Khám tầm soát ung thư cổ tử cung

Tin mới 04/02/2020 17:44:02. Views: 5,345.

Khám tầm soát ung thư cổ tử cung là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này. Tuy nhiên, khi nào nên khám tầm soát, quy trình ra sao, khám ở đâu tốt và chính xác nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

—-> Xem thêm: Tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu? [BÁO GIÁ 2020] 

1. Tạo sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

1.1. Ung thư cổ tử cung là gì?

1.1.1. Khái niệm

Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở phần dưới của tử cung (cổ tử cung) phát triển vượt mức kiểm soát của cơ thể, làm xuất hiện khối u ở cổ tử cung. Lâu dần khối u sẽ phát triển về kích thước và xâm lấn tới vùng chậu hay các cơ quan khác.

Bệnh ung thư cổ tử cung

Theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, trung bình mỗi ngày có đến 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung

1.1.2. Triệu chứng ung thư cổ tử cung

Giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung thường không có dấu hiệu rõ ràng, chỉ khi khối u phát triển lớn, ảnh hưởng đến các cơ quan khác thì sẽ có những triệu chứng sau:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường: Xuất hiện sau khi quan hệ, sau khi đi vệ sinh, ra máu bất thường giữa hai chu kỳ kinh nguyệt…
  • Khí hư âm đạo khác thường: Có thể lẫn chút máu có màu đậm, có mùi.
  • Đau mỏi lưng, vùng chậu, đau bụng dưới, đau khi quan hệ…
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kéo dài, bị trễ kinh hoặc kinh nguyệt xuất hiện thường xuyên hơn (2 lần mỗi tháng)…
  • Tiểu tiện bất thường: Có thể xuất hiện tiểu tiện không tự chủ (són tiểu), bí tiểu hoặc tiểu nhiều lần, thường xuyên…
  • Cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh không rõ nguyên nhân.
  • Các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác như viêm nhiễm, nhiễm trùng… Tuy nhiên dù là do bệnh lý gì thì khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cũng cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, xác định nguyên nhân để điều trị kịp thời.
Đau bụng dưới là một trong những triệu chứng ung thư cổ tử cung

     Đau mỏi lưng, đau vùng chậu, đau bụng dưới là những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

1.1.3. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Đa số các ca mắc ung thư cổ tử cung đều xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Lây nhiễm virus HPV: Các chủng HPV nguy cơ cao như HPV 16, HPV 18 có thể gây tổn thương mãn tính ở cổ tử cung và làm xuất hiện các tế bào bất thường.
  • Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình: Làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh phụ khoa và gây viêm, tổn thương cổ tử cung, lây nhiễm HPV…
  • Hút thuốc hoặc hít khói thuốc trong thời gian dài làm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 2 lần so với bình thường.
  • Sinh con khi tuổi đời còn trẻ: Sinh con dưới 17 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 2 lần bình thường.
  • Có tiền sử mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục khác

1.2. Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc thực hiện các xét nghiệm nhằm phát hiện các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn rất sớm (khi các dấu hiệu của bệnh chưa xuất hiện), từ đó làm tăng cơ hội điều trị bệnh, nâng cao cơ hội sống sót.

1.3. Tại sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Đối với nữ giới, việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ hết sức quan trọng, lý do là bởi:

  • Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ tử vong cao thứ 3 ở phụ nữ. Theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018 ghi nhận Việt Nam có 4.177 ca mắc mới là 2.420 người tử vong do ung thư cổ tử cung. Vì vậy sàng lọc phát hiện ung thư sớm là rất cần thiết.
  • Ung thư cổ tử cung tiến triển âm thầm trong thời gian rất dài. Ở giai đoạn đầu, bệnh không xuất hiện triệu chứng rõ ràng nào, nên cần phải thực hiện các xét nghiệm tầm soát mới có thể phát hiện được bệnh.
  • Tỉ lệ sinh tồn trên 5 năm sau điều trị ung thư cổ tử cung thay đổi theo từng giai đoạn: Giai đoạn I thì tỉ lệ khoảng 80 – 90%, giai đoạn II khoảng 50 – 60%, còn giai đoạn cuối chỉ khoảng dưới 15%, vì thế việc tầm soát phát hiện bệnh càng sớm sẽ càng tốt.
Lý do nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Phụ nữ sau khi bắt đầu có quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn vì thế cần thực hiện tầm soát thường xuyên

2. Khi nào nên khám tầm soát ung thư cổ tử cung?

2.1. Ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung? Khi nào nên tầm soát?

Khám tầm soát ung thư cổ tử cung dành cho phụ nữ trên 21 tuổi, cụ thể hơn:

Đối với phụ nữ bình thường:

  • Phụ nữ ở độ tuổi 21 – 29 nên thực hiện xét nghiệm Pap smear để tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm/lần. Trong độ tuổi này không áp dụng xét nghiệm HPV.
  • Phụ nữ ở độ tuổi 30 – 64 nên xét nghiệm HPV. Nếu âm tính với HPV thì nên làm xét nghiệm Pap 3 năm/lần hoặc thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và HPV 5 năm một lần. Nếu dương tính với HPV thì cần làm đồng thời xét nghiệm Pap và HPV để tầm soát ung thư cổ tử cung 1 năm/lần.
  • Phụ nữ trên 65 tuổi không cần tầm soát ung thư cổ tử cung nếu kết quả tầm soát trước đó bình thường. Nếu phát hiện bất thường thì cần tiếp tục theo dõi mỗi năm 1 lần.

Đối với phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao:

  • Những phụ nữ có tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng nên được tầm soát thường xuyên (khoảng 1 năm/lần) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Những người bị nhiễm HPV tuýp 16, 18 (nguy cơ cao) cần tầm soát ung thư cổ tử cung 1 năm/lần.
Đối tượng nên khám tầm soát ung thư cổ tử cung

                       Tầm soát ung thư cổ tử cung là cần thiết đối với nữ giới trên 21 tuổi

2.2. Những lưu ý khi tầm soát ung thư cổ tử cung

Để khám tầm soát ung thư cổ tử cung đạt độ chính xác cao bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Không dùng các loại kem bôi trơn âm đạo trong vòng 24 giờ khi tầm soát vì chất bôi trơn sẽ cản trở quá trình thu tế bào và ảnh hưởng tới chất lượng mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung.
  • Không thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung trong ngày đèn đỏ vì máu sẽ làm ảnh hưởng chất lượng mẫu. Thời điểm tốt nhất để tầm soát ung thư cổ tử cung là 10 -14 ngày sau kỳ kinh nguyệt.
  • Không làm xét nghiệm Pap smear khi tầm soát ung thư cổ tử cung 24 – 48 giờ sau khi quan hệ tình dục vì có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của xét nghiệm.
  • Khi đang đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm.

Khám ung thư cổ tử cung như thế nào để có kết quả chính xác?

3. Quy trình khám tầm soát ung thư cổ tử cung

Khám tầm soát ung thư trải qua quy trình gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Khám lâm sàng

Bác sĩ phụ khoa sẽ tiến hành thu thập các triệu chứng (nếu có) và tìm hiểu về tiền sử gia đình, độ tuổi, tình trạng sức khỏe… của bạn. Mục đích để giúp ích việc đọc và phân tích các kết quả sau này một cách chính xác nhất.

Bước 2: Các xét nghiệm và khảo sát

Sau đó sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm khám tầm soát ung thư cổ tử cung và khảo sát phù hợp với từng người:

  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap hay còn gọi là Pap smear) giúp phát hiện tế bào bất thường ở cổ tử cung.
  • Xét nghiệm HPV (bằng kỹ thuật sinh học phân tử) giúp xác định xem có bị nhiễm HPV không, nếu có thì nhiễm chủng HPV nào. Nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao như HPV 16, 18 có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung sẽ cao.
  • Siêu âm đầu dò âm đạo
  • Soi cổ tử cung: Giúp xác định cấu trúc của tử cung và cổ tử cung xem có gì bất thường không, có u, nhú, polyp hay viêm không.
  • Sinh thiết: Nếu phát hiện tế bào bất thường sau khi làm phết đồ tế bào Pap smear hoặc soi cổ tử cung, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để xác định chính xác có tế bào ác tính hay không. Nếu phát hiện tế bào ác tính thì kết luận mắc ung thư cổ tử cung.

Xem thêm: Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Bước 3: Nhận kết quả khám tầm soát ung thư cổ tử cung và phương pháp điều trị (nếu có)

  • Nếu bác sĩ phát hiện bất thường từ kết quả pap smear của bệnh nhân (thường đánh giá mức độ tổn thương CIN 1, 2, 3) hoặc soi cổ tử cung và phát hiện dương tính với HPV chủng nguy cơ cao đó là HPV 16, 18 thì sẽ chỉ định sinh thiết để xác định có tế bào ác tính hay không.
  • Nếu chỉ bị dương tính với HPV 16, 18 thì cần tầm soát thường xuyên.
  • Nếu bị viêm cổ tử cung hoặc tổn thương cổ tử cung thì cần điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

  Thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để có được chẩn đoán chính xác nhất

4. Khám tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu tốt?

4.1. Khám tầm soát ung thư cổ tử cung tại Việt Nam

4.1.1. Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Bệnh viện phụ sản trung ương là cơ sở y tế về sản, phụ khoa hàng đầu cả nước. Bệnh viện chuyên về sản, phụ khoa và có đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm và cơ sở máy móc hiện đại.

Dịch vụ dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm ung thư phụ khoa của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội gồm: Tư vấn sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung, xét nghiệm HPV, xét nghiệm Pap smear, sinh thiết…

4.1.2. Bệnh viện K

Bệnh viện K là đơn vị y tế đầu ngành về phòng, chẩn đoán và điều trị ung thư. Bệnh viện K có trang thiết bị, máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cập nhật các tiến bộ kỹ thuật mới giúp tư vấn, khám lâm sàng và khám tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả. Ưu thế của bệnh viện K là sinh thiết.

4.1.3. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế, vì thế dịch vụ khám, tư vấn và tầm soát ở đây luôn chuyên nghiệp, toàn diện và chính xác. Bệnh viện Vinmec cũng có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề giỏi và có các loại máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại.

Tuy nhiên, mức giá khám tầm soát tại Vinmec được đánh giá cao hơn so với các bệnh viện công, nhưng bù lại bạn sẽ được hưởng dịch vụ khám chữa, chăm sóc và tư vấn chuyên nghiệp hơn.

4.1.4. Bệnh viện quốc tế Hồng Ngọc

Khoa ung bướu bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế giúp hỗ trợ chẩn đoán ung thư hiệu quả. Khoa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ vượt trội. Vì thế, bệnh viện Hồng Ngọc cũng là một địa chỉ tầm soát ung thư tại Hà Nội được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

4.2. Khám tầm soát ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản

Khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm bằng máy móc hiện đại, công nghệ chẩn đoán có độ nhạy cao, quy trình khoa học… giúp tăng cao khả năng phát hiện ung thư, giảm thiểu tỉ lệ âm tính hay dương tính giả, từ đó có phương án điều trị phù hợp nhất.

Khám tầm soát ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản

Hàng năm Việt Nam có hơn 40.000 người ra nước ngoài để khám và chữa bệnh, trong đó Nhật Bản là một trong những sự lựa chọn hàng đầu.

Tuy nhiên, việc mọi người có thể tự mình sang Nhật và đến các bệnh viện uy tín để đăng ký tầm soát ung thư cổ tử cung là khá khó khăn về mặt thủ tục giấy tờ, tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Vì thế có nhiều đơn vị y tế đã cung cấp các gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản để giúp bạn có thể có dễ dàng tiếp cận các phương pháp hiện đại của xứ sở mặt trời mọc.

Tại Việt Nam hiện nay, việc sang Nhật Bản khám chữa bệnh đã có phần thuận tiện hơn rất nhiều nhờ Công Ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam (IIMS – VNM). Đây là công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ y tế Nhật Bản tại Việt Nam với 100% vốn đầu tư Nhật Bản. Thế mạnh dịch vụ y tế của IIMS – VNM là phát hiện và điều trị ung thư, ít biến chứng và tiết kiệm thời gian.

Khi sử dụng dịch vụ tại IIMS – VNM, bệnh nhân sẽ được đưa sang Nhật Bản để được tư vấn, thăm khám, điều trị bởi chuyên gia y tế hàng đầu về ung thư tại Nhật Bản với phương pháp điều trị ung thư hiện đại nhất hiện nay: Điều trị ung thư bằng ion nặng cho hiệu quả cao, ít tác dụng phụ.

Để được tư vấn thêm về dịch vụ du lịch khám chữa bệnh tiện lợi và an toàn này, bạn đọc hãy liên hệ tới:

  • Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Prime Center – 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: (08-24) 3944 – 0914

Xem thêm: Tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu?

5. Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung là rất quan trọng, ngay từ bây giờ hãy sớm thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ tốt sức khỏe của chính mình:

  • Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung: Hiện đã có vắc xin là Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ) có công dụng phòng ngừa lây nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao rất hiệu quả. Bé gái và phụ nữ ở độ tuổi 9 – 27 tuổi nên tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên. FDA cũng mới cấp phép vắc xin Gardasil cho độ tuổi 27-45 tuổi. Cho đến nay, tiêm vắc-xin HPV được xem là biện pháp chủ động tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ: Thường xuyên thăm khám sức khỏe, thực hiện tầm soát theo hướng dẫn của bác sĩ giúp phát hiện kịp thời tổn thương tiền ung thư và ung thư ở giai đoạn rất sớm, giúp điều trị sớm và chữa khỏi hoàn toàn.
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh: Quan hệ tình dục có dùng biện pháp bảo vệ, chung thủy một vợ một chồng là cách bảo vệ phụ nữ khỏi nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được thực hiện trong độ tuổi 9 – 26 trước lần quan hệ đầu tiên. Tuy nhiên loại vắc xin này có cơ chế tạo miễn dịch chủ động nên vẫn được khuyến khích tiêm ngừa khi đã quan hệ tình dục

Ung thư đáng sợ nhưng bạn hoàn toàn được quyền chọn vũ khí để chống lại chúng hoặc giảm hậu quả do bệnh gây ra. Hơn lúc nào hết, phụ nữ cần nâng cao ý thức của mình, tích cực phòng ngừa bệnh và thực hiện khám tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ và thường xuyên để bảo vệ chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *