Tai biến mạch máu não và 9 thông tin cần biết

Tin mới 04/10/2021 11:25:10. Views: 2,761.

Theo WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 15 triệu người mắc tai biến mạch máu não (đột quỵ). Trong đó, có khoảng năm triệu người tàn phế vĩnh viễn và năm triệu người tử vong. Chính vì vậy, đây được đánh giá là bệnh lý cấp tính vô cùng nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời để tránh những rủi ro. Điều đáng nói là căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, tức số người trẻ tuổi mắc bệnh đang ngày càng tăng lên. Tại Trung tâm Đột quỵ não – Bệnh viện Trung ương quân đội 108, trong năm 2020, đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp trong độ tuổi thanh thiếu niên bị đột quỵ não, có trường hợp nhỏ tuổi nhất là 12.

1. Tai biến mạch máu não (Đột quỵ) là gì?

Là một trong những bệnh lý thần kinh  nguy hiểm và phổ biến nhất, tai biến mạch máu não hay còn được biết tới là Đột quỵ, thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc suy giảm. Đây là nguyên nhân dẫn đến não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.

2. Các dạng tai biến mạch máu não chính:

Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ: Nguyên nhân chính với 87% trường hợp xảy ra, trong đó động mạch não bị hẹp hoặc bị tắc. Lưu lượng tuần hoàn tại vùng não do động mạch đó phân bố giảm trầm trọng, gây hoại tử, rối loạn chức năng, biểu hiện các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với vùng não bị tổn thương. Hai cơ chế cơ bản tham gia vào quá trình gây thiếu máu não đó là cơ chế nghẽn mạch (thường do cục tắc, huyết khối) và cơ chế huyết động học.

Đột quỵ do xuất huyết: Khoảng 10% – 20% đột quỵ do mạch máu bị vỡ hay rò rỉ vào trong hoặc xung quanh não. Đột quỵ xuất huyết não thường ít gặp hơn dạng đột quỵ ở trên nhưng lại có xu hướng tử vong nhiều hơn. Dựa trên vị trí, đột quỵ xuất huyết được chia ra thành xuất huyết trong não và xuất huyết khoang dưới nhện.

Thiếu máu não thoáng qua (TIA): Tình trạng thiếu máu não chỉ diễn ra trong khoảng vài phút, trong một giai đoạn ngắn (kéo dài từ một vài phút đến 1-2 giờ), thường gọi là đột quỵ nhỏ. TIA không gây tổn thương tại thời điểm đó, nhưng đây là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu thật sự có thể xảy ra trong tương lai nếu không được phòng ngừa. Theo số liệu thống kê, khoảng 10 – 15% người có cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ có đột quỵ trong vòng 3 tháng, trong đó, một nửa nhóm đột quỵ này sẽ xảy ra ngay trong khoảng 48 giờ.

tai bien mach mau nao

3. Triệu chứng của các cơn tai biến:

  • Mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn
  • Tầm nhìn bị mờ đi, thị lực có vấn đề
  • Mặt có dấu hiệu bị méo, không cân xứng, miệng bị lệch
  • Cánh tay, chân, mặt hoặc một bên cơ thể có cảm giác tê liệt
  • Môi lưỡi tê cứng, người bệnh bị khó nói, nói ngọng, nói lắp bắp

Khi có những dấu hiệu của tai biến mạch máu não như trên, người bệnh cần được liên hệ cấp cứu y tế ngay lập tức. Việc điều trị trong thời gian vàng có thể ngăn chặn được các hệ quả xấu như tổn thương não, tàn phế và tử vong.

4. Những người có nguy cơ cao tai biến

  • Những người trong độ tuổi từ 55 tuổi trở lên
  • Người có tiền sử bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, suy tim, v.v.
  • Người thừa cân, béo phì, lượng Cholesterol cao
  • Tiền sử gia đình hoặc cá nhân đã từng bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc đau tim
  • Uống nhiều rượu, hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc thụ động, sử dụng ma túy
  • Sử dụng các thuốc kháng viêm nonsteroid (NSAIDS): như iburofen và diclofenac, có thể tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở những bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ khác.

5. Biến chứng của tai biến mạch máu não (đột quỵ)

Nếu như cấp cứu chậm trễ, người bệnh tai biến mạch máu não có thể gánh chịu những hậu quả rất nặng nề với nguy cơ:

  • Suy giảm trí nhớ, nhận thức, khả năng suy nghĩ
  • Khó khăn khi diễn đạt bằng lời nói, nói ngọng, nói lắp
  • Bị tê liệt, mất khả năng vận động một số cơ hoặc một số bộ phận
  • Tàn tật vĩnh viễn hoặc tạm thời. (Điều này phụ thuộc và khoảng thời gian mà não bị thiếu máu cục bộ và các bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng do tế bào não bị tổn thương).

Nguy cơ tai biến tái phát cao nhất ở những tuần và tháng đầu tiên sau đột quỵ lần đầu. Khoảng 25% bệnh nhân đột quỵ lần đầu, sẽ có đột quỵ tái phát trong vòng 5 năm.

6. Cách điều trị

Tùy vào tình trạng khẩn cấp của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp cấp cứu, can thiệp cần thiết như:

  • Sử dụng thuốc chống đông máu và kết tụ tiểu cầu
  • Thuốc làm tan huyết khối, phá vỡ các cục máu đông trong mạch máu não, ngăn chặn biến chứng tổn thương não
  • Đặt stent đối với bệnh nhân có thành động mạch bị suy yếu

7. Điều trị hồi phục sau cơn tai biến

Trị liệu ngôn ngữ, nhận thức, rèn luyện trí nhớ và khả năng giao tiếp

Vật lý trị liệu để vận động các cơ, lấy lại sự thăng bằng và khả năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể.

8. Các biện pháp phòng ngừa

  • Tích cực tập luyện thể dục, thể thao
  • Hạn chế uống rượu và sử dụng các chất kích thích
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ, hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol và chất béo
  • Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là lượng cholesterol và huyết áp, tim mạch, tiểu đường.

Để điều trị tai biến và các bệnh lý tiềm ẩn, liên quan tới thần kinh, bạn có thể tham khảo bệnh viện Yokohama Shintoshi – Bệnh viện ngoại khoa thần kinh não, thuộc Tập đoàn y tế IMS Nhật Bản, được đánh giá hàng đầu Nhật Bản về điều trị phình động mạch não và giãn động mạch não.

9. Điều trị tai biến tại Bệnh viện Ngoại khoa Thần kinh não Yokohama Shintoshi

Với thế mạnh là Ngoại khoa Não và Thần kinh, bệnh viện có thể điều trị tai biến (đột quỵ) và đối ứng với các phẫu thuật: U não, Xuất huyết dưới nhện, Xuất huyết não.

shintoshi

  • Các bác sĩ chuyên khoa thuộc Hiệp hội trị liệu mạch máu não có thể đối ứng một cách nhanh chóng kịp thời với tất cả các ca cần điều trị đột quỵ trong giai đoạn cấp cứu như phẫu thuật mở sọ, phẫu thuật can thiệp nội mạch, liệu pháp làm tan huyết khối, v.v.
  • Luôn lựa chọn và đề xuất phương án điều trị an toàn tối ưu nhất cho từng bệnh nhân.
  • Viện có 18 giường chăm sóc đột quỵ đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Bộ y tế Lao động Phúc lợi Nhật Bản và thiết lập đầy đủ thiết bị y tế cần thiết để điều trị và chăm sóc bệnh nhân đột quỵ.
  • Tại đây có khoa phục hồi chức năng với các bác sĩ chuyên môn, hỗ trợ điều trị sau mổ cho bệnh nhân. Bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ vật lý trị liệu, phục hồi chức năng xây dựng phác đồ điều trị thống nhất, giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục.
  • Không chỉ vậy, bệnh viện còn có dịch vụ khám não và tầm soát bệnh sa sút trí tuệ giúp kiểm tra xem có sự suy giảm lưu lượng máu trong não hay không, và nhanh chóng phát hiện chứng mất trí nhớ hay thiếu máu não cục bộ, từ đó phát hiện ra các chứng bệnh nguy hiểm, khó phục hồi, gây mất nhận thức hoàn toàn.

 

Xem thêm:

Bí quyết giúp người Nhật trẻ lâu đẩy lùi bệnh tật

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim có khác nhau không?

Chất lượng chăm sóc y tế – một trong những yếu tố làm nên chất lượng sống cao của người Nhật

 

Nếu bạn đọc có nhu cầu hỗ trợ thêm về dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2 – tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế quốc tế hoặc tìm hiểu về các phương pháp điều trị các bệnh về thần kinh, tim mạch tiên tiến tại Tập đoàn IMS – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ:

IIMS Việt Nam – Công ty TNHH Hỗ trợ y tế quốc tế IMS Việt Nam:

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

Zalo iims vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *