Bệnh Ung Thư Máu Có Lây Không? Lây Qua Con Đường Nào?

Tin mới 02/10/2022 15:52:24. Views: 2,229.

Theo báo cáo của GLOBOCAN 2020, Việt Nam ghi nhận 6289 trường hợp mắc mới và 4781 ca tử vong. Dù xếp thứ 7 trong các loại ung thư thường gặp nhưng nhiều người vẫn mơ hồ về mức độ nguy hiểm cũng như băn khoăn bệnh ung thư máu có lây không. Trong bài viết này, IIMS Việt Nam sẽ đề cập chi tiết hơn về vấn đề này để mọi người có thêm thông tin tham khảo đáng tin cậy.

Đọc thêm các bài viết khác:

[GIẢI ĐÁP] Xét nghiệm ung thư máu bao nhiêu tiền?

Người Bệnh Ung Thư Máu Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?

Tầm soát ung thư máu có tầm quan trọng như thế nào?

Người Bệnh Ung Thư Máu Sống Được Bao Lâu?

Ung thư máu không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Ung thư máu không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh

1. Bệnh ung thư máu có lây không? 

1.1. Giải đáp ung thư máu có lây không? 

Bệnh ung thư máu xảy ra khi các tế bào mau bất thường tăng sinh đột biến, không thể kiểm soát. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong cao. 

Tương tự với một số loại ung thư khác, bệnh ung thư máu xuất phát do các tổn thương gen tạo nên và có khoảng 80% nguyên nhân gây tổn thương gen là từ các tác động, yếu tố bên ngoài. Vì vậy, ung thư máu không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh vì chúng không thuộc vào nhóm bệnh gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. 

1.2. Bệnh ung thư máu lây qua đường nào? 

Bệnh ung thư máu không lây lan với người qua bất kì đường tiếp xúc nào. Do đó, mọi người không nên kì thị, xa lánh hoặc có nhiều hành động khiến người bệnh cảm thấy tổn thương, buồn phiền.

2. Các đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư máu 

Hiểu về những yếu tố nguy cơ gây ung thư máu hàng đầu giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân.

– Nhiễm phóng xạ

Các tia bức xạ ion có thể gây tổn thương mạnh đến các phân tử AND, ARN trong cơ thể khiến các tế bào bị suy giảm tốc độ phân chia, thậm chí là làm chết tế bào. Mức độ nhạy cảm của tế bào bạch huyết đối với tia xạ là cao nhất nên những đối tượng bị phơi nhiễm phóng xạ có nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn người thường. Theo các nghiên cứu khoa học, những nạn nhân còn sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki hoặc các nhân viên làm việc tại nhà máy hạt nhân, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chất phóng xạ đều được xác định có khả năng mắc ung thư máu rất cao. 

– Hút thuốc

Thành phần chính của thuốc lá có chứa nhiều nicotine có khả năng gây rối loạn các chức năng, làm gián đoạn cơ chế tạo máu, dẫn đến tình trạng ung thư máu. Người có thói quen hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động đều có nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn gấp nhiều lần.  

– Tiếp xúc hóa chất 

Các loại hóa chất benzen, xăng dầu, khói thuốc lá, bụi gỗ, các chất độc hóa học hoặc bức xạ có nhiều trong các môi trường làm việc, sinh sống ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư máu mà mọi người cần lưu ý. 

– Điều trị ung thư 

Quá trình phơi nhiễm phóng xạ không chỉ đến từ việc tiếp xúc ngoài ý muốn mà còn do nhiều người bệnh phải tiếp nhận xạ trị trong điều trị ung thư. Lúc này, các tia bức xạ có thể gây nhiễm xạ cho một phần hoặc toàn bộ cơ thể bệnh nhân khiến họ có khả năng mắc bệnh máu trắng cao hơn người thường. 

– Rối loạn di truyền 

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, có khoảng 5% các trường hợp mắc ung thư máu là do yếu tố di truyền. Thông thường, các loại đột biến gen trong tế bào tủy xương thường gặp là CEBPA, DDX41, RUNX1, v.v. Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng thừa hưởng các yếu tố di truyền trên hoặc biến đổi gen do môi trường tác động.

Ngoài ra, theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), ung thư máu có thể bị gây ra bởi các hội chứng di truyền khác như hội chứng Down, Bloom, Klinefelter, u xơ thần kinh, v.v. 

Những bệnh nhân điều trị ung thư bằng xạ trị có nguy cơ nhiễm phóng xạ cao hơn người thường

Những bệnh nhân điều trị ung thư bằng xạ trị có nguy cơ nhiễm phóng xạ cao hơn người thường

3. Cách phòng ngừa bệnh ung thư máu 

Sau khi đã tìm hiểu và an tâm hơn về việc “bệnh ung thư máu có lây không”, mọi người có thể trang bị thêm một số bí quyết chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh ung thư máu hiệu quả nhất hiện nay: 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Thiết lập một chế độ ăn uống khoa học giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, làm giảm thiểu các nguy cơ mắc ung thư máu cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Mọi người có thể bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt trong các bữa ăn để thúc đẩy quá trình sản sinh hemoglobin. Một số thực phẩm được bác sĩ khuyến khích như cá, lòng đỏ trứng, hải sản, khoai lang, các loại đậu, v.v.

Tình trạng phổ biến nhất ở các bệnh nhân ung thư bạch cầu là sự thiếu hụt của các hồng cầu, dẫn đến việc không cung cấp đủ máu để nuôi cơ thể. Sự tăng trưởng bất thường và đột biến của các tế bào bạch cầu đã làm giảm đi số lượng hồng cầu cần thiết có trong máu. Do đó, bệnh nhân cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất sắt để hỗ trợ tủy xương có thể sản sinh ra hemoglobin, làm giảm đi các vấn đề về sức khỏe do thiếu máu gây ra như xanh xao, gầy yếu, mệt mỏi, v.v.

Theo nhiều nghiên cứu, sữa ong chúa là một trong những sản phẩm làm đẹp, cải thiện nhan sắc và ngăn ngừa ung thư máu tốt nhất hiện nay. Trong sữa ong chúa chứa nhiều chất 10-HAC có khả năng sản sinh bạch cầu tốt đẩy lùi và phá hủy các tế bào bạch cầu đột biến hoặc tế bào ác tính. 

Duy trì lối sống khoa học

Hình thành một chế độ sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, v.v. vừa giúp bạn kiểm soát tốt cơ thể vừa nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng để ngăn chặn sự tấn công của các tế bào gây bệnh. 

Tầm soát ung thư định kỳ 

Theo báo cáo của GLOBOCAN 2020, nước ta ước tính 100.000 người sẽ có 159 người chẩn đoán mắc ung thư và 106 người tử vong. Việc chủ động xét nghiệm ung thư định kì là cơ hội tốt để chẩn đoán và điều trị ung thư trong giai đoạn “vàng”, mở ra cơ hội sống sót cao hơn. 

Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học giúp phòng ngừa ung thư máu hiệu quả

Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học giúp phòng ngừa ung thư máu hiệu quả

4. Điều trị ung thư máu tại Nhật Bản

Năm 2020, Nhật Bản vinh dự đứng thứ 2 về tuổi thọ trung bình của nữ giới Nhật Bản và xếp thứ 3 về tuổi thọ trung bình của nam giới, so với thế giới (Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản). Đây là một trong những minh chứng về chất lượng y tế, an sinh hàng đầu tại xứ sở hoa anh đào nhờ những sự quan tâm và đầu tư mạnh mẽ vào các nghiên cứu, trang thiết bị, cơ sở y tế hiện đại nhất. 

Không chỉ có hệ thống chăm sóc sức khỏe thuộc TOP 5 thế giới, Nhật Bản còn được biết đến với vị trí là quốc gia điều trị ung thư an toàn, danh tiếng hàng đầu thế giới với những thành tích ấn tượng sau: 

– Tỷ lệ sinh tồn trên 10 năm của bệnh nhân ung thư Nhật Bản đạt 57.2% giai đoạn 2003-2006 (kể từ khi phát hiện bệnh). 

– Tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân ung thư Nhật Bản đạt 68.4% giai đoạn 2009-2011 (kể từ khi phát hiện bệnh).

Những con số này vẫn tiếp tục tăng mạnh qua mỗi năm và khiến người nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn Nhật Bản làm điểm đến điều trị ung thư máu uy tín, hiệu quả hiện nay. 

Nhật Bản thuộc top 5 quốc gia có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu 

Nhật Bản thuộc top 5 quốc gia có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu

Mong rằng bài viết về “bệnh ung thư máu có lây không” trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về bệnh lý nguy hiểm này. Nếu có nhu cầu tìm hiểu về quy trình khám, điều trị ung thư tại Nhật Bản hoặc các dịch vụ tầm soát ung thư, ý kiến y tế thứ 2, du lịch y tế, v.v xin vui lòng liên hệ cho IIMS Việt Nam để được giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *