Ung thư tuyến tụy được đánh giá là một trong những loại bệnh hiếm gặp nhưng lại có tỉ lệ tử vong vô cùng cao. Theo báo cáo từ GLOBOCAN 2020, Việt Nam có 1113 ca mắc mới và 1065 trường hợp tử vong do ung thư tuyến tụy. Đứng trước mức độ nguy hiểm của bệnh, nhiều người lo ngại không biết “ung thư tuyến tụy có chữa được không”. IIMS-VNM sẽ giúp bạn có lời giải đáp cụ thể thông qua bài viết dưới đây!
Xem thêm các bài viết khác:
7 cách kiểm tra ung thư tuyến tụy CHÍNH XÁC nhất
Những Điều Cần Biết “Ung Thư Tuyến Tụy Sống Được Bao Lâu?
Tuyến tụy có chức năng sản xuất ra enzyme tiêu hóa và hormone insulin, glucagon để điều hòa mức đường huyết. Khi các tế bào ngoại tiết trong tuyến tụy phân chia, tăng trưởng vượt tầm kiểm soát sẽ gây ra bệnh ung thư tuyến tụy. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh rất nhỏ so với các loại ung thư phổ biến khác nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh và dẫn đến nguy cơ ung thư. Vậy ung thư tuyến tụy có chữa được không?
Khối u ung thư tuyến tụy ở giai đoạn 1 thường có kích thước dưới 2cm, chỉ vừa khởi phát và còn khu trú. Nếu người bệnh được chẩn đoán sớm ở giai đoạn này có thể nâng cao tỉ lệ điều trị thành công lên đến 80%. Ngược lại, nếu không thực hiện trị liệu, tỉ lệ sinh tồn trên 5 năm không vượt quá 35% (theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ).
So với giai đoạn đầu, ung thư đã diễn biến phức tạp hơn, các khối u giai đoạn 2 đã lớn trên 4cm nhưng chưa lan rộng đến cơ quan lân cận. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt các triệu chứng như vàng da, chán ăn, đau bụng dữ dội, tiêu chảy hoặc tiêu chảy phân mỡ. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân sẽ đạt mức 10-13% nếu được điều trị phù hợp.
Tỉ lệ sống trên 5 năm của người bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn 3 là khoảng 3-10% sau khi chẩn đoán. Các trường hợp nặng không thể điều trị phẫu thuật cắt bỏ u tuyến tụy thì thời gian sống trung bình là 8-12 tháng hoặc thậm chí thấp hơn từ 3-6 tháng. Nguyên nhân là do các khối u có kích thước lớn bất kỳ, tấn công đến ít nhất 4 hạch bạch huyết.
Ở giai đoạn cuối, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn như vàng da, nặng mắt do tích tụ nhiều bilirubin trong gan, nước tiểu sẫm màu, đau thắt vùng lưng, bụng, v.v.
Hiện tại, người bệnh ở giai đoạn này có thể được chỉ định hóa trị, sử dụng thuốc đích, v.v để kéo dài thời gian sống.
Phẫu thuật ung thư tuyến tụy
Với các bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn 1 và 2, bác sĩ sẽ ưu tiên xử lý bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u ở vùng đầu, thân hoặc đuôi tụy. Ngoài ra, nếu ung thư di căn đến các cơ quan gần, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định loại bỏ một phần ruột non, ống mật, túi mật, các hạch bạch huyết gần tuyến tụy. Các ống mật và tuyến tụy còn lại sẽ được kết nối với phần ruột non để các enzyme có thể hoạt động bình thường.
Phương pháp hóa trị
Hóa trị liệu là giải pháp truyền các hóa chất đặc trị để tiêu diệt tế bào ung thư thông qua đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch. Đối với trường hợp ung thư tuyến tụy đã di căn đến những vùng mạch máu, không thể phẫu thuật, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc phổ biến như gemcitabine, 5-FY, capecitabine, v.v. Việc điều trị sẽ diễn ra theo chu kỳ để cơ thể kịp hồi phục và thích ứng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của hóa trị là ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các triệu chứng như thiếu máu, chán ăn, suy kiệt, thiếu chất, rụng tóc, v.v.
Phương pháp xạ trị
Xạ trị thường không được sử dụng nhiều trong ung thư tuyến tụy do chất lượng điều trị không cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay, một số loại thuốc như 5-FU, gemtabicine có thể tăng độ nhạy của tế bào ung thư với tia xạ, hỗ trợ hiệu quả điều trị tốt hơn.
Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư khó phát hiện sớm và có tỉ lệ sống thấp nhất chỉ với 6.6% giai đoạn 2010-2012 (theo số liệu của Hiệp hội Trung tâm Ung thư Lâm sàng Nhật Bản). Tuy nhiên, với những nỗ lực nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật điều trị ung thư mới nhất như liệu pháp tế bào gốc, con số này đã nâng lên thành 12.1% vào giai đoạn 2011-2013 và còn tăng mạnh qua mỗi năm.
Để đạt được những thành tích ấn tượng này, ngành y tế Nhật Bản đã luôn phấn đấu, cải thiện chất lượng và lọt vào top 5 quốc gia có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu (tạp chí CEOWORLD 2021).
Mỗi năm, nước ta có hơn 40.000 trường hợp ra nước ngoài khám, điều trị bệnh và không ít người lựa chọn Nhật Bản làm nơi tư vấn, chữa trị ung thư an toàn, uy tín bởi những lý do sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Người bệnh ung thư tụy thường xuyên cảm thấy chán ăn, buồn nôn, mất khẩu vị và đau bụng. Do đó, mọi người có thể chăm sóc dinh dưỡng cho họ theo các nguyên tắc sau:
Chăm sóc, động viên tinh thần người bệnh
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, tâm lý người bệnh đều rất suy sụp, lo lắng và chán nản. Lúc này, người nhà nên bên cạnh an ủi, động viên để họ có cuộc sống vui vẻ, thoải mái, giữ tinh thần lạc quan để nâng cao hiệu quả điều trị. Trong nhiều trường hợp, gia đình có thể kết hợp các phương pháp trị liệu tâm lý cần thiết để hỗ trợ.
Quan tâm đến tình trạng sức khỏe người bệnh
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần uống thuốc và thực hiện các buổi tái khám, trị liệu đúng giờ cũng như tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Gia đình nên đồng hành cùng người bệnh trong các giai đoạn này để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, nguy hiểm. Ngoài ra, mọi người có thể giúp họ giảm bớt các triệu chứng bằng cách xoa bóp, thực hiện các bài tập, vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.
Mong rằng những thông tin về “ung thư tuyến tụy có chữa được không” cùng các phương pháp điều trị phổ biến mà IIMS-VNM đã chia sẻ có thể giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc nhu cầu tìm hiểu về quy trình điều trị ung thư tuyến tụy tại Nhật Bản hoặc khám chữa bệnh tại Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM để được tư vấn chi tiết nhất!
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam
Hotline: 024 3944 0914
Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Email: info@iims-vnm.com
Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official
Nguồn tham khảo:
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pancreatic-cancer/pancreatic-cancer-prognosis
https://www.cancer.org/cancer/pancreatic-cancer/detection-diagnosis-staging/survival-rates.html
https://benhvienk.vn/cac-giai-doan-va-cach-dieu-tri-ung-thu-tuy-nd34691.html
Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM.