Giải Đáp: Bệnh Ung Thư Phổi Có Chữa Được Không?

Tin mới 23/11/2022 20:59:46. Views: 1,791.

Theo thống kê mỗi năm trên thế giới có khoảng 1.8 triệu người tử vong do ung thư phổi. Trong đó, tại Việt Nam 2020 ghi nhận 26.262 ca mắc mới và 23.797 trường hợp tử vong (theo số liệu của GLOBOCAN). Ung thư phổi xếp thứ 2 trong các loại ung thư phổ biến ở nước ta với số người tử vong tăng mạnh qua mỗi năm. Vì vậy, khi chẩn đoán mắc bệnh, nhiều người quan tâm liệu ung thư phổi có chữa được không. Trong bài viết dưới đây, IIMS Việt Nam sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. 

Xem thêm các bài viết khác:

Khám ung thư phổi ở đâu?

Quy trình và địa chỉ xét nghiệm ung thư phổi chính xác, nhanh chóng

Bệnh Nhân Ung Thư Phổi Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì?

1. Bệnh ung thư phổi có chữa được không? 

1.1. Bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? 

Ung thư phổi là tình trạng các tế bào trong nhu mô phổi hoạt động và phát triển bất thường, vượt tầm kiểm soát. Ở giai đoạn 1, người bệnh có thể kết hợp nhiều phương thức điều trị để nâng cao tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm ở mức 60-80%. Tuy nhiên, sau khi kết thúc trị liệu, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục theo dõi, tái khám định kỳ để ngăn ngừa tái phát. 

1.2. Bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 có chữa được không? 

Khối u ung thư phổi giai đoạn 2 thường có kích thước khoảng 7cm và di căn sang một số hạch bạch huyết lân cận. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), tỷ lệ người bệnh sống trên 5 năm khoảng 30-50%. Tùy thuộc vào mức độ ung thư và vấn đề sức khỏe mà mỗi bệnh nhân được chỉ định các phương án điều trị khác nhau. 

1.3. Bệnh ung thư phổi giai đoạn 3 có chữa được không? 

Trong giai đoạn 3, tế bào ung thư đã diễn biến phức tạp, xâm lấn đến nhiều hạch bạch huyết và cơ quan khác nhau. Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh mà cơ hội điều trị của mỗi người sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Giai đoạn 3A: khối u nguyên phát đã tấn công đến các hạch bạch huyết cùng bên ngực, cơ hội sống trên 5 năm của người bệnh có thể đạt mức 36% (Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ).
  • Giai đoạn 3B: tiên lượng của người bệnh trở nên xấu hơn do các tế bào ác tính đã lan rộng đến hạch bạch huyết ở xa như phía xương đòn, bên ngực còn lại. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của người bệnh còn khoảng 26%. 
  • Giai đoạn 3C: người bệnh phải đối diện với những triệu chứng nguy hiểm như khó thở, ho dữ dội có lẫn máu, đau ngực, xương vai, v.v.
Ung thư phổi có thể điều trị tích cực ở những giai đoạn sớm 

Ung thư phổi có thể điều trị tích cực ở những giai đoạn sớm

1.4. Bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 có chữa được không? 

Từ các số liệu thống kê từ Viện Ung thư Quốc Gia Hoa Kỳ (NCI), có khoảng 57% bệnh nhân phổi phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, bệnh nhân ung thư phổi có thể sẽ được chỉ định điều trị đích hoặc kết hợp  giữa hóa trị và liệu pháp miễn dịch, v.v. nhằm kéo dài thời gian sống.

1.5. Bệnh ung thư phổi di căn có chữa được không? 

Ở các trường hợp di căn, “ung thư phổi có chữa được không” nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh. Tỷ lệ điều trị thành công sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thông thường cơ hội sống trên 5 năm ở thời gian đầu là 50% và tệ nhất ở giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 4%. Ngoài ra, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của các loại ung thư phổi di căn cụ thể như sau: 

  • Ung thư phổi di căn não: nếu được tiếp nhận điều trị sớm khi vừa phát hiện di căn có tỷ lệ sống trên 2 năm đạt mức 60%. Các trường hợp còn lại thường không vượt quá 1 năm.
  • Ung thư phổi di căn xương: tỷ lệ sống sau 6 tháng ở ngưỡng 50%. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc ung thư phổi biểu mô tuyến phổi, tế bào ác tính chỉ vừa tấn công đến một đoạn xương nhỏ có thể tiến hành điều trị, kéo dài tuổi thọ cao hơn. 

2. Các phương pháp chữa ung thư phổi tốt nhất hiện nay 

Kết quả điều trị không chỉ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân, mức độ ung thư, mà phần lớn cần lựa chọn phương án trị liệu thích hợp nhất. Dưới đây là một số giải pháp điều trị ung thư phổi phổ biến nhất hiện nay:

Phương pháp phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương thức điều trị triệt căn, được khuyến khích cho các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu. Lúc này, tình trạng khối u đơn giản, sức khỏe người bệnh còn ổn định, có khả năng đáp ứng điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn các tế bào ác tính tại thùy phổi và nạo vét hạch. Nhờ đó, cơ hội thành công và hồi phục của người bệnh cao, tỷ lệ sống trên 5 năm có thể đạt đến 50%. 

Phương pháp xạ trị 

Phương pháp này sẽ phù hợp hơn với các trường hợp khối u ung thư đã phát triển mạnh không thể phẫu thuật nhưng vẫn còn khu trú, chưa di căn xa. Xạ trị sẽ sử dụng các thiết bị máy chiếu tia năng lượng lớn như tia X, tia gamma, proton, v.v để phá hủy các tế bào ung thư, làm khối u phát triển chậm hơn. Tuy vậy, phóng xạ không thể phân biệt tế bào bệnh và tế bào lành nên sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như khô da, chán ăn, buồn nôn, xơ phổi, rụng tóc, v.v. 

Phương pháp hóa trị 

Điều trị ung thư phổi bằng hóa trị thường được áp dụng cho các bệnh nhân giai đoạn muộn, khi khối u đã lan rộng và khó kiểm soát. Các loại thuốc chứa hoạt chất đặc trị sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ác tính. Ngoài ra, hóa trị còn có thể kết hợp với phẫu thuật, xạ trị để nâng cao hiệu quả trị liệu, giảm kích thước khối u và phá hủy các tế bào ung thư còn sót lại.

Tương tự như xạ trị, phương pháp hóa trị liệu cũng tồn tại những tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe như thiếu máu, chán ăn, suy kiệt, thiếu chất, rụng tóc, viêm nhiễm, v.v. 

Nhật Bản áp dụng nhiều phương pháp, hệ thống máy móc hiện đại trong việc điều trị ung thư phổi 

Nhật Bản áp dụng nhiều phương pháp, hệ thống máy móc hiện đại trong việc điều trị ung thư phổi

Phương pháp điều trị đích 

Điều trị đích hay còn gọi là liệu pháp nhắm trúng đích sẽ sử dụng các loại thuốc đặc trị để nhắm vào gen hoặc protein chuyên biệt tại các khối u ung thư, ngăn cản sự phân chia, lan rộng của các tế bào ác tính. 

Phương án điều trị này không phù hợp với tất cả trường hợp mà chỉ được áp dụng với những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, giai đoạn di căn không thể điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị. Một số loại ung thư phổi cần phải làm xét nghiệm xác định đột biến gen trước khi tiến hành điều trị đích. 

3. Điều trị ung thư phổi tại Nhật Bản 

Hiện nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống y tế chất lượng cao, tiên tiến nhất toàn cầu, Theo tạp chí danh tiếng CEOWORLD 2021 công bố, Nhật Bản thuộc top 5 đất nước có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới. 

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu, điều trị ung thư, mở ra nhiều cơ hội sống cho bệnh nhân nhờ các kỹ thuật, liệu pháp hiện đại nhất như xạ trị ion nặng, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp proton, v.v. Theo dữ liệu của Hiệp hội Trung tâm Ung thư Lâm sàng Nhật Bản 2016, lệ sống sót trên 5 năm cao nhất là ung thư tuyến tiền liệt với 99,2%, theo sau là ung thư vú với 87,5%, ung thư ruột 69,7%, ung thư dạ dày 67,3% và ung thư phổi 33,6% và những con số này vẫn tăng mạnh qua mỗi năm.

Tập đoàn y tế phúc lợi và tổng hợp hàng đầu Nhật Bản IMS có hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. IIMS Việt Nam là đại diện chính thức của IMS tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch y tế, điều trị, tư vấn sức khỏe, có thể giới thiệu khách hàng tới nhiều trung tâm, viện nghiên cứu ung thư hàng đầu Nhật Bản như Bệnh viện Ariake – Hiệp hội nghiên cứu Ung thư (JFCR), Bệnh viện đại học Keio, Bệnh viện Trung tâm Ung thư Quốc gia Higashi, v.v. 

Hình ảnh kết quả điều trị hiệu quả ung thư phổi bằng phương pháp xạ trị ion nặng tại Nhật Bản - Hình ảnh: NIRS

Hình ảnh kết quả điều trị hiệu quả ung thư phổi bằng phương pháp xạ trị ion nặng tại Nhật Bản – Hình ảnh: NIRS

4. Những lưu ý khi chăm sóc người ung thư phổi

Dưới đây là một số hướng dẫn hiệu quả cách chăm sóc, hỗ trợ xử lý các triệu chứng, vấn đề của người bệnh ung thư phổi như sau:

Kiểm soát triệu chứng khó thở 

Bệnh nhân có thể liên tục gặp khó thở, thở nhanh do sự suy giảm chức năng phổi, tràn dịch màng phổi. Người bệnh có thể làm thuyên giảm các triệu chứng này bằng cách: 

  • Chọc dịch màng phổi để tăng cường dẫn lưu dịch màng phổi, hạn chế áp lực cho khoang màng phổi 
  • Thực hiện các bài tập kỹ thuật thở đều, thể dục để hỗ trợ phục hồi chức năng phổi 
  • Lựa chọn các tư thế nằm, ngồi thích hợp như nửa nằm nửa ngồi, vận động nhẹ nhàng, sử dụng quạt, gối thư giãn. 

Giảm triệu chứng đau nhức 

Một số phương pháp điều trị ung thư phổi có thể gây ra cảm giác đau đớn, mệt mỏi cho người bệnh. Để làm giảm cơn đau, bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện xạ trị giảm đau, kết hợp các bài tập thư giãn, thiền định, châm cứu, v.v. 

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học

Người bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đều cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, mất khẩu vị do ảnh hưởng của quá trình điều trị. Việc thiếu hụt dinh dưỡng có thể khiến suy giảm hiệu quả trị liệu, suy nhược cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, người nhà nên cân bằng dinh dưỡng và bổ sung các nhóm chất sau vào khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: thành phần canxi, protein có trong sữa sẽ cung cấp thêm năng lượng cho người bệnh, giảm bớt triệu chứng mệt mỏi, uể oải, tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Chất béo thực vật: có nhiều trong dầu oliu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, bơ, v.v giúp ngăn ngừa sự giảm cân cho bệnh nhân ung thư phổi. 
  • Trà xanh: hợp chất polyphenols từ trà xanh có khả năng chống oxy hóa, phòng tránh ung thư hiệu quả nhưng chỉ được khuyến khích uống tối đa 2 tách trà/ngày để không gây ra mất ngủ. 

Bên cạnh đó, mọi người nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa trong ngày, chế biến đơn giản, hạn chế các gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ. 

Khắc phục rối loạn giấc ngủ

Việc rối loạn giấc ngủ, khó ngủ thường gặp ở các bệnh nhân phải tiếp nhận điều trị thường xuyên. Dưới đây là một số giải pháp giúp cải thiện giấc ngủ ổn định hơn: 

  • Luyện tập các bài thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày để kích thích cơ thể có giấc ngủ sâu hơn
  • Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, đồ uống chứa caffein, nicotine và thức ăn cay
  • Hạn chế xem tivi, điện thoại trước giờ ngủ ít nhất 30 phút 
  • Xây dựng một không gian nghỉ ngơi thoải mái, yên tĩnh, nhiệt độ và ánh sáng phù hợp. 

Lưu ý khác

Hiện nay, nhiều trung tâm, cơ sở y tế kém chất lượng lợi dụng lòng tin, tâm lý lo lắng của người bệnh mà đưa ra các phương án điều trị hoặc tư vấn không chính xác. Bệnh nhân và người nhà nên cân nhắc tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định. Ngoài ra, cần xin lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng các thực phẩm chức năng, thuốc uống quảng cáo tràn lan trên các nền tảng quảng cáo Youtube, mạng xã hội, v.v để tránh mất tiền oan. Người bệnh cũng không nên kiêng quá nhiều đặc biệt là sau phẫu thuật, có thể dẫn đến tình trạng suy kiệt, nên uống các loại nước ép rau củ quả, như củ dền, cà rốt,…để tăng cường sức khỏe cho cơ thể. 

Người bệnh ung thư phổi nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Người bệnh ung thư phổi nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Trên đây là những tổng hợp chi tiết nhất từ IIMS Việt Nam về “ung thư phổi có chữa được không” cùng các giải pháp trị liệu, chăm sóc người bệnh tốt nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến quy trình điều trị ung thư phổi tại Nhật xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam để được hỗ trợ chu đáo nhất!

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *