Các triệu chứng thường gặp của ung thư vòm họng là cảm cúm, sổ mũi, v.v khiến nhiều người chủ quan và khó phát hiện bệnh kịp thời. Theo ghi nhận của GLOBOCAN, trong năm 2020, nước ta đã có 6.040 trường hợp mắc mới và 3.706 người bệnh tử vong. Không ít người quan tâm liệu rằng ung thư vòm họng có chữa được không. Trong bài viết dưới đây, IIMS-VNM sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin giải đáp cụ thể nhất!
Xem thêm các bài viết khác:
9 điều bạn nên biết về tầm soát ung thư vòm họng
Tầm soát ung thư vòm họng bao nhiêu tiền?
Ung thư vòm họng là tình trạng các tế bào ác tính khởi phát từ vùng cổ họng hoặc một số vị trí sau mũi xuống dưới cổ phát triển nhanh chóng, vượt tầm kiểm soát gây nên. Ở giai đoạn 1, các khối u vừa hình thành, có kích thước nhỏ và chưa di căn đến các cơ quan khác. Tuy nhiên, do triệu chứng lâm sàng không rõ ràng nên mọi người thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác, bỏ qua thời điểm chữa trị tốt nhất.
Khả năng điều trị thành công của người bệnh sẽ phụ thuộc nhiều giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe và phương án chữa trị. Theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), tỉ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân giai đoạn đầu có kết hợp điều trị có thể đạt 70-90%.
Khi bước vào giai đoạn 2, người bệnh có thể chịu các ảnh hưởng nghiêm trọng như chảy máu mũi, ho kéo dài, sưng đau cổ, hạch cổ, thường hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, v.v. Nguyên nhân là do khối u đã phát triển lớn khoảng 4-6cm, tấn công vào những bộ phận như khoang miệng, khoảng cận hầu, hốc mũi, v.v.
Tuy nhiên, các tế bào ung thư vẫn chưa xâm lấn rộng đến các bộ phận, cơ quan quan trọng trong cơ thể mà vẫn nằm ở thanh quản. Vì vậy, nếu tiếp nhận điều trị nhanh chóng, tỉ lệ sống trên 5 năm của người bệnh là 60%.
Ở các giai đoạn sớm, ung thư vòm họng có thể điều trị hiệu quả nếu có phương án phù hợp
Theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 3 có kết hợp điều trị có tỉ lệ sinh tồn trên 5 năm ở mức 30%. Các khối u phát triển nhanh, chèn ép trực tiếp lên các vị trí vùng vòm họng, làm suy giảm chức năng hoạt động. Lúc này, các tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác như hầu, hốc mũi, hạch cổ, v.v gây ra các vấn đề như đau đầu dữ dội, kéo dài, xuất huyết hạch dưới hàm, chóng mặt, suy nhược cơ thể, v.v.
Ở giai đoạn 4, “ung thư vòm họng có chữa được không” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, các phương pháp điều trị lúc này không còn mang lại hiệu quả cao do khối u ung thư đã tấn công đến phổi, não, gan, thận, v.v gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư giai đoạn 4, giai đoạn muộn hiện nay có thể sử dụng thuốc đích, liệu pháp miễn dịch,… để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài sự sống. Nhiều bệnh nhân có sức khỏe tốt và tinh thần tích cực vẫn có cơ hội sống trên 5 năm đạt khoảng 15%.
Khi bước vào các giai đoạn muộn, tế bào ung thư có thể di căn khỏi khu vực vòm họng đến các cơ quan xa
Điều trị ung thư vòm họng bằng xạ trị
Một trong những phương pháp điều trị ung thư vòm họng phổ biến hiện nay là xạ trị. Với các kỹ thuật tiên tiến như sử dụng nguồn tia Cobalt, máy gia tốc, xạ trị điều biến liều hoặc xạ trị mô phỏng ba chiều có thể hỗ trợ cho các trường hợp người bệnh không thể phẫu thuật.
Quá trình xạ trị có thể làm ảnh hưởng đến vùng răng miệng nên người bệnh sẽ cần thăm khám, kiểm tra cẩn thận trước khi tiến hành trị liệu. Một số ảnh hưởng có thể xảy ra như viêm nướu răng, hoại tử nướu răng, xơ khớp thái dương hàm hoặc thậm chí là hoại tử xương hàm trên.
Điều trị ung thư vòm bằng hóa trị
Những người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn muộn có thể phải tiếp nhận phương án truyền hóa chất (hóa trị) để ức chế và tiêu diệt các tế bào ung thư. Những loại thuốc đặc trị này thường truyền vào cơ thể bệnh nhân qua đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Trong quá trình hóa trị, người bệnh có thể chịu đựng các tác dụng phụ như rụng tóc, suy giảm sức khỏe, chán ăn, buồn nôn, v.v.
Nhật Bản là quốc gia có số trung tâm xạ trị ion nặng nhiều nhất thế giới
Khi được chẩn đoán mắc ung thư, mọi người thường có tâm lý bi quan, tuyệt vọng. Tuy nhiên, ngày nay nhờ có sự tiến bộ trong nghiên cứu y học mà rất nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư vòm họng có thể chữa trị và phục hồi hiệu quả.
Hiện nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia tiên phong ứng dụng công nghệ xạ trị ion nặng vào điều trị ung thư trên thế giới. Với hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến, liệu pháp này sẽ sử dụng chùm hạt ion nặng được gia tốc bằng 70% tốc độ ánh sáng, phá hủy chính xác các khối u ung thư mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành. Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi tính an toàn, hiệu quả, hứa hẹn mang đến cơ hội điều trị ung thư thành công cho bệnh nhân.
Nhật Bản là một trong những quốc gia được nhiều người bệnh tin tưởng làm điểm đến điều trị ung thư vòm họng uy tín, chất lượng bởi nhiều lý do sau:
– Hệ thống, cơ sở hạ tầng y tế hiện đại, lớn mạnh hàng đầu thế giới với hơn 8.700 bệnh viện đa khoa, hơn 1.000 bệnh viện chuyên khoa và khoảng 1.5 triệu giường bệnh.
– Thuộc top 5 quốc gia có chỉ số chăm sóc sức khỏe tốt nhất toàn cầu (theo ghi nhận của tạp chí CEOWORLD 2021) đưa tuổi thọ trung bình của nữ giới và nam giới Nhật Bản xếp lần lượt thứ 2 và thứ 3 so với thế giới.
– Tỉ lệ sống trên 10 năm của người bệnh ung thư Nhật Bản giai đoạn 2005-2008 đạt 59,8% và tiếp tục tăng mạnh qua mỗi năm.
Các kết quả điều trị ung thư nói chung tích cực tại Nhật Bản
Theo PGS.TS Ngô Thanh Tùng – Giám đốc Trung tâm Xạ trị Quốc gia, Trưởng khoa Xạ trị đầu cổ bệnh viện K (Hà Nội) chia sẻ một số vấn đề cần lưu ý khi điều trị ung thư vòm họng như sau:
– Người bệnh nên kết hợp các phương thức xạ trị và hóa trị để mang lại hiệu quả tốt nhất, trong đó xạ trị vẫn là phương án điều trị chính và hóa trị sẽ hỗ trợ các vùng tổn thương nhạy cảm với chất phóng xạ.
– Sau điều trị, người bệnh phải cần tiếp tục được theo dõi, thực hiện tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để được theo dõi, kiểm soát các biến chứng, dấu hiệu bất thường.
– Thường xuyên vệ sinh vùng vòm mũi họng để tránh nhiễm trùng nguy hiểm.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung các thực phẩm như cá hồi, tôm, bơ, sữa, trái cây tươi, v.v để cung cấp đầy đủ nhóm chất cho cơ thể. Thực phẩm nên được chế biến thành dạng lỏng, mềm, dễ nuốt để giảm áp lực lên các cơ quan tiêu hóa và vùng cổ họng.
Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để kích thích sự thèm ăn cho người bệnh ung thư vòm họng
Mong rằng với những chia sẻ về “ung thư vòm họng có chữa được không” trên đây có thể giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích cho vấn đề này. Nếu bạn có bất kì nhu cầu tư vấn hoặc thắc mắc về quy trình điều trị ung thư vòm họng tại Nhật Bản hoặc khám chữa bệnh ở Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM để được giải đáp nhanh chóng nhất!
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam
Hotline: 024 3944 0914
Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Email: info@iims-vnm.com
Fanpage: https://www.facebook.com/iimsvietnam.official
Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc xác định, chẩn đoán, điều trị y khoa. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản, bạn đọc xin vui lòng liên hệ IIMS-VNM.