Giải đáp thắc mắc: Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Tin mới 09/05/2022 15:30:36. Views: 2,336.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính phổ biến có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Một trong những phương pháp kiểm soát bệnh hiện tại là thay đổi, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hợp lý. Để lên thực đơn, không ít bệnh nhân băn khoăn: “Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?”. IIMS Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1.   Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Theo Bác sĩ Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare thì người bệnh có ăn được khoai lang. Trong khoai lang có chứa tinh bột, tuy nhiên lượng calo thấp, đồng thời hàm lượng tinh bột và đường tương đối ít.

Khoai lang là thực phẩm có chỉ số GI (Glycemic index – Chỉ số đường huyết) là 44 (với khoai lang luộc). Đây còn là loại củ có chứa nhiều chất xơ, giúp cơ thể no lâu hơn và giảm thiểu tối đa lượng thức ăn nạp vào.

2.   Thành phần dinh dưỡng trong khoai lang

Cùng là những loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, thành phần dinh dưỡng của khoai lang và khoai tây cũng có những khác biệt đáng kể. Tham khảo thành phần chính trong 2 loại củ này với 100gram mỗi loại như sau:

Thành phần dinh dưỡngKhoai langKhoai tâyTác dụng
Năng lượng86 Kcal93 Kcal
Chỉ số GI (luộc)44 (thấp)78 (cao)Chỉ số đường huyết
Chất xơ1.3 g1 gGiúp người bệnh no lâu hơn.

Kiểm soát đường huyết.

Cải thiện hệ tiêu hóa.

Canxi34 mg10 mgHỗ trợ giảm tình trạng loãng xương ở người tiểu đường
Magie201 mg32 mgGiảm thiểu nguy cơ bệnh tiểu đường type II
Mangan0.39 mg0.2 mgĐiều tiết hàm lượng insulin thích hợp/

Giúp ổn định đường huyết.

Kali210 mg396 mgDuy trì các mô và cơ bắp khỏe mạnh
Vitamin C23 mg10 mgChống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Beta-caroten150 μg5 μgChống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Protein0.8 g2 gBổ sung dưỡng chất cho người bệnh

3. Tác dụng của khoai lang đối với người bệnh tiểu đường

  • Giúp người tiểu đường giảm cân

Là một loại thực phẩm có lượng calo thấp, 100 gram khoai lang chỉ có thể cung cấp 86 calo (có thể thay đổi dựa trên cách thức chế biến). Do đó, người bệnh có thể sử dụng khoai lang thay thế cơm, khoai tây, bánh mì để tránh tăng cân. Bên cạnh đó, chất xơ trong khoai lang cũng giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn, hạn chế được lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

nguoi benh tieu duong co an duoc khoai lang khong

  • Giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết

Chỉ số GI (Chỉ số đường huyết) thấp: Những loại thực phẩm có GI < 55 làm mức đường huyết tăng hoặc giảm từ từ, giữ được nguồn năng lượng ổn định, phù hợp với người bệnh tiểu đường.

Giàu chất xơ: Khoai lang có chứa 1.3 g chất xơ trong 100gram. Các chất xơ hòa tan (15 – 23%) ở dạng pectin và không hòa tan (77 0 85%) ở dạng cellulose, hemicellulose và lignin. Các chất xơ hòa tan tăng cảm giác no lâu, nhờ đó, người bệnh giảm lượng thức ăn và giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.

Bên cạnh đó, chất xơ không hòa tan mang đến lợi ích với sức khỏe người bệnh tiểu đường, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe.

Caiapo là một tinh chất được chiết xuất từ khoai lang trắng, có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol ở bệnh nhân tiểu đường tuýp II.

  • Giảm sự kháng insulin

Hợp chất Carotenoids (một dạng sắc tố hữu cơ tự nhiên) trong khoai lang giúp hạn chế kháng insulin, hỗ trợ đường trong máu đi vào các tế bào dễ dàng hơn. Nhờ đó, lượng đường lưu giữ trong máu được giảm đi đáng kể.

  • Cải thiện hệ tiêu hóa

Trong khoai lang có chất xơ giúp loại bỏ chất thải tích tụ trong dạ dày, làm mềm phân và giảm thiểu tình trạng táo bón ở người bị tiểu đường.

  • Chứa nhiều dinh dưỡng

Khoai lang có thể giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như: Chất xơ, protein, tinh bột và nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng. Nhờ đó, cơ thể người bệnh tiểu đường có thể được tăng cường, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm viêm, v.v.

  • Chống oxy hóa, giảm nguy cơ tai biến từ bệnh tiểu đường

Hàm lượng Beta-Carotene (150 μg) và vitamin C (23 mg) có trong khoai lang mang đến khả năng chống oxy hóa tốt. Các hợp chất này trong khoai lang giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại, giảm các biến chứng nguy hiểm như tai biến, đột quỵ.

4. Tham khảo cách sử dụng khoai lang dành cho người tiểu đường

4.1 Các loại khoai lang phù hợp

Khoai lang có nhiều loại và người bệnh tiểu đường có thể ăn những loại khoai lang sau:

Khoai lang nhật

Đây là loại khoai lang khá phổ biến với lớp vỏ màu đỏ tím, thịt bên trong màu vàng. Loại khoai này có vị khá tương đồng với khoai lang mật và dễ ăn. Chỉ số đường huyết thấp và chứa hoạt chất Caiapo, có tác dụng hạn chế tình trạng thèm ăn, giảm cholesterol trong máu. Khoai lang nhật giúp người bệnh tiểu đường có thể duy trì cân nặng và giảm các nguy cơ biến chứng mạch máu.

Khoai lang tím

Loại khoai này có vỏ và thịt đều màu tím, ăn khá bở, vị nhạt hơn khoai lang mật hay khoai lang Nhật. Khoai lang tím có chưa nhiều hoạt chất Anthocyanin, có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin và có thể làm giảm hấp thu carbohydrat ở ruột. Nhờ dó, người bệnh tiểu đường ăn khoai lang tím có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Khoai lang cam

Với vỏ màu nâu đỏ, thịt màu cam, khoai lang cam cũng là loại thực phẩm có GI thấp, khá an toàn cho người bệnh tiểu đường. Đồng thời, hàm lượng chất xơ trong khoai lang cam lớn hơn rất nhiều so với khoai lang trắng.

nguoi benh tieu duong co an khoai lang duoc khong

4.2 Cách chế biến

Khoai lang được chế biến nhiều cách khác nhau, mang tới nhiều hương vị khác nhau. Cách chế biến ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số đường huyết GI và các hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai.

Dưới đây là bảng chỉ số GI và GL (Glycemic Load – Chỉ số hấp thụ tinh bột) thay đổi, dựa trên phương pháp chế biến, bạn có thể tham khảo:

Cách chế biếnChỉ số GI

(Chỉ số đường huyết)

Chỉ số GL

(Chỉ số hấp thụ tinh bột)

Luộc bình thường4411
Bỏ vỏ, cắt khúc để luộc4615
Nướng8237
Chiên7524

 

Lưu ý: Thời gian luộc càng lớn thì GI càng cao. Ví dụ, khi luộc trong 30 phút, khoai lang có giá trị GI thấp khoảng 46, nhưng khi luộc chỉ 8 phút thì GI trung bình lên đến 61.

Theo khuyến cáo thì người bệnh tiểu đường nên chế biến khoai lang theo dạng luộc hoặc hấp, hạn chế nướng, chiên, rán. Bởi các phương pháp chế biến này có thể làm mất đi nhiều dưỡng chất tốt, làm tăng GI của khoai lang.

4.3 Thời điểm và liều lượng

Thời điểm thích hợp nhất để ăn khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể là bữa sáng.

Theo khuyến cáo, người bệnh tiểu đường chỉ nên bổ sung lượng carbs mỗi bữa chính khoảng từ 40 – 50 gram. Trong khi đó, lượng carbs trong 100 gram khoai lang là 28.5 gram. Như vậy, mỗi bữa người bệnh chỉ nên ăn ít hơn 200 gram khoai lang.

4.4 Lưu ý

– Không nên ăn khoai lang sống, chưa được chế biến: Sử dụng khoai lang sống có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của người bệnh tiểu đường. Đồng thời, khoai lang sống có lượng đường cao hơn khoai lang chín, có thể khiến đường huyết tăng.

– Không nên ăn thường xuyên: Người bệnh cần bổ sung cân đối các nhóm thực phẩm khác nhằm được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

– Hạn chế tinh bột từ thực phẩm khác: Trong khoai lang đã chứa nhiều tinh bột, vậy nên khi sử dụng cần cân đối với các thực phẩm khác để tổng lượng tinh bột sử dụng nằm trong giới hạn cho phép.

– Bổ sung thêm rau xanh và trái cây: Khi ăn khoai lang, người bệnh tiểu đường nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin, chất xơ nhằm giảm bớt hấp thụ đường trong máu.

– Một số đối tượng sau không nên ăn khoai lang hoặc cần cân nhắc kĩ:

Người bị tiểu đường đồng thời gặp vấn đề về thận: Với những bệnh nhân này, khả năng đào thải kali của thận kém. Trong khi đó, khoai lang là thực phẩm chứa nhiều kali. Nếu ăn khoai lang thường xuyên sẽ làm cho hàm lượng kali trong máu dư thừa, có thể khiến người bệnh bị các vấn đề về huyết áp, tim mạch.

Người tiểu đường có hệ tiêu hóa kém: Với người bệnh có hệ tiêu hóa kém, ăn khoai lang có thể khiến đầy hơi, khó tiêu.

Người đang đói: Việc ăn khoai lang lúc đói có thể làm cho người bệnh bị đầy bụng, tăng tiết dịch vị. Vì vậy, người bệnh nên tránh ăn khoai lang trong thời điểm này và cần luộc khoai thật kĩ trước khi ăn.

5. Khám sức khỏe tổng quát tại Nhật Bản

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường cũng nên chú ý đến thói quen sinh hoạt và chế độ luyện tập hợp lý. Mặt khác, bệnh nhân tiểu đường cũng nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát để theo dõi và có những điều chỉnh kịp thời trước khi xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Nếu như bạn có mong muốn thực hiện gói khám sức khỏe tổng quát tại Nhật Bản và trải nghiệm gói tầm soát ung thư với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, AminoIndexCANTECT, có thể liên hệ ngay với IIMS Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

 

IIMS Việt Nam – Thành viên Tập đoàn IMS Nhật Bản – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản với 134 bệnh viện, cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam

Nguồn: Nutricare

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *