Giải Đáp: Bệnh Ung Thư Máu Có Chữa Được Không?

Tin mới 13/11/2022 08:58:52. Views: 1,574.

Ung thư máu là một trong những bệnh lý ác tính nguy hiểm hàng đầu hiện nay và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi. Theo thống kê từ GLOBOCAN 2020, Việt Nam có 6289 ca mắc mới và 4791 trường hợp tử vong do ung thư máu. Đứng trước sự nguy hiểm của căn bệnh này, nhiều bệnh nhân lo lắng liệu ung thư máu có chữa được không. IIMS Việt Nam sẽ gửi đến bạn đọc câu trả lời chi tiết nhất ngay trong bài viết dưới đây. 

Xem thêm các bài viết khác:

Xét nghiệm ung thư máu bao nhiêu tiền?

Người Bệnh Ung Thư Máu Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?

Người Bệnh Ung Thư Máu Sống Được Bao Lâu?

1. Bệnh ung thư máu có chữa được không? 

1.1. Bệnh ung thư máu giai đoạn đầu có chữa được không? 

Trong máu bao gồm có 3 thành phần chính là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, đảm nhận các vai trò khác nhau. Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, tiểu cầu hỗ trợ làm đông máu và bạch cầu giúp ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, nhiễm trùng. 

Khi các tế bào bạch cầu hình thành trong tủy xương phát triển nhanh chóng, bất thường sẽ gây ra tình trạng ung thư máu. Các tế bào này khi không nhận đủ chất dinh dưỡng sẽ ăn các tế bào hồng cầu. Điều này khiến cơ thể thiếu máu nghiêm trọng, suy giảm khả năng ngừa nhiễm trùng, rối loạn dòng máu và oxy. 

Ở giai đoạn 1, kích thước của hạch bạch huyết sẽ gia tăng do sự phát triển nhanh chóng của các tế bào lympho. Tuy nhiên, các khối u chỉ vừa khởi phát và chưa tấn công đến các cơ quan khác nên nếu có phương án điều trị phù hợp, tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm có thể đạt 90%. Đối với những bệnh nhân bạch cầu dòng tủy mạn tính được chẩn đoán ở giai đoạn đầu cũng có thể sống trên 8 tháng. 

1.2. Bệnh ung thư máu giai đoạn 2 có chữa được không? 

Bước vào giai đoạn 2, kích thước của các cơ quan như gan, lá lách, hạch bạch huyết cũng tăng lên. Tình trạng khối u diễn biến phức tạp hơn, gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Lượng lympho trong máu tăng cao đột ngột. Theo dữ liệu SEER của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), cơ hội sống trên 5 năm của người bệnh lúc này vẫn có thể đạt 80%.

Giải đáp thắc mắc ung thư máu giai đoạn 2 có chữa được không

Giải đáp thắc mắc ung thư máu giai đoạn 2 có chữa được không

1.3. Bệnh ung thư máu giai đoạn 3 có chữa được không? 

Khi bước vào giai đoạn 3, tình trạng ung thư đã chuyển biến nặng, bệnh nhân có nhiều triệu chứng nguy hiểm như:

  • Chán ăn, buồn nôn
  • Sốt bất thường, ớn lạnh không rõ nguyên nhân
  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi
  • Khó thở, đau đầu, đau xương dữ dội
  • Các vết thương ngoài da hoặc nhiễm trùng rất khó lành 
  • Sưng hạch bạch huyết ở các cơ quan như cổ, nách hoặc bẹn

Việc điều trị lúc này không còn mang lại kết quả tích cực như các giai đoạn sớm, người bệnh có khoảng 70% cơ hội sống trên 5 năm (theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ).

1.4. Bệnh ung thư máu giai đoạn cuối có chữa được không? 

Ở giai đoạn cuối, ung thư máu có chữa được không là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người bệnh. Tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của người bệnh trong thời điểm này chỉ còn khoảng 65% do lượng tiểu cầu trong cơ thể đã suy giảm nhanh chóng. Ngoài ra, các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng làm suy giảm các chức năng hoạt động.

Đối với các trường hợp mắc bạch cầu lympho cấp tính giai đoạn cuối chỉ có thể sống thêm khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, 80% trẻ em khi mắc phải loại ung thư máu này có thể điều trị và hồi phục hoàn toàn, với người lớn thì chỉ có khoảng 40% cơ hội thành công. 

Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã xâm lấn đến nhiều bộ phận khác khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn 

Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã xâm lấn đến nhiều bộ phận khác khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn

2. Các phương pháp chữa ung thư máu tốt nhất hiện nay 

Phương pháp hóa trị liệu 

Hóa trị là phương pháp sử dụng một số hóa chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư thông qua đường uống hoặc tĩnh mạch. Hiện nay, một số loại thuốc hóa trị cũng được sử dụng dưới dạng viên nén. Tùy thuộc vào tình trạng ung thư và sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian, chu kỳ hóa trị liên tục hoặc cách ngày. 

Mặc dù hóa trị có thể tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng cũng làm ảnh hưởng đến tế bào khỏe xung quanh. Do đó, bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn như rụng tóc, táo bón, viêm niêm mạc, mệt mỏi, suy nhược, v.v. 

Phương pháp cấy ghép tế bào gốc

Đây là một trong những phương pháp điều trị ung thư máu tiên tiến nhất hiện nay bằng cách sử dụng các tế bào gốc mới khỏe mạnh để thay thế cho các tế bào bệnh. Các tế bào gốc sau khi được truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đường máu có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư và sản sinh ra các tế bào máu mới bình thường. Có 3 hình thức để ứng dụng phương pháp này, bao gồm:

  • Cấy ghép tế bào gốc tự thân của chính người bệnh 
  • Cấy ghép dị thân bằng các tế bào gốc của người hiến tặng
  • Cấy ghép đồng nguyên từ tế bào gốc của các anh chị em sinh đôi

Phương pháp miễn dịch tự thân 

Theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – Viện trưởng Nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ Gen Vinmec đánh giá liệu pháp miễn dịch tự thân là phương pháp điều trị ung thư tiên tiến nhất hiện nay. Nhật Bản là một trong những quốc gia tiên phong và có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc ứng dụng liệu pháp miễn dịch vào điều trị ung thư máu.

Các tế bào miễn dịch được nuôi cấy trong môi trường biệt hóa và được truyền lại vào cơ thể người bệnh với số lượng từ 5-10 tỷ tế bào/lần. Nhờ đó, hệ miễn dịch sẽ được nâng cao, có khả năng ngăn chặn sự phát triển và tấn công của khối u ung thư.  

Liệu pháp miễn dịch tự thân này vô cùng an toàn, lành tính, không gây ra các ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Theo thống kê của bệnh viện K (Hà Nội), hiệu quả điều trị của các bệnh nhân theo phương pháp này đều tăng 25-30%. 

Phương pháp xạ trị

Điều trị ung thư máu bằng xạ trị sẽ sử dụng các nguồn năng lượng cao từ tia X, tia Gamma để tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể tiếp nhận xạ trong (đặt các thuốc có hoạt tính phóng xạ vào trong khối u) hoặc xạ ngoài (áp dụng tia bức xạ từ máy xạ trị). Dù mang lại hiệu quả cao, giúp người bệnh giảm đau đớn, dễ ăn uống, sinh hoạt nhưng phương pháp này vẫn gây ra nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, sạm da, viêm da, viêm phổi, ung thư thứ phát, v.v. 

Top 4 phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến mang lại hiệu quả, an toàn cho người bệnh 

Top 4 phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến mang lại hiệu quả, an toàn cho người bệnh

3. Điều trị ung thư máu tại Nhật Bản 

Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, năm 2020 quốc gia này đã xếp thứ 2 về tuổi thọ trung bình của nữ giới và thứ 3 về tuổi thọ trung bình của nam giới, so với thế giới. Điều này đã chứng minh được phần nào chất lượng y tế cũng như sự quan tâm, đầu tư của chính phủ Nhật đối với an sinh xã hội, hạ tầng y tế. 

Bên cạnh đó, Nhật Bản còn thuộc Top 5 quốc gia có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu (theo tạp chí CEOWORLD 2021). Danh sách thành tích nổi bật trong lĩnh vực điều trị ung thư có thể kể đến sau:

– Tỷ lệ sinh tồn trên 10 năm của bệnh nhân ung thư Nhật Bản đạt 57.2% giai đoạn 2003-2006 (kể từ khi phát hiện bệnh). 

– Tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân ung thư Nhật Bản đạt 68.4% giai đoạn 2009-2011 (kể từ khi phát hiện bệnh).

Những kết quả này vẫn còn tiếp tục tăng mạnh qua từng năm giúp nhiều người bệnh trên thế giới, trong đó có Việt Nam tin tưởng lựa chọn Nhật Bản làm nơi điều trị ung thư máu an toàn, chất lượng cao hiện nay. 

Nhật Bản xếp thứ 5 trên thế giới về chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất

Nhật Bản xếp thứ 5 trên thế giới về chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất

4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị ung thư máu

Người bệnh ung thư máu có thể gặp các triệu chứng chán ăn, buồn nôn nên cần bổ sung các nhóm chất có lợi cho sức khỏe dưới đây: 

Thực phẩm giàu chất sắt 

Ung thư máu sẽ gây ra các vấn đề thiếu hụt hồng cầu, suy giảm lượng máu cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên tăng cường các thực phẩm giàu chất sắt có trong cá, lòng đỏ trứng, thịt bò, các loại đậu, khoai lang, v.v để thúc đẩy tủy xương sản sinh hemoglobin. 

Thực phẩm giàu protein 

Protein có chức năng vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể nên cần bổ sung trong khẩu phần ăn của người bệnh ung thư máu. Các thực phẩm như cá, trứng, thịt nạc, đậu nành, v.v đều rất tốt cho quá trình tổng hợp protein giúp nâng cao hệ miễn dịch, sức khỏe. 

Trái cây và rau củ quả

Không chỉ riêng với ung thư máu mà bệnh nhân ung thư nói chung đều cảm thấy chán ăn, buồn nôn do ảnh hưởng từ quá trình điều trị. Do đó, hãy cung cấp đầy đủ khoáng chất, vitamin C, A, D, E có trong các loại trái cây, rau củ quả để hỗ trợ sức đề kháng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. 

Đồng thời, các thực phẩm này đều có hương vị thơm ngon, dễ ăn, dễ chế biến nên mọi người có thể thường xuyên thay đổi thực đơn thành món xay, ép, sinh tố, súp, v.v để tăng cường khẩu vị cho người bệnh. 

Một số loại nấm

Thành phần chính của các loại thảo dược, nấm dược liệu như đông trùng hạ thảo, nấm thái dương, vân chi, linh chi, linh xanh, v.v có chứa hoạt chất ức chế sự hoạt động của tế bào ung thư là polysaccharide, selen và vitamin. 

Sữa ong chúa

Nhờ thành phần chất 10-HAC có trong sữa ong chúa có thể thúc đẩy quá trình sản sinh bạch cầu, tiêu diệt các tế bào bạch cầu đột biến và ung thư. Mọi người có thể sử dụng thêm sữa ong chúa như một thực phẩm hỗ trợ làm đẹp và ngăn ngừa sự phát triển, tấn công của khối u ác tính. 

Danh sách những thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư máu 

Danh sách những thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư máu

Mong rằng với những chia sẻ, tổng hợp của IIMS Việt Nam về “ung thư máu có chữa được không” trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn có bất kỳ nhu cầu hoặc thắc mắc về điều trị ung thư máu tại Nhật Bản hay tầm soát ung thư toàn diện giá bao nhiêu ở Nhật, xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng, chi tiết nhất!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *