Giải Đáp Bệnh Nhân Ung Thư Phế Quản Sống Được Bao Lâu

Tin mới 26/07/2022 15:24:23. Views: 2,471.

Ung thư phế quản là một trong những căn bệnh ác tính nguy hiểm hình thành từ các phế quản, khí quản hoặc các tuyến nước bọt, chiếm 1-2% các ca ung thư phổi ở người lớn. Dù bệnh chuyển biến chậm và có thể điều trị nhưng do không có các triệu chứng rõ rệt nên người bệnh thường phát hiện ở những giai đoạn khá muộn khiến cho tiên lượng sống không được khả quan. Vậy bệnh nhân ung thư phế quản sống được bao lâu? Những vấn đề nào cần lưu ý trong quá trình điều trị. Trong bài viết này, IIMS Việt Nam sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết giải đáp các thắc mắc trên. 

Đọc thêm bài viết khác:

Giải Đáp Bệnh Nhân Ung Thư Mũi Sống Được Bao Lâu?

Giải Đáp Bệnh Nhân Ung Thư Hậu Môn Sống Được Bao Lâu

Giải Đáp Bệnh Nhân Ung Thư Buồng Trứng Sống Được Bao Lâu

1. Tỉ lệ sống sót của bệnh ung thư phế quản

Phế quản là cơ quan có chức năng chính trong việc thanh lọc, dẫn khí, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp ngăn chặn và tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh. Ung thư phế quản hay còn được biết đến là ung thư phổi – loại bệnh thường gặp ở nam giới. Khi các tế bào biểu mô phế quản tăng trưởng và phát triển không kiểm soát sẽ gây ra tình trạng ung thư. Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng người ta thấy hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Triệu chứng lâm sàng của ung thư phế quản thường không đặc trưng nên chỉ có thể làm một số tầm soát ung thư để phát hiện bệnh như chụp X-quang, CT scan phổi, sinh thiết. Người bệnh ung thư phế quản sống được bao lâu sẽ còn dựa vào tình trạng giai đoạn bệnh như sau:

  • Giai đoạn khu trú: tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm đạt khoảng 52%
  • Giai đoạn di căn xa đến các hạch bạch huyết và cơ quan gần: khả năng sống trên 5 năm đạt khoảng 25%
  • Giai đoạn di căn xa: khoảng 4% cơ hội để người bệnh sống hơn 5 năm. 
Tỉ lệ sống sót của bệnh ung thư phế quản

Tỉ lệ sống sót của bệnh ung thư phế quản

2. Người bệnh ung thư phế quản sống được bao lâu? 

2.1. Người bệnh ung thư phế quản ở giai đoạn 1 sống được bao lâu

Có khoảng 5 – 15% bệnh nhân ung thư phế quản giai đoạn đầu không có các triệu chứng lâm sàng. Việc phát hiện bệnh chủ yếu do tình cờ chụp X-quang phổi khi làm các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các trường hợp được chẩn đoán, kết hợp các phương pháp điều trị kịp thời có khả năng sống trên 5 năm đạt mức 60-80%. Con số này sẽ giảm mạnh nếu phát hiện bệnh muộn hơn. Vì vậy, chúng ta nên chủ động quan tâm sức khỏe, thường xuyên làm kiểm tra, tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn bệnh tiến triển xấu hơn. 

2.2. Người bệnh ung thư phế quản ở giai đoạn 2 sống được bao lâu 

Khối u ung thư phế quản giai đoạn 2 thường có kích thước khoảng 7cm, đã bắt đầu xâm lấn đến một số hạch bạch huyết lân cận. Do đó, ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có nhiều triệu chứng hơn như: 

  • Ho: là triệu chứng khởi đầu phổ biến nhất mà nhiều người bệnh chủ quan và bỏ qua. Đặc điểm ho do ung thư phế quản là cơn ho xuất hiện nhiều hơn bình thường, kéo dài liên tục, số lượng đờm nhiều, có kèm mủ hoặc máu. 
  • Khó thở: nguyên nhân là do khối u lớn chèn ép lên vùng phế quản, làm xẹp một phần phổi hoặc do khối u xâm lấn ra màng phổi làm tràn dịch màng phổi
  • Đau ngực: cơn đau dai dẳng, mơ hồ không xác định được vị trí. Mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian, gây ra sự khó chịu cho người bệnh. 

Vậy ở giai đoạn 2, người bệnh ung thư phế quản sống được bao lâu? Tỷ lệ sống sót trên 5 năm có thể đạt 30-50% tùy thuộc vào kích thước khối u, mức độ di căn. Nhờ sự phát triển của nền y học tiên tiến ngày nay, bệnh nhân có nhiều cơ hội để điều trị và nâng cao khả năng sống hơn. 

2.3. Người bệnh ung thư phế quản ở giai đoạn 3 sống được bao lâu

Ở giai đoạn 3, các chuyên gia chia thành 3 mức độ là 3A, 3B, 3C với mỗi dạng sẽ có những đặc điểm y học và tỷ lệ sinh tồn khác nhau, cụ thể: 

  • Giai đoạn 3A: khối u nguyên phát dần xâm lấn đến các hạch bạch huyết lân cận cùng phía bên ngực nhưng chưa ảnh hưởng đến những cơ quan khác. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm ở giai đoạn 3A đạt mức 36%. 
  • Giai đoạn 3B: tế bào ung thư đã di căn khắp các hạch bạch huyết ở xa như phía trên xương đòn, bên ngực đối diện từ vị trí khối u nguyên phát. Khả năng sống trên 5 năm của người bệnh lúc này còn khoảng 26%.
  • Giai đoạn 3C:  bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng như đau ngực, xương sườn vai, ù tai, nhức đầu, tím tái vùng mặt, phần trên ngực. Ngoài ra, các khối u còn phát triển thêm ở thùy phổi nguyên phát. Cơ hội sống trên 5 năm chỉ còn khoảng 1%. 

2.4. Người bệnh ung thư phế quản ở giai đoạn cuối sống được bao lâu 

Theo Viện Ung thư Quốc gia (NCI), có khoảng 57% người bệnh ung thư phế quản chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối. “Ung thư phế quản sống được bao lâu” ở giai đoạn cuối là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thời gian sống cho người bệnh chỉ có thể tính theo tháng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân không còn cơ hội chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp điều trị chăm sóc giảm nhẹ để kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống. 

Nhiều ảnh hưởng tiêu cực, nguy hiểm của ung thư phế quản đến sức khỏe người bệnh

Nhiều ảnh hưởng tiêu cực, nguy hiểm của ung thư phế quản đến sức khỏe người bệnh

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư phế quản

  • Tuổi tác: đối với người cao tuổi, hệ thống miễn dịch suy giảm, mất khả năng hạn chế và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ác tính. Ngược lại, những bệnh nhân trẻ tuổi còn có đủ sức khỏe để đáp ứng điều trị, mang lại những kết quả tích cực hơn. 
  • Giới tính: theo các nghiên cứu, tỷ lệ nam giới mắc bệnh ung thư phế quản và nguy cơ tử vong cao hơn so với nữ giới. Tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm và 10 năm lần lượt đối với người bệnh nữ là khoảng 19%, 11.3% trong khi ở nam giới là 13.8%, 7.6%. 
  • Thói quen hút thuốc: theo báo cáo từ Tạp chí khí sinh học Brazil, nếu người bệnh từ bỏ thói quen hút thuốc trước và trong quá trình hóa trị có thể giúp kéo dài sự sống thêm 6 tháng. Việc ngừng hút thuốc lá càng sớm sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như nâng cao tiên lượng sống cho người bệnh. 
  • Mức độ ung thư: ung thư phế quản có nhiều loại và giai đoạn khác nhau. Ở các trường hợp ung thư không tế bào hoặc các giai đoạn đầu thì khả năng sống trên 5 năm sẽ khả quan hơn so với những trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn, tình trạng bệnh phức tạp. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư phế quản

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư phế quản

4. Dịch vụ khám chữa bệnh ung thư phế quản tại Nhật Bản

Hàng năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người ra nước ngoài điều trị bệnh, trong đó phần lớn lựa chọn điều trị ung thư tại Nhật Bản. Với những ưu điểm về hệ thống cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ giúp Nhật Bản trở thành quốc gia có tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm ở bệnh nhân ung thư cao nhất thế giới. Ngoài ra, việc luôn dành 11% GDP hằng năm vào bảo hiểm y tế, đầu tư cho các dự án an sinh giúp Nhật Bản vươn lên top 5 quốc gia có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu. 

IIMS Việt Nam là văn phòng đại điện chính thức của tập đoàn y tế và phúc lợi tổng hợp hàng đầu Nhật Bản IMS. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng với các dịch vụ du lịch y tế, tầm soát ung thư, ý kiến y tế thứ 2, hỗ trợ làm visa y tế, đặt lịch khám tại Nhật, đồng hành cùng người bệnh khi khám, phái cử biên phiên dịch y tế chuyên nghiệp, v.v. 

Trên đây là những chia sẻ về “người bệnh ung thư phế quản sống được bao lâu” cùng một số vấn đề liên quan. Hy vọng mọi người đã có thêm những thông tin và cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này. Mọi thắc mắc và nhu cầu khám điều trị ung thư phế quản tại Nhật xin vui lòng liên hệ với IIMS Việt Nam để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Điều trị ung thư phế quản tại Nhật Bản uy tín, chất lượng

Điều trị ung thư phế quản tại Nhật Bản uy tín, chất lượng

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *