Dấu hiệu ung thư vú – Thông tin quan trọng bạn cần biết

Tin mới 12/07/2021 14:29:59. Views: 3,724.

Theo GLOBOCAN (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế – International Agency for Research on Cancer), ước tính năm 2020 trên thế giới có khoảng hơn 2,2 triệu ca mắc mới ung thư vú và 684.996 ca tử vong. Ở các nước phát triển, cứ 8 người thì có 1 người mắc ung thư vú. Ở châu Âu, cứ 2 phút lại có thêm 1 người mắc ung thư vú và cứ 6 phút lại có 1 người chết vì ung thư vú. Gần đây, tại các nước trên giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tỉ lệ mắc ung thư vú đều có xu hướng tăng. Việc phát hiện sớm giúp người bệnh nâng cao tỉ lệ chữa trị thành công. Chính vì vậy, các chị em cần phải kiểm tra sức khỏe định kì, tầm soát ung thư hoặc ghi nhớ những triệu chứng, dấu hiệu ung thư vú dưới đây để đi khám ngay, tránh trường hợp phát hiện quá muộn.

Xem thêm:

Tại sao nên tầm soát ung thư tại Nhật Bản?

Tổng hợp phương pháp xét nghiệm phát hiện ung thư sớm

4 thông tin quan trọng khi khám sàng lọc ung thư

1. Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng phân chia mạnh, xâm lấn xung quanh và di căn xa.

2. Nguyên nhân gây ung thư vú

Ung thư vú sinh ra do các đột biến gen làm tế bào sản sinh không kiểm soát được, khoảng 5 – 7% do nguyên nhân di truyền, còn lại hơn 90% trường hợp chịu tác động của các yếu tố môi trường và thói quen sinh hoạt.

Di truyền: Có khoảng 5 – 7% các trường hợp ung thư vú do các đột biến gen. Các đột biến gen BRCA1/2 di truyền này, gặp cả ở nữ giới và nam giới, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số ung thư khác. Ngoài gen BRCA, thì còn một số đột biến gen khác nữa (p53, PTEN, v.v.) cũng tác động vào quá trình hình thành khối u tuyến vú.

Môi trường: Những tác nhân ngoài môi trường như tia tử ngoại, tia X, hóa chất, khói xe, vi sinh vật, v.v có thể làm cho các gen dễ bị đứt gãy trong quá trình sao chép, là điều kiện để các đột biến xuất hiện.

Thói quen sinh hoạt: Do các tế bào tuyến vú hoạt động phụ thuộc vào nội tiết tố estrogen, nên các nguyên nhân làm tăng estrogen như béo phì, thừa cân, uống nhiều đồ có cồn, sử dụng liệu pháp hormone estrogen thay thế, v.v. có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Các yếu tố nguy cơ

  • Tuổi: Gần 80% các trường hợp ung thư vú được phát hiện ở nữ giới độ tuổi trên 50. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư vú càng lớn. Việc tầm soát ung thư vú nên được tiến hành ở nữ giới có tuổi từ 40 trở lên.
  • Giới: Ung thư vú có thể gặp ở nam giới, tuy nhiên nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ giới cao gấp 100 lần nam giới.
  • Tiền sử ung thư: Trường hợp đã từng bị ung thư vú 1 bên sẽ có nguy cơ phát triển ung thư ở bên còn lại.
  • Tiền sử gia đình: Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn khi trong gia đình có người thân mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
  • Yếu tố di truyền: Đột biến gen bao gồm sự thay đổi của gen BRCA1 và BRCA1 có khả năng gây nguy cơ ung thư.
  • Sinh sản và kinh nguyệt: Các yếu tố bất thường về kinh nguyệt như hành kinh sớm trước 12 tuổi, mãn kinh muộn sau 55 tuổi hoặc không sinh con, sinh con muộn hoặc không cho con bú, v.v. đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

3. Dấu hiệu ung thư vú và các triệu chứng nhận biết

  • Đau vùng vú: Thi thoảng đau nhói như có kim châm, đau dấm dứt không thường xuyên.
  • Thay đổi ở da vú và núm vú: Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở nên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong.
  • Chảy dịch đầu vú: Chảy dịch ở đầu núm vú, có thể chảy dịch lẫn máu.
  • Sờ thấy khối u bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau và ranh giới có thể khó xác định có thể đau hoặc không đau.

dau hieu ung thu vu

Đối với các khối u vú giai đoạn muộn có thể thấy các triệu chứng do khối u vú xâm lấn gây lở loét, hoại tử ngoài da, chảy dịch, mùi hôi thối.

Triệu chứng của các cơ quan đã di căn: nhiều người đến khám với các triệu chứng của bệnh đã ở giai đoạn muộn, di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể như di căn xương gây đau xương, di căn não gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, v.v.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các biểu hiện, triệu chứng khác như toàn thân mệt mỏi, chán ăn, ăn kém, gầy sút cân, đôi khi có biểu hiện sốt, v.v.

4. Chẩn đoán ung thư vú

Chẩn đoán ung thư tuyến vú cần dựa vào kết quả xét nghiệm mô bệnh học, bao gồm chọc hút kim nhỏ tuyến vú và sinh thiết kim tuyến vú.

Chọc hút kim nhỏ tuyến vú: Đây là xét nghiệm để đánh giá hình thái tế bào tuyến vú.

Sinh thiết kim tuyến vú: Còn gọi là sinh thiết lõi, là xét nghiệm để đánh giá cấu trúc của tổn thương tại tuyến vú. Kết quả mô bệnh học được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư tuyến vú.

Xét nghiệm hóa mô miễn dịch và xét nghiệm gen: Những xét nghiệm này thường được làm sau khi đã được chẩn đoán xác định là mắc ung thư, nhiều trường hợp là sau khi đã được phẫu thuật khối u vú. Kết quả xét nghiệm này sẽ nói lên đặc điểm bệnh ung thư vú, mức độ ác tính, tốc độ phát triển của khối ung thư. Có nhiều nhóm bệnh ung thư vú khác nhau, do đó sẽ được điều trị khác nhau.

Để xác định giai đoạn ung thư vú người ta thường dựa vào ba yếu tố chính là:

  • Tình trạng khối u vú bao gồm kích thước khối u và mức độ xâm lấn của khối u ra xung quanh (T – Tumor)
  • Tình trạng di căn hạch vùng (N-regional Node)
  • Tình trạng di căn xa (M-distant Metastases).

Dựa vào những thông tin đó, bác sĩ sẽ xếp giai đoạn ung thư vú mức 0, I, II, III và IV. Nói chung thì giai đoạn càng cao thì có nghĩa là bệnh càng nặng. Giai đoạn 0 là khi bệnh ung thư còn nằm rất nông ngay trên bề mặt của biểu mô tuyến vú – còn gọi là ung thư tại chỗ. Giai đoạn IV là khi ung thư đã di căn xa.

ung thu vu

5. Tầm quan trọng của tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú

Ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng, nếu được phát hiện sớm thì tỉ lệ chữa thành công cao. Vậy nên việc tầm soát ung thư và phát hiện sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả điều trị càng cao, chi phí điều trị càng ít. Tuy nhiên, vì yếu tố tâm lý còn nhiều e ngại, sợ chi phí đắt đỏ và mất nhiều thời gian, nên nhiều người thường bỏ qua.

Để phòng ngừa ung thư vú hiệu quả, các chuyên gia đã đưa ra một vài lời khuyên:

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia, đồ uống có cồn
  • Hạn chế ăn đồ ăn mặn, các đồ ăn hun khói, nướng, chiên nhiều dầu mỡ
  • Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ
  • Tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng, nhiều vitamin
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Tầm soát ung thư, khám sàng lọc 06 tháng/ lần
  • Các xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán hình ảnh được khuyến cáo cho những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú, bao gồm: Siêu âm, chụp X-quang tuyến vú, chụp cộng hưởng từ

[Tầm soát ung thư vú ở đâu] Top 10 bệnh viện tốt nhất cả nước 

IMS Việt Nam hi vọng rằng với bài viết trên đây, bạn đọc có thêm thông tin về căn bệnh nguy hiểm này. Nếu bạn có những triệu chứng hay dấu hiệu ung thư vú như ở trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra cũng như thực hiện tầm soát ung thư vú để có phương án điều trị một cách tốt nhất ở giai đoạn sớm.

Sau khi thăm khám và vẫn cảm thấy hoang mang, bạn có thể liên hệ với IIMS Việt Nam để được tư vấn thêm về dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2. Tìm hiểu ngay về dịch vụ tham vấn ý kiến các chuyên gia y tế hàng đầu Nhật Bản ngay TẠI ĐÂY:

 

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

Zalo iims vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *