 trong huyết thanh của người khỏe mạnh sẽ thấp hơn 2,0 µg/L. Tuy nhiên, khi bị ung thư phổi, nồng độ này có thể tăng cao hơn 3,3 µg/L. Do đó, CYFRA 21-1 được sử dụng để nhận biết sự xuất hiện của các khối u tại phổi.
Xét nghiệm ProGRP
Theo số liệu thống kê, 95% người bình thường có chỉ số ProGRP nhỏ hơn ≤ 50 ng/L và 5% người có chỉ số thấp hơn 75 ng/L. Do đó, chỉ số này tăng cao giúp phát hiện bệnh nhân bị ung thư phổi.
Ngoài ra, khám ung thư phổi bằng phương pháp xét nghiệm ProGRP giúp phân biệt ung thư phổi tế bào nhỏ và các loại ung thư phổi khác. Cụ thể:
Vì lý do đó, xét nghiệm này thường được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bạn mắc ung thư phổi tế bào nhỏ.
Phương pháp này giúp các bác sĩ thu được hình ảnh hiện tại của phổi bằng sóng điện từ hoặc ánh sáng có bước sóng ngắn. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường trong phổi của bệnh nhân.
HIện nay có 3 kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến được áp dụng trong tầm soát ung thư phổi, bao gồm:
Chụp X-Quang phổi
X-quang phổi là phương pháp sử dụng ánh sáng có bước sóng ngắn để mô phỏng lại hình ảnh phổi một cách trực quan nhất. Trên hình ảnh, các tổn thương hoặc u phổi được thể hiện bằng các đám mờ hoặc nốt mờ. Dựa vào đó, bác sĩ có thế xác định được kích thước, vị trí và số lượng khối u.
Chụp CT cắt lớp
Chụp CT cắt lớp phổi cho phép tái hiện lại hình ảnh của phổi và khối u tại phổi. Nhờ đó, các bác sĩ có thể quan sát kỹ về cả cấu trúc, mức độ xâm lấn và di căn của khối u trong phổi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng.
Sau khi phát hiện được các khối u tại phổi dựa vào các phương pháp sàng lọc phía trên, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để lấy mẫu mô để phân tích. Kết quả phân tích sẽ xác nhận sự có mặt của tế bào ung thư. Do đó, kết quả sinh thiết phổi có giá trị cuối cùng để chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư phổi hay không.
Tầm soát ung thư phổi là một trong những kiểm tra quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Do đó, trong quá trình tầm soát, bạn cần lưu ý một số thông tin dưới đây để có tâm lý tốt và tránh sai sót trong quá trình kiểm tra:
Chi phí cho một lần khám ung thư phổi thường dao động trong khoảng từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, mức chi phí này có thể thay đổi tùy theo các xét nghiệm phát sinh trong quá trình thăm khám.
Ngoài ra, giá khám ung thư phổi cũng phụ thuộc vào bệnh viện mà bạn lựa chọn. Những bệnh viện có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chăm sóc người bệnh tốt sẽ có mức chi phí cao hơn bình thường.
Điển hình như dịch vụ khám ung thư phổi tại Nhật Bản. Đây là lựa chọn mới cho người bệnh trong thời gian gần đây. Dịch vụ kết nối khám ung thư tại Nhật Bản đã chính thức được cung cấp tại Việt Nam bởi đại diện tập đoàn y tế hàng đầu Nhật bản – IIMS-VNM.
Với dịch vụ này, người bệnh sẽ được tiếp cận với các gói sàng lọc ung thư chất lượng hàng đầu thế giới. Trước đó, bạn sẽ được tư vấn chi tiết về các gói khám, lựa chọn bệnh viện phù hợp với nhu cầu của người bệnh. Sau đó, IIMS-VNM sẽ giúp bạn liên hệ đặt lịch khám tại bệnh viện Nhật Bản, hỗ trợ thủ tục xin visa y tế và hỗ trợ phiên dịch trong suốt thời gian khám.
Quý khách hàng có nhu cầu khám, chữa bệnh tại Nhật Bản, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam (IIMS-VNM) – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với hơn 130 cơ sở y tế trên khắp cả nước.
Hotline: 024 3944 0914
Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Email: info@iims-vnm.com
Website: https://iims-vnm.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official
Ngoài ra, bạn đọc có thể quét mã code QR sau, điền thông tin để được nhân viên tư vấn hỗ trợ:
Khám ung thư phổi là bước quan trọng giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là bạn cần điều chỉnh lối sống, tránh tiếp xúc với các yếu tố có hại cho phổi. Đây là điều đem đến cho bạn sức khỏe vững chắc là lâu dài.