Giải Đáp: Bệnh Ung Thư Vú Có Chữa Được Không?

Tin mới 13/11/2022 09:22:53. Views: 1,808.

Ung thư vú là một trong các loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới với 21.555 trường hợp mắc mới và 9.345 ca tử vong tại Việt Nam (theo báo cáo của GLOBOCAN 2020). Đứng trước tỷ lệ tử vong cao này, nhiều chị em lo lắng việc “ung thư vú có chữa được không” cũng như các phương pháp điều trị hàng đầu hiện nay. Thấu hiểu những băn khoăn và sự quan tâm của mọi người, IIMS Việt Nam sẽ gửi đến bạn những thông tin giải đáp cụ thể nhất trong bài viết sau đây. 

Xem thêm các bài viết khác:

12 Thực phẩm vừa chống ung thư, vừa thanh lọc cơ thể

Những Điều Cần Biết: Bệnh Ung Thư Vú Có Di Truyền Không?

Người Bệnh Ung Thư Vú Ở Mỗi Giai Đoạn Sống Được Bao Nhiêu Năm

1. Bệnh ung thư vú có chữa được không? 

1.1. Bệnh ung thư vú giai đoạn đầu có chữa được không? 

Đối với người bình thường, các tế bào tuyến vú sẽ dần mất đi theo cơ chế thiết lập sẵn trong cơ thể. Với trường hợp tế bào ở các mô tuyến vú này phát triển nhanh chóng, bất thường sẽ gây ra bệnh ung thư vú. Ở giai đoạn sớm, ung thư vú rất khó để phát hiện do chúng không có nhiều triệu chứng đặc trưng. Do đó, rất nhiều người bệnh đã bỏ qua thời gian tốt nhất để điều trị bệnh. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền y học hiện đại, ung thư vú hoàn toàn có thể điều trị và phục hồi thành công. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), tiên lượng sống trên 5 năm của bệnh nhân có thể đạt 92% do khối u chỉ vừa khởi phát, nhỏ hơn 2cm và chưa di căn xa. 

1.2. Bệnh ung thư vú giai đoạn 2 có chữa được không? 

Khi bước qua giai đoạn 2, người bệnh sẽ phải đối diện với nhiều dấu hiệu, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như đau tức vùng ngực dữ dội, xuất hiện nếp nhăn bất thường tại nhiều vùng da, có mụn nước, ngứa rát dai dẳng, v.v. Lúc này, kích thước khối u có thể dao động từ 2-5cm, có tình trạng di căn đến một số hạch bạch huyết ở vùng nách, xương ức. Việc tiếp nhận điều trị ở giai đoạn 2 có thể nâng cao tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của người bệnh lên khoảng 75% (theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ). 

1.3. Bệnh ung thư vú giai đoạn 3 có chữa được không? 

Ở giai đoạn 3, ung thư vú có chữa được không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xác định được tình trạng khối u và diễn biến của bệnh. Các tế bào ung thư đã phát triển mạnh mẽ và xâm lấn đến 4-9 hạch bạch huyết ở các cơ quan lân cận. Người bệnh phải chịu đựng các cơn đau lưng, vai, gáy dữ dội và dai dẳng. Các vùng quanh nách sẽ xuất hiện khối u, vết sưng đau và ngày càng nghiêm trọng. Dù hiệu quả điều trị không còn khả quan như ở các giai đoạn đầu nhưng tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân vẫn đạt mức 67% nếu có phương án trị liệu thích hợp (Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ). 

1.4. Bệnh ung thư vú giai đoạn 4 có chữa được không?

Các tế bào ung thư vú đã di căn hầu hết các bộ phận, cơ quan trong cơ thể như gan, thận, não, phổi, v.v làm suy giảm các chức năng sống và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiện tại, có nhiều phương pháp điều trị tiên tiến có thể giúp kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn như điều trị đích, điều trị miễn dịch, v.v.Với các bệnh nhân có sức khỏe tốt, tinh thần lạc quan, vui vẻ có thể chống chọi bệnh tật, tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm đạt mức 20%. 

Ung thư vú có thể điều trị và hồi phục thành công nếu được chẩn đoán và có phương án trị liệu phù hợp 

Ung thư vú có thể điều trị và hồi phục thành công nếu được chẩn đoán và có phương án trị liệu phù hợp

2. Các phương pháp chữa ung thư vú tốt nhất hiện nay 

Điều trị ung thư vú bằng phẫu thuật 

Phẫu thuật là một trong những phương án điều trị ung thư vú hàng đầu hiện nay. Tùy thuộc vào tình trạng khối u mà bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ một bên vú hoặc toàn bộ hai vú. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư, các hạch bạch huyết dưới vùng cánh tay hoặc lớp thành ngoài cơ ngực. Trước khi tiến hành, các bác sĩ sẽ hội chẩn, thăm khám để ra quyết định tốt nhất cho sức khỏe người bệnh mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. 

Điều trị ung thư vú bằng xạ trị

Cơ chế hoạt động của xạ trị là sử dụng chùm năng lượng cao trong các tia X, tia gamma để chiếu thẳng và tiêu diệt các tế bào ác tính. Xạ trị bao gồm xạ ngoài được thực hiện bởi các loại thiết bị, máy móc tiên tiến và xạ trong bằng cách đặt chất phóng xạ vào bên trong cơ thể. 

Trong các trường hợp khối u lớn, phát triển phức tạp hoặc đã tấn công vào các hạch bạch huyết, bác sĩ có thể xạ trị vào thành ngực sau khi cắt bỏ toàn bộ vú. Vì các tia phóng xạ không thể phân biệt tế bào bệnh và tế bào lành nên sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe như mệt mỏi, suy nhược, tổn thương tim, phổi, ung thư thứ phát, v.v.

Điều trị ung thư vú bằng hóa trị 

Hóa trị là phương pháp sử dụng một số loại thuốc đặc trị có khả năng ức chế tế bào ung thư được truyền vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch. Nếu sau phẫu thuật, các khối u vẫn có nguy cơ tái phát cao hoặc di căn sẽ được các bác sĩ chỉ định hóa trị để ngăn ngừa tái phát. 

Tác dụng phụ của hóa trị liệu sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại thuốc. Nhìn chung, các triệu chứng thường gặp là rụng tóc, buồn nôn, chán ăn, cơ thể dễ nhiễm trùng, mãn kinh sớm, vô sinh, tổn thương chức năng của tim, thận, hệ thần kinh, v.v. 

Điều trị ung thư vú bằng thuốc nhắm trúng đích 

Trong cơ thể người bệnh tồn tại một loại protein được các tế bào ung thư vú sản xuất quá mức gọi là HER2. Quá trình điều trị thuốc nhắm trúng đích nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đặc hiệu này. Bằng cách nhắm vào các tế bào tạo ra quá nhiều HER2, thuốc có thể tấn công các tế bào bệnh mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh.

Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ các khối u ung thư, các hạch bạch huyết dưới vùng cánh tay hoặc lớp thành ngoài cơ ngực 

Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ các khối u ung thư, các hạch bạch huyết dưới vùng cánh tay hoặc lớp thành ngoài cơ ngực

3. Điều trị ung thư vú tại Nhật Bản 

Ung thư vú không phải là căn bệnh “vô phương cứu chữa” như nhiều người vẫn nhầm tưởng mà hoàn toàn có thể điều trị thành công. Tỷ lệ sống trên 10 năm của người bệnh điều trị ung thư vú Nhật Bản đạt ngưỡng 91.1% (theo báo cáo của Trung tâm Ung thư Quốc gia năm 2016). Con số này vẫn còn tiếp tục tăng qua mỗi năm, mở ra nhiều cơ hội cho người bệnh. 

Theo nhiều khảo sát y học gần đây công bố, tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân ung thư vú, ung thư buồng trứng tại Nhật Bản cao hàng đầu thế giới, vượt qua nhiều nước phát triển khác như Mỹ, Bắc Island, Na Uy, v.v.

Với hệ thống chăm sóc sức khỏe thuộc top đầu thế giới, Nhật Bản mang đến các cơ hội điều trị ung thư vú tốt nhất cho bệnh nhân (Nguồn: Tạp chí CEO WORLD 2021) 

Với hệ thống chăm sóc sức khỏe thuộc top đầu thế giới, Nhật Bản mang đến các cơ hội điều trị ung thư vú tốt nhất cho bệnh nhân (Nguồn: Tạp chí CEO WORLD 2021)

4. Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư vú

Dưới đây là một số vấn đề quan trọng cần lưu ý trong quá trình chăm sóc người bệnh trong và sau điều trị ung thư vú:

Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bệnh nhân sau khi tiếp nhận trị liệu sẽ chịu nhiều ảnh hưởng như rụng tóc, suy giảm sức khỏe cũng như các vấn đề về tâm lý. Mọi người có thể áp dụng một số thói quen hoạt động, sinh hoạt sau để cải thiện các tình trạng trên:

  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái, nên sử dụng các loại áo lót thể thao hoặc áo ngực hỗ trợ
  • Luyện tập các bài tập hít thở và tập ho, giữ lưng thẳng khi đi bộ hoặc vận động 
  • Trong các trường hợp đau đớn sau phẫu thuật có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
  • Không mang vác đồ đạc quá nặng cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn. 

Chăm sóc vết thương đúng cách 

Đối với các bệnh nhân phẫu thuật cần chăm sóc vết mổ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu xuất hiện các tình trạng bất thường, viêm nhiễm vết mổ phải báo ngay cho cơ sở điều trị để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời. Một số dấu hiệu, vấn đề mà bạn nên lưu ý như sau:

  • Bàn tay, cánh tay phía bên ngực phẫu thuật bị sưng tấy 
  • Đỏ hoặc nóng rát vết mổ
  • Tiết nhiều dịch, có mùi hôi khó chịu
  • Vết thương đau dữ dội khi chạm vào 
  • Cơ thể nóng sốt, nhiệt độ trên 38.5 độ C
  • Gặp khó khăn khi vận động, tập thể dục. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Người bệnh ung thư vú có thể cảm thấy chán ăn, buồn nôn, mất khẩu vị dẫn đến cơ thể suy nhược, sức khỏe giảm sút. Trong quá trình hồi phục, mọi người cần chú trọng bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau, trái cây tươi, hạn chế chất béo động vật các thực phẩm có cồn, chế biến sẵn, chứa nhiều muối lên men. 

Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân được các chuyên gia khuyến nghị như ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, khoai lang và uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng táo bón. 

Người bệnh cần lựa chọn các trang phục phù hợp và chú ý chăm sóc vết thương cẩn thận sau quá trình điều trị 

Người bệnh cần lựa chọn các trang phục phù hợp và chú ý chăm sóc vết thương cẩn thận sau quá trình điều trị

Trên đây là những tổng hợp mới nhất xoay quanh vấn đề “ung thư vú có chữa được không” từ IIMS Việt Nam. Mong rằng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn có thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn chuyên sâu về điều trị ung thư vú tại Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam để được hỗ trợ tận tình nhất!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *