Tìm Hiểu: Bệnh Ung Thư Xương Có Chữa Được Không?

Tin mới 22/10/2022 22:05:54. Views: 1,554.

Ung thư xương có thể khởi phát ở bất kì vùng xương nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở xương dài của cánh tay và cẳng chân. Đây là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất hiện nay do không có nhiều triệu chứng điển hình khiến người bệnh khó phát hiện và tiếp nhận điều trị kịp thời. Trong bài viết này, IIMS Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp liệu “ung thư xương có chữa được không”.

Tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề:

TOP 7 xét nghiệm ung thư xương [CHÍNH XÁC NHẤT]

Bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Khám ung thư xương hàm ở đâu?

1. Bệnh ung thư xương có chữa được không? 

1.1. Bệnh ung thư xương giai đoạn 1 có chữa được không? 

Ở giai đoạn 1, ung thư xương chưa có nhiều dấu hiệu đặc trưng do các tế bào ác tính chỉ mới khởi phát, chưa xâm lấn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên các cấu trúc xương. Nếu không thực hiện các tầm soát ung thư như chụp Xquang, chụp PET/CT, chụp cắt lớp vi tính, v.v mọi người thường rất khó phát hiện bệnh và bỏ qua thời điểm vàng để chữa trị. Theo báo cáo từ Viện Ung thư Quốc Hoa Kỳ cho biết, nếu được tiến hành phẫu thuật ở giai đoạn 1, tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của người bệnh có thể đạt đến 80%. 

1.2. Bệnh ung thư xương giai đoạn 2 có chữa được không? 

Khi bước vào giai đoạn 2, các khối u ung thư đã phát triển phức tạp hơn nhưng chưa di căn đến các cơ quan hoặc hạch bạch huyết lân cận. Tuy vậy, các cấu trúc xương đã bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng làm suy giảm nhẹ về chức năng. Một số dấu hiệu bất thường có thể cảm nhận ở giai đoạn này là vùng xương bị sưng tấy bất thường hoặc nổi cục, các cơn đau dữ dội, kéo dài vào ban đêm. Nếu có phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh có khoảng 70% cơ hội sống trên 5 năm. 

1.3. Bệnh ung thư xương giai đoạn 3 có chữa được không?

Ở giai đoạn 3, các tế bào ác tính đã tấn công vào các hạch bạch huyết lân cận và nhiều vị trí trên cùng một xương gây ra các cơn đau nhức, sưng tấy và suy giảm chức năng xương. Nghiêm trọng hơn, nhiều người bệnh phải đối mặt với chứng teo cơ tương ứng kèm theo. Những tác động vật lý nhẹ đã có thể gây tổn thương cho xương, thậm chí là làm liệt vĩnh viễn. Việc điều trị lúc này không còn mang lại kết quả khả quan như những giai đoạn sớm nhưng vẫn giúp người bệnh có khoảng 60% cơ hội sống trên 5 năm. 

1.4. Bệnh ung thư xương giai đoạn 4 có chữa được không? 

Hầu hết thời gian sống của các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối chỉ còn được tính bằng tháng do các khối u đã tiến triển nhanh chóng, xâm lấn đến nhiều cơ quan xa như gan, thận, phổi, não, v.v. Người bệnh lúc này không thể đáp ứng được với các phương pháp điều trị thông thường mà sẽ ưu tiên các liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ để nâng cao chất lượng sống. Với những trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, sức đề kháng tốt, tinh thần lạc quan vẫn có 20-50% cơ hội sống trên 5 năm. 

1.5. Bệnh ung thư di căn xương có chữa được không 

Ung thư xương di căn thường gặp với các bệnh nhân được chẩn đoán mắc các loại ung thư khác trước đó hoặc những người ung thư xương giai đoạn cuối. Điều này đồng nghĩa với việc họ không còn cơ hội để điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể tiếp nhận điều trị để kéo dài sự sống. Tùy thuộc vào từng loại ung thư mà tình trạng di căn xương có khả năng chữa trị khác nhau, cụ thể:

  • Ung thư vú di căn xương: theo tạp chí Annals of Oncology 2018, người bệnh ung thư vú di căn xương có thể sống trung bình 8.3 năm, tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm và 10 năm lần lượt là 73% và 41% nếu có phương pháp điều trị phù hợp. 
  • Ung thư phổi di căn xương: các bệnh nhân ung thư phổi di căn xương chỉ có khoảng 50% cơ hội sống trên 6 tháng. 
  • Ung thư tuyến tiền liệt di căn xương: các khối u ung thư tuyến tiền liệt thường tấn công các vị trí như xương cột sống, xương chậu hoặc thông qua đường máu hoặc hệ hạch bạch huyết. Tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh cũng chỉ ở mức khoảng 6%. 
Tùy vào vị trí ung thư xương di căn mà tỷ lệ điều trị thành công sẽ khác nhau 

Tùy vào vị trí ung thư xương di căn mà tỷ lệ điều trị thành công sẽ khác nhau

2. Các phương pháp chữa ung thư xương tốt nhất hiện nay 

2.1. Điều trị ung thư xương bằng phẫu thuật 

Đối với các trường hợp ung thư xương ở giai đoạn sớm, phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ những khối u ác tính và các cấu trúc mô xung quanh. Ngoài ra, phương pháp này còn được chỉ định cho người bệnh ở giai đoạn muộn để làm giảm sự chèn ép của khối u lên các cơ quan, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử và nâng cao chất lượng sống cho họ. 

Tùy theo thể trạng sức khỏe mà phẫu thuật có thể kết hợp cùng nhiều liệu pháp điều trị khác để mang lại kết quả tốt nhất. Một số trường hợp tế bào ác tính đã di căn xa đến các bộ phận khác sẽ không thể tiến hành phẫu thuật. 

2.2. Điều trị ung thư xương bằng xạ trị 

Nguồn năng lượng mạnh từ các tia bức xạ X, tia gamma có thể phá hủy các tế bào ung thư và ngăn chặn sự tái phát của chúng. Tuy nhiên, trong ung thư xương, xạ trị không được ưu tiên sử dụng cho mục tiêu điều trị dứt điểm mà chỉ có khả năng chống đau, chống gãy xương. Người bệnh có thể tiếp nhận xạ trị bên trong và bên ngoài như sau:

  • Tia xạ ngoài: các chất phóng xạ nằm bên ngoài cơ thể được các chuyên gia sử dụng các loại máy điều trị tia xạ để chiếu thẳng lên các vùng bị tổn thương để tiêu diệt tế bào ác tính. Phương pháp này sẽ được cân nhắc cho các bệnh nhân giai đoạn sớm.
  • Tia xạ áp sát: các nguồn phóng xạ sẽ được đặt trong cơ thể người bệnh và gần với các tế bào ung thư hoặc khối u ác tính để nâng cao tính chuyên biệt. Phương pháp này thường sẽ kết hợp với tia xạ ngoài và một số liệu pháp điều trị khác. 

2.3. Điều trị ung thư xương bằng hóa trị

Khi các phương pháp xạ trị hay phẫu thuật đều không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ phải sử dụng các loại thuốc đặc trị ung thư và một số hóa chất để ức chế sự hoạt động của tế bào ác tính. 

Các bệnh nhân ung thư xương giai muộn có thể sử dụng phương pháp hóa trị để kéo thời gian sống 

Các bệnh nhân ung thư xương giai muộn có thể sử dụng phương pháp hóa trị để kéo thời gian sống

 3. Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư xương

Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư xương, giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao hiệu quả điều trị:

Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trong rau xanh có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, có khả năng ức chế sự hoạt động của các tế bào ung thư. Ngoài ra, thành phần chính trong nhiều loại rau củ có màu vàng như ớt, cà rốt, bí đỏ, v.v là vitamin, khoáng chất cần thiết cho người bệnh ung thư xương, hỗ trợ kháng viêm, cải thiện tình trạng suy nhược. 

Sử dụng các loại thịt 

Lượng protein và sắt cao có trong các loại thịt như gà, vịt, ngan, bò, hải sản, v.v sẽ giúp người bệnh hạn chế các triệu chứng mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, tăng cường quá trình trao đổi oxy trong máu đến các tế bào. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ thịt trong các bữa ăn còn giúp ngăn chặn tình trạng thiếu máu, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Uống trà xanh

Thành phần chính của trà xanh là flavonoid có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho các bệnh nhân ung thư xương.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa là thực phẩm cần thiết giúp cho xương thêm chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh lý về xương nguy hiểm khác. Đối với những bệnh nhân ung thư xương nên bổ sung thêm các thực phẩm từ sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày, góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe sau điều trị. 

Sữa và các sản phẩm từ sữa rất tốt cho các bệnh nhân ung thư xương

Sữa và các sản phẩm từ sữa rất tốt cho các bệnh nhân ung thư xương

4. Điều trị ung thư xương tại Nhật Bản

Dưới đây là những lý do hàng đầu mà nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn Nhật Bản làm nơi điều trị ung thư xương an toàn, chất lượng: 

– Theo báo cáo của tạp chí CEOWORLD 2021, Nhật Bản xếp thứ 5 về chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu, vượt qua nhiều quốc gia phát triển khác như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, v.v. 

– Hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ y tế chuyên nghiệp, là một trong những quốc gia tiên phong ứng dụng công nghệ xạ trị ion nặng vào trị liệu ung thư. Đây là phương pháp điều trị ung thư được đánh giá cao bởi tính an toàn và hiệu quả. Nhờ có chùm hạt ion nặng được gia tốc đạt đến 70% tốc độ ánh sáng, chiếu thẳng trực tiếp và phá hủy các khối u với độ chính xác cao, giảm thiểu các ảnh hưởng và tác dụng phụ lên tế bào lành. 

Tuy nhiên, có một vấn đề khách hàng cần lưu ý khi điều trị ung thư tại Nhật Bản là nhiều bệnh viện điều trị ung thư hàng đầu tại đây không tiếp nhận trực tiếp bệnh nhân nước ngoài mà cần thông qua các đơn vị hỗ trợ y tế chuyên nghiệp. 

Thấu hiểu những khó khăn này, IIMS Việt Nam đã triển khai nhiều dịch vụ du lịch y tế, hỗ trợ mọi thủ tục, giấy tờ xin visa, xếp lịch hẹn khám bệnh, v.v giúp người bệnh thuận tiện hơn trong việc khám điều trị bệnh tại Nhật Bản. IIMS Việt Nam tự hào là đại diện của tập đoàn y tế phúc lợi và tổng hợp IMS với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên có trình độ cao, sẵn sàng giải quyết và hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng. 

Hiệu quả điều trị ion nặng trong một số loại ung thư phổ biến tại Nhật Bản

Hiệu quả điều trị ion nặng trong một số loại ung thư phổ biến tại Nhật Bản

Trên đây là những thông tin tổng hợp về “bệnh ung thư xương có chữa được không” cùng một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc về dịch vụ y tế, khám điều trị ung thư tại Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam để được hỗ trợ tận tình nhất!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *