Khám ung thư cổ tử cung

Tin mới 12/10/2020 11:20:47. Views: 4,671.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh xuất hiện phổ biến hiện nay. Với mức độ mắc bệnh ngày càng gia tăng, và tỷ lệ sống sâu 5 năm ở mức thấp thì việc khám ung thư cổ tử cung là hoàn toàn cần thiết. Dưới đây là những thông tin cần biết khi đi khám ung thư cổ tử cung.

Khám ung thư cổ tử cung ở đâu?

1. Đối tượng nên khám ung thư cổ tử cung

Theo các chuyên gia khuyến cáo đối tượng nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung gồm có:

  • Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên.
  • Những phụ nữ mà tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng nên tiến hành.
  • khám, tầm soát ung thư cổ tử cung để đảm bảo không bị những vấn đề về sức khỏe liên quan đến căn bệnh trên.
  • Những người bị nhiễm HP tuýp 16 và 18 có khả năng cao bị ung thư cổ tử cung.

    Bệnh ung thư cổ tử cung

    Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ

2. Quy trình khám ung thư cổ tử cung như thế nào?

Quy trình khám ung thư cổ tử cung thông thường trải qua các bước sau:

Bước 1: Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để có cái nhìn tổng quát nhất về tình trạng bệnh nhân gặp phải. Ở bước này bệnh nhân hãy cố gắng ghi lại những triệu chứng gặp phải liên quan trực tiếp đến bệnh, những yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh hoặc những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình để kể lại cho bác sĩ.

Những chỉ số lâm sàng cơ bản như: chiều cao, cân nặng, huyết áp, bác sĩ sẽ tiến hành kèm theo việc sờ, nắn, ấn vùng bụng dưới để có thể xác định được mức độ đau của bệnh nhân.

Sẽ có những khái quát ban đầu thông qua việc khám lâm sàng và sau đó bác sĩ chỉ định những xét nghiệm chuyên sâu tiếp theo.

Bước 2: Sàng lọc bằng phương pháp

Các phương pháp xét nghiệm bằng hình ảnh và chỉ số xét nghiệm máu sẽ đưa ra kết quả tương đối chính xác để kết luận nguyên nhân tình trạng của bệnh nhân.

Các xét nghiệm này gồm có:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung ( Pap smear)
  • Test HPV
  • Sinh thiết cổ tử cung
  • Soi cổ tử cung

Xem thêm: Xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)

Sau khi kết thúc các xét nghiệm trên bác sĩ sẽ đưa ra kết luận có hay không việc bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể đối với từng bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị hoặc ngừng điều trị nếu điều kiện không cho phép.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

3. Phương pháp xét nghiệm khám ung thư cổ tử cung

3.1. Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap smear)

Bác sĩ tiến hành lấy tế bào cổ tử cung để soi trên lam kính rồi phân tích những bất thường có hay không liên quan đến căn bệnh ung thư cổ tử cung giúp xác định tình trạng của bệnh.

3.2. Test HPV

Test HPV giúp xác định 12 chủng vi khuẩn HPV trong đó chủng 16 và 18 là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư cổ tử cung.

3.3. Sinh thiết

Được thực hiện sau xét nghiệm Pap smear là kỹ thuật nhằm khẳng định kết quả có hay không tế bào ung thư ác tính ở cổ tử cung. Phương pháp này cho mức độ chính xác cao.

3.4. Soi cổ tử cung

Sử dụng máy nội soi bác sĩ sẽ phát hiện những dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung mà mắt thường không nhìn thấy. Từ đó sẽ có những chỉ định chuyên sâu cho bệnh nhân.

Phương pháp xét nghiệm soi cổ tử cung

HPV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung

4. Những lưu ý khi khám ung thư cổ tử cung

  • Trước khi đi khám bệnh nhân hãy chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ tùy thân liên quan để có thể được hưởng các quyền lợi bảo hiểm (nếu có).
  • Hãy ghi lại những dấu hiệu thường xuyên gặp phải liên quan trực tiếp đến tình trạng của bệnh nhân hoặc yếu tố nào thúc đẩy bệnh nhân đi khám bệnh?
  • Những yếu tố như tiền sử bệnh, tiền sử gia đình cũng được khai thác trong quá trình thăm khám cho nên hãy đảm bảo rằng bệnh nhân nắm rõ những chi tiết đó.
  • Không đi khám nếu đang trong giai đoạn kinh nguyệt vì có thể làm sai lệch các chỉ số xét nghiệm. Tốt nhất là thực hiện khám trước hoặc sau 5 ngày của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tránh quan hệ tình dục 2-3 ngày trước khi khám ung thư cổ tử cung.
  • Không dùng thuốc dùng cho âm đạo: kem, thuốc bôi âm đạo, thuốc đặt âm đạo, không thực hiện các hoạt động thụt rửa âm đạo trong vòng 3-5 ngày trước khi khám.

Vui lòng đảm bảo đọc kỹ và thực hiện những điều trên trước khi đi khám để đảm bảo kết quả được chính xác.

5. Chi phí khám ung thư cổ tử cung hiện nay

Chi phí khám sàng lọc ung thư tử cung dao động từ 1-3 triệu tùy cơ sở khám chữa bệnh và tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà có thể thêm hoặc bớt các xét nghiệm dẫn đến chi phí có thể khác nhau trên từng bệnh nhân.

Xem thêm: Khám ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?

Hãy đến cơ sở địa chỉ chữa bệnh uy tín và tiến hành khám ung thư cổ tử cung để loại trừ căn bệnh này gây hại cho sức khỏe của bản thân và người thân của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *