Bệnh Ung Thư Thực Quản Có Lây Không? Lây Qua Con Đường Nào?

Tin mới 02/10/2022 16:09:00. Views: 2,397.

Theo báo cáo của GLOBOCAN 2019, Việt Nam có 572.034 trường hợp mắc mới và 508.585 ca tỷ vong do ung thư thực quản. Đây là một trong những loại bệnh về đường tiêu hóa đe dọa trực tiếp đến tính mạng, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận thức về tình trạng nguy hiểm của bệnh, nhiều người nảy sinh tâm lý lo lắng liệu bệnh ung thư thực quản có lây không. Để giúp các bạn có cái nhìn chính xác hơn về căn bệnh này, IIMS Việt Nam đã tổng hợp các thông tin giải đáp chi tiết, cụ thể nhất ngay dưới đây! 

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

10 dấu hiệu nên đi tầm soát ung thư thực quản ngay

Kiểm tra ung thư thực quản ở đâu? TOP 10 bệnh viện UY TÍN

Bệnh Nhân Ung Thư Thực Quản Sống Được Bao Lâu Ở Từng Giai Đoạn?

Ung Thư Thực Quản Nên Ăn Gì Để Tăng Cường Sức Khỏe?

1. Bệnh ung thư thực quản có lây không? 

1.1. Giải đáp ung thư thực quản có lây không? 

Thực quản là cơ quan giữ vai trò vận chuyển thức ăn từ phía cổ họng xuống dạ dày để thực hiện quá trình tiêu hóa. Vì vậy, khi các khối u ung thư hình thành sẽ làm suy giảm chức năng, hoạt động của thực quản và gây ra một số triệu chứng như:

  • Buồn nôn, ợ nóng kéo dài
  • Cơ thể suy nhược, sụt cân nghiêm trọng
  • Đau lưng, xương ức, xương bả vai
  • Ho khan dữ dội, có lẫn đờm, máu 
  • Thường xuyên khàn tiếng, mất tiếng, chảy nước dãi mất kiểm soát 

Đối mặt với những biểu hiện trên của người bệnh, nhiều người có tâm lý sợ bệnh sẽ lây nhiễm khi tiếp xúc. Vậy ung thư thực quản có lây không? Câu trả lời là không vì ung thư thực quản không thuộc nhóm bệnh gây ra bởi các loại virus, vi khuẩn. Hiện nay, giới khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người cần lưu ý như thói quen hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, di truyền, v.v. 

1.2. Bệnh ung thư thực quản lây qua đường nào 

Như đã khẳng định ở trên, ung thư thực quản không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Vì vậy, mọi người hãy dừng suy nghĩ rằng bệnh sẽ lây qua đường tiếp xúc mà kỳ thị, xa lánh khiến họ cảm thấy tự ti, chán nản, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. 

Dù bệnh không có tính lây nhiễm nhưng vẫn có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế khác. Nếu trong gia đình có tiền sử mắc ung thư thực quản thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người thường. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì theo các thống kê, 90% ung thư thực quản do các yếu tố tác động bên ngoài và chỉ có khoảng 10% do gen di truyền. 

Ung thư thực quản không có khả năng lây nhiễm dưới bất kỳ hình thức nào

Ung thư thực quản không có khả năng lây nhiễm dưới bất kỳ hình thức nào

2. Các đối tượng có nguy cơ bị ung thư thực quản cao 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản mà mọi người cần lưu ý như sau:
Độ tuổi

Theo nhiều thống kê cho thấy rằng ung thư thực quản thường gặp ở các bệnh nhân lớn tuổi và tăng dần theo tuổi tác. Có khoảng 15% trường hợp bệnh nhân ung thư dưới 55 tuổi, tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa nên bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. 

Sử dụng thuốc lá, rượu bia

Những đối tượng có thói quen hút thuốc, sử dụng các chất kích thích, có cồn như rượu bia thường có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 8-10 lần người thường. Các chuyên gia nhận định hút 1 gói thuốc lá hoặc uống nhiều rượu bia mỗi ngày làm tăng gấp 2 lần nguy cơ ung thư biểu mô tuyến thực quản. Thời gian và liều lượng sử dụng càng nhiều càng làm tăng khả năng mắc ung thư thực quản, đặc biệt là loại ung thư biểu mô vảy. 

Mắc các bệnh về thực quản

Với các bệnh nhân có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm loét thực quản kéo dài sẽ gây ra các tác động, tổn thương lên cấu trúc ở đáy thực quản. Điều này sẽ khiến các tế bào lành bắt đầu thay đổi bất thường và phát triển thành bệnh ung thư biểu mô tuyến của thực quản. 

Thừa cân, béo phì

Những người gặp vấn đề về cân nặng như thừa cân, béo phì có xác suất mắc các bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ung thư thực quản cao hơn so với người thường.

Đột biến di truyền 

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), ung thư thực quản có khả năng di truyền nếu trong gia đình, người thân có tiền sử mắc các bệnh thực quản. Ngoài ra, một số hội chứng di truyền khác cũng liên quan đến ung thư thực quản như: hội chứng Howell – Evan, hội chứng Bloom, bệnh lý máu Fanconi, Barrett thực quản.

Mất kiểm soát cân nặng, béo phì có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn người thường

Mất kiểm soát cân nặng, béo phì có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn người thường

3. Cách phòng ngừa bệnh ung thư thực quản 

Việc phòng ngừa ung thư thực quản có thể thực hiện đơn giản, hiệu quả thông qua các thói quen sống lành mạnh, khoa học dưới đây:

  • Từ bỏ hút thuốc: trong khói thuốc lá chứa nhiều nicotine và hơn 70 loại hợp chất độc hại nguy hiểm khác là nguyên nhân gây ra ung thư phổi, ung thư máu, ung thư thực quản, v.v. Dù không trực tiếp hút thuốc lá nhưng nếu hít khói thuốc thụ động cũng khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với người thường. 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn: sử dụng trong một thời gian dài sẽ khiến cho vùng niêm mạc thực quản, dạ dày tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng ung thư. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: thành phần chính trong các loại bánh ngọt, kẹo ngọt là đường hóa học cyclamate khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi vi khuẩn trong ruột thành mono hoặc dicyclohexylamine gây ung thư gan, thận, phổi, v.v. Thay vào đó, mọi người nên tăng cường bổ sung các nhóm chất có lợi như protein, canxi, vitamin D, A, B12, B2, nioxin, kali làm tăng hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. 
  • Thiết lập lối sống khỏe mạnh: duy trì cân nặng, kiểm soát các thay đổi bất thường trong cơ thể, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiểu các nguy cơ mắc ung thư thực quản. Bên cạnh đó, lưu ý đừng để bản thân bị stress, căng thẳng và mệt mỏi quá độ khiến hoạt động của dạ dày, thực quản bị ảnh hưởng xấu. 
Bổ sung nhiều nhóm chất có lợi như vitamin A, D, B12, canxi, v.v có thể giúp phòng ngừa ung thư thực quản

Bổ sung nhiều nhóm chất có lợi như vitamin A, D, B12, canxi, v.v có thể giúp phòng ngừa ung thư thực quản

4. Điều trị ung thư thực quản tại Nhật Bản

Hiện nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền y tế tiên tiến, vượt trội nhất trên thế giới. Với hệ thống chăm sóc sức khỏe thuộc top 5 toàn cầu (theo thống kê của tạp chí CEOWORLD 2021) và những kết quả điều trị tích cực, hiệu quả, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn nơi đây làm điểm đến điều trị ung thư thực quản chất lượng, an toàn. 

Theo nghiên cứu của Viện Legatum London, Nhật Bản vượt qua nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, v.v trên bảng xếp hạng chỉ số sức khỏe. Ngoài ra, đây cũng là nước tiên phong ứng dụng các phương pháp điều trị ung thư thực quản ưu việt, mới nhất như liệu pháp proton, xạ trị ion nặng, liệu pháp tế bào miễn dịch.

Đó cũng là một trong nhiều lý do giúp kết quả điều trị ung thư dạ dày – thực quản cũng như tỷ lệ sống sót trên 5 năm của người bệnh Nhật Bản cao hơn Mỹ (Theo báo cáo của tạp chí Y học New England của McDonald – 2001 và Sakuramoto và cộng sự – 2007). Ngoài ra, tỷ lệ sống trên 10 năm của bệnh nhân ung thư giai đoạn 2005-2008 đạt 59.8% và còn tiếp tục tăng mạnh qua mỗi năm.

Điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị ion nặng tại Nhật Bản mang lại kết quả tích cực 

Điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị ion nặng tại Nhật Bản mang lại kết quả tích cực

IIMS Việt Nam đã cập nhật và tổng hợp các tin tức mới nhất về “bệnh ung thư thực quản có lây không”. Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu đúng về yếu tố nguy cơ gây bệnh để tránh những hiểu lầm không đáng có. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu chuyên sâu hơn về điều trị ung thư thực quản tại Nhật cũng như các dịch vụ tầm soát ung thư, ý kiến y tế thứ 2, xin vui lòng liên hệ cho IIMS Việt Nam để được hỗ trợ tận tình, nhanh chóng nhất. 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Email: info@iims-vnm.com

Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *