Vắc xin mRNA giúp cơ thể chống lại ung thư tuyến tụy

Tin mới 16/12/2023 15:26:48. Views: 602.

Khi Bà Barbara Brigham được chẩn đoán ung thư tuyến tụy vào tháng 9 năm 2020, mọi thứ đều trở nên không thuận lợi.

Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư ác tính, tỉ lệ tử vong cao nhất 88%. Đây cũng là một trong những căn bệnh khó điều trị nhất. Các khối u có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật, nhưng chúng cũng có thể tái phát trong vòng 7 đến 9 tháng ở 90% bệnh nhân. Hóa trị có thể giúp kéo dài sự sống nhưng hầu như không chữa khỏi bệnh. Xạ trị, liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích cũng không hiệu quả.

Sau  gần 3 năm kể từ khi được chẩn đoán, bà Brigham cho biết trong các kiểm tra CT định kỳ, không tìm thấy dấu vết ung thư nào trong tuyến tụy của mình. Bà ấy tin vào một liệu pháp thử nghiệm – một loại vắc xin ung thư được cá nhân hóa – được thử nghiệm bởi BioNTech, một trong những công ty hỗ trợ tạo ra vắc xin mRNA Covid-19.

Brigham đã từng là 1 trong 16 người tham gia trong một thử nghiệm công nghệ mới gần đây. Những kết quả của nghiên cứu đã được công bố trong tạp chí Nature.

Xem thêm:

 

Một nửa số bệnh nhân đáp ứng

Trong số 16 bệnh nhân đã hoàn thành tất cả các giai đoạn của nghiên cứu, 8 người đáp ứng với vắc xin, có thể hướng dẫn hệ thống miễn dịch cách nhận diện và chống lại tế bào ung thư. Không ai trong số 8 người đó thấy bệnh ung thư tái phát.

Trong các xét nghiệm máu, tất cả 8 người đáp ứng đều tạo ra tế bào T chống lại khối u và những tế bào này đã tồn tại ít nhất hai năm mặc dù đã trải qua một đợt hóa trị.

Trong 8 bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với vắc xin, chỉ có 2 bệnh nhân là chưa phát hiệnung thư tái phát.

Tiến sĩ Neeha Zaidi, một bác sĩ ung thư tại Trung tâm ung thư Johns Hopskins Kimmel cho biết: “Tôi nghĩ điều này thực sự hứa hẹn. Loại vắc xin làm nổi bật nền tảng mRNA và tính linh hoạt để có thể cá nhân hóa hoặc điều chỉnh để phù hợp với từng khối u của bệnh nhân, tạo ra những vắc xin tùy chỉnh trong một thời gian khá ngắn.”

Cô chia sẻ thêm: “Vẫn còn phải xem nhưng chắc chắn kết quả sơ bộ rất thú vị”.

Nghiên cứu không được thiết kế để kiểm tra tính hiệu quả của vắc xin. Các nhà nghiên cứu chủ yếu đặt ra mục tiêu liệu rằng liệu pháp có an toàn và khả thi hay không. Họ cũng muốn xem phác đồ điều trị ba giai đoạn họ đang thử nghiệm có tạo ra phản ứng miễn dịch như mong muốn hay không.

Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm mối tương quan giữa hiệu quả vắc xin và những lợi ích lâm sàng. Đôi khi, thuốc có tác dụng nhưng vì một số lí do nào đó mà chúng không chữa được bệnh.

Tiến sĩ Vinod Balachandran, một bác sĩ phẫu thuật ung thư tại Trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering, người đứng đầu nghiên cứu chia sẻ: “Tôi nghĩ thật đáng khích lệ khi thấy rằng phản ứng miễn dịch có tương quan với khả năng sống sót không tái phát. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu nhỏ chỉ với 16 bệnh nhân trong giai đoạn 1. Đây là một mối tương quan, không phải là mối quan hệ nhân quả. Chúng tôi phải kiểm tra mối quan hệ nhân quả trong một thử nghiệm lâm sàng lớn hơn.”

Ông cho biết kế hoạch cho nghiên cứu đã đang được tiến hành.

Vaccine mrna chong lai ung thu tuy

Hoạt hóa tế bào T

Trong nghiên cứu đầu tiên này, các bác sĩ đã loại bỏ khối u của bệnh nhân và gửi mẫu mô tới một phòng thí nghiệm ở Đức, nơi các nhà khoa học giải trình tự mã di truyền từ khối u và máu của bệnh nhân. Họ so sánh những bộ gen đó để tìm ra những bộ gen bị biến đổi trong tế bào ung thư. Sau khi xác định được các gen đã biến đổi, các nhà nghiên cứu cho chạy qua một chương trình máy tính để có thể chọn ra những gen có thể tạo ra mục tiêu hiệu quả nhất.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tạo nên vắc xin mRNA cá nhân hóa. Bệnh nhân được tiêm 8 liều vào máu thay vì tiêm vào cơ bắp như vắc xin Covid-19. Đó là vì các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm cách thúc đẩy những phần khác nhau trong hệ miễn dịch.

Loại phản ứng miễn dịch mà bạn muốn tạo ra hơi khác so với loại phản ứng miễn dịch tạo ra để chống lại vi rút, với virus chủ yếu là phản ứng kháng thể và đối với bệnh ung thư, thực tế cần tạo ra phản ứng tế bào T.

Máu lưu thông qua hệ thống bạch huyết, nơi các hạch bạch huyết và các cơ quan bạch huyết như lá lách giúp tạo ra tế bào T.

Sau 8 liều miễn dịch, như Brigham gọi , các bệnh nhân phải trải qua sáu tháng hóa trị. Sau đó, người bệnh sẽ được tiếp nhận một liều vắc xin cuối cùng.

Bà Brigham chia sẻ: “Thật không dễ để vượt qua. Điều đó hơi khó khăn một chút.” Bà có thể dung nạp liều vắc xin khá tốt nhưng phải đến bệnh viện hai lần trong quá trình điều trị.

Hiện nay, cứ 3 tháng bà phải chụp chiếu để kiểm tra tuyến tụy nhưng cho đến nay, bệnh ung thư vẫn chưa tái phát.

Lá lách có thể là yếu tố chính

Mặc dù vậy, không phải tất cả những người tham gia đều thành công như vậy. Tám người khác đã không phát triển đủ lượng tế bào được lập trình để đáp ứng với vắc xin và các nhà nghiên cứu đã có giả thuyết về lí do.

Có hai loại phẫu thuật ung thư tuyến tụy chính. Một trong số đó bao gồm việc loại bỏ lá lách cùng với khối u. Điều này chỉ ra rằng vắc xin mRNA tập trung vào lá lách, bộ phận có vẻ quan trọng đối với việc phát triển lượng lớn khối u tấn công tế bào T.

Khi các nhà nghiên cứu tiêm vắc xin vào những con chuột đã cắt bỏ lá lách, chúng không phản ứng tốt như những con chuột còn lá lách nguyên vẹn.

Trong số bảy người tham gia đã phẫu thuật cắt bỏ lá lách, có 5 người trong số đó không đáp ứng với vắc xin, ông Balachandran chia sẻ. Ông chú thích rằng trong một nghiên cứu nhỏ, sự khác biệt không đáng kể về dữ liệu nhưng có thể sẽ khác trong một thử nghiệm lớn hơn.

Bà Brigham chia sẻ bà cảm thấy rất biết ơn khi có thể tham gia vào dự án.

Người phụ nữ 77 tuổi chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất biết ơn khi được phép tiếp nhận cơ hội này.” . Gần đây, bà ấy đã có thể nhìn thấy người cháu lớn nhất của mình tốt nghiệp đại học – một khoảnh khắc mà bà đã nghĩ là sẽ không còn sống để có nhìn thấy được: “Cơ hội và thời điểm quá tuyệt vời. Nó đã giúp tôi và tôi hi vọng rằng nó có thể giúp được nhiều người khác nữa.”

Nguồn: Edition.cnn.com

Phương pháp này hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và chưa được đưa vào áp dụng thực tế.

IIMS Việt Nam – Đơn vị cung cấp dịch vụ Khám – Điều trị ung thư tại Nhật Bản uy tín, chất lượng cao

Không chỉ có thế mạnh về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế tại Nhật Bản còn đạt nhiều thành tích trong điều trị ung thư với những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay như xạ trị ion nặng, liệu pháp proton, liệu pháp quang miễn dịch, v.v.

Người bệnh và gia đình hoàn toàn có thể yên tâm bởi:

  • IIMS Việt Nam là thành viên thuộc tập đoàn y tế IMS – một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản.
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm
  • Đội ngũ dịch thuật y tế chuyên môn cao, đảm bảo thông tin được đầy đủ, chính xác, giảm thiểu những sai sót không đáng có.
  • Lựa chọn bệnh viện phù hợp nhất với tình hình sức khỏe và nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân.
  • Quy trình bài bản theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
  • Liên kết với nhiều bệnh viện điều trị ung thư hàng đầu tại Nhật Bản.

Thông tin liên hệ Công ty TNHH Hỗ trợ y tế quốc tế IMS Việt Nam

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

ZALO IIMS Vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *