Ung thư vú có chữa được không?

Tin mới 22/09/2021 16:05:20. Views: 2,978.

Ung thư vú là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 15.000 ca ung thư mắc mới, hơn một nửa bệnh nhân phát hiện bệnh muộn nên hiệu quả điều trị thường không cao. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này cũng như tỉ lệ thành công chữa ung thư vú trong trường hợp được phát hiện sớm.

1. Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng phân chia mạnh, xâm lấn xung quanh và di căn xa, tới các bộ phận khác trên cơ thể.

Xem thêm:

 

2. Các giai đoạn của bệnh ung thư vú

  • Giai đoạn 0: Giai đoạn tiền ung thư

Lúc này, các tế bào ung thư chỉ bắt đầu tăng trưởng trong các ống dẫn sữa, chưa có tính xâm lấn, lan sang các mô khác ở vú hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

  • Giai đoạn 1: Xâm lấn

Các tế bào ung thư vú đã bắt đầu lan sang các mô vú khỏe mạnh

  • Giai đoạn 2: Phát triển

Khối u phát triển lớn hơn ở giai đoạn 1, nhưng chưa lan (di căn) tới bộ phận khác của cơ thể.

  • Giai đoạn 3: Lan rộng

Các tế bào ung thư đã phát triển và di chuyển đến các hạch bạch huyết.

  • Giai đoạn 4: Di căn

Các tế bào ung thư vú đã lan (di căn) tới các khu vực khác của cơ thể (xương, não, gan, phổi, v.v.)

Giai đoạn này, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng sự phát triển của y học hiện đại giúp bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ thêm vài năm.

cac giai doan ung thu vu

3. Các bước tự khám vú

  • Bước 1: Ngồi hoặc đứng trước gương hai tay xuôi theo người. Quan sát kĩ xem có sự thay đổi về hình dạng và kích thước không.
  • Bước 2: Đưa hai tay lên đầu nhìn kĩ vú từ các hướng khác nhau tìm sự thay đổi so với lần trước. Kiểm tra núm vú xem có tiết dịch lạ hay chảy máu không.
  • Bước 3: Đưa tay phải ra sau đầu, dùng tay trái khám vú phải. Chụm các ngón tay lại, dùng phần phẳng của các ngón tay tìm kiếm khối u hoặc mảng dày bất thường nào khác. Làm tương tự với vú trái.
  • Bước 4: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vê nhẹ núm vú, bóp nhẹ xem có tiết dịch lạ hay chảy máu không, lật đi lật lại kĩ quanh núm vú.
  • Bước 5: Nằm ngửa trên giường, kê gối mỏng dưới vai trái và đưa bàn tay trái ra sau đầu. Dùng tay phải khám vú trái theo hướng dẫn như Bước 3 và Bước 4.
  • Bước 6: Sau cùng, dùng phần mềm đầu các ngón tay khum lại miết, tìm xem có u, hạch ở hõm nách không.

Chú ý:

  • Nên tự khám vú sau kì kinh nguyệt khoảng 5 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất.
  • Với những người có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/ BRCA2, có kinh sớm, không sinh con, có con muộn), nên đi khám, tầm soát ở lứa tuổi sớm hơn.
  • Cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú khi qua tuổi 40.
  • Chụp XQ tuyến vú: Phát hiện được u nhỏ (dưới 5mm) thậm chí khi chưa sờ thấy trên lâm sàng, hoặc các nốt vi vôi hóa là dấu hiệu sớm của ung thư. Chụp XQ vú không gây hại vì sử dụng liều tia X rất thấp.

 

4. Ung thư vú có chữa được không?

Tỉ lệ sống của ung thư vú thường cao hơn nếu người bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc điều trị kết hợp giữa phẫu thuật, xạ trị và các loại thuốc có thể chữa trị ung thư vú trong những giai đoạn đầu.

Theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS – The American Cancer Society), có tới 99% người được điều trị ung thư vú giai đoạn sớm có khả năng sống sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán.

Khi ung thư vú đã lan sang những bộ phận khác của cơ thể, trường hợp này được gọi là ung thư vú di căn (Metastatic breast cancer – MBC) và rất khó điều trị. Cho tới thời điểm này, vẫn chưa có phương pháp điều trị ung thư vú di căn, tuy nhiên y học hiện đại vẫn có thể kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Cũng theo báo cáo của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, tỉ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân mắc ung thư vú di căn là 28%. Tìm hiểu, nghiên cứu thêm về các loại ung thư vú giúp các nhà khoa học phát triển nên những phương thức điều trị và chẩn đoán bệnh mới. Điều này giúp người bệnh có thể sống lâu hơn và có cuộc sống chất lượng hơn.

Theo báo cáo của ACS, tỉ lệ tử vong do ung thư vú giảm 40% từ năm 1989 đến năm 2017, nhờ có sự tiến bộ của y học hiện đại.

Các phương pháp điều trị hiện tại

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư vú sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Giai đoạn của bệnh
  • Vị trí, số lượng và kích thước khối u
  • Các đặc điểm phân tử và di truyền của bệnh ung thư
  • Tình trạng sức khỏe hiện tại và phương thức điều trị ưu tiên

Để điều trị ung thư vú trong giai đoạn sớm, bạn có thể được đề nghị điều trị cục bộ như phẫu thuật và xạ trị.

Để điều trị ung thư di căn, phương pháp khuyến nghị là liệu pháp toàn thân như:

  • Hóa trị
  • Liệu pháp hormone
  • Liệu pháp nhắm trúng đích
  • Liệu pháp miễn dịch

Điều chỉnh kế hoạch điều trị

Trước khi đề xuất phương án điều trị, đội ngũ y tế sẽ thu thập và xét nghiệm mẫu khối u nhằm xác định loại ung thư vú.

Một vài loại ung thư vú phổ biến là:

  • Dương tính với thụ thể estrogen: Loại ung thư vú này sẽ phát triển nhanh hơn khi có sự hiện diện của hormone estrogen.
  • Dương tính với thụ thể progesterone: Loại ung thư vú này sẽ phát triển nhanh hơn khi có sự hiện diện của hormone progesterone.
  • Dương tính với thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì ở người 2 (HER 2): Những loại ung thư này tạo ra một lượng dư thừa protein HER2, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư.

Các loại ung thư vú khác là:

  • Âm tính với thụ thể estrogen
  • Âm tính với thụ thể progesterone
  • Âm tính với thụ thể HER2

Chúng được gọi là ung thư vú bộ 3 âm tính.

Nếu bạn bị ung thư loại dương tính với thụ thể estrogen, progesterone hay HER2, bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị liệu pháp hormone hoặc liệu pháp nhắm trúng đích.

Có ít phương pháp điều trị hơn đối với bệnh ung thư vú bộ ba âm tính.

5. Có cách chữa ung thư vú “tự nhiên” không?

Hiện tại không có phương pháp chữa trị “tự nhiên” nào cho bệnh nhân ung thư vú. Can thiệp y khoa là cần thiết để loại bỏ, thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của khối u.

Bạn có thể sử dụng một số liệu pháp bổ sung và thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp với các phương pháp điều trị y tế tiêu chuẩn để giúp:

  • Giảm các triệu chứng của ung thư vú
  • Giảm bớt tác dụng phụ của các phương pháp điều trị
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống

Ví dụ như:

  • Châm cứu và gừng có thể giúp giảm buồn nôn và nôn (tác dụng phụ của các phương pháp điều trị như hóa trị).
  • Liệu pháp xoa bóp, thiền chánh niệm và yoga có thể giúp giảm bớt lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và thực hành các thói quen lành mạnh khác sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn.

Những liệu pháp bổ sung và thói quen sinh hoạt này có thể có lợi cho thể chất và tinh thần của người bệnh, nhưng chúng không chữa khỏi ung thư.

Không phải tất cả các liệu pháp bổ sung đều an toàn với bệnh nhân ung thư. Một số chất bổ sung thảo dược hoặc liệu pháp bổ sung có thể gây trở ngại cho việc điều trị ung thư hoặc mang lại những rủi ro khác. Chính vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kì chất bổ sung hoặc áp dụng liệu pháp bổ sung nào đó. Các bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng.

Kết luận:

Những tiến bộ trong điều trị những năm gần đây đã cải thiện tỉ lệ sống và chất lượng sống của người bệnh ung thư vú. Ung thư vú hiện nay được đánh giá là bệnh có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm.

IMS Việt Nam hi vọng rằng với bài viết trên đây, bạn đọc có thêm thông tin về ung thư vú. Nếu bạn có những biểu hiện triệu chứng trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra cũng như thực hiện tầm soát ung thư vú để có phương án điều trị một cách tốt nhất ở giai đoạn sớm.

Sau khi thăm khám và vẫn cảm thấy hoang mang, bạn có thể liên hệ với IIMS Việt Nam – Công ty TNHH Hỗ trợ y tế quốc tế IMS Việt Nam, để được tư vấn thêm về dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2:

 

Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

Zalo iims vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *