Khám bệnh từ xa là gì? Ưu nhược điểm của mô hình khám bệnh từ xa

Tin mới 14/09/2021 15:30:12. Views: 5,461.

Khám bệnh từ xa có lẽ là thuật ngữ còn khá mới lạ với nhiều người. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0 với sự phát triển của khoa học công nghệ thì hình thức khám chữa bệnh này đem đến rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân cũng như đội ngũ y tế, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid 19 như hiện nay. Trên thế giới, đã có rất nhiều quốc gia áp dụng. Hãy cùng IIMS-VNM tìm hiểu cụ thể hơn về khám chữa bệnh từ xa cùng những ưu, nhược điểm của hình thức này trong bài viết ngay sau đây.

Xem thêm:

+ Điều trị ung thư ở nước ngoài: Nên hay không nên?

+ 2 Cách Đặt Lịch Khám Sức Khỏe Ở Nhật Bản Cho Người Việt Nam

+ [Chia sẻ] Kinh nghiệm khám bệnh ở Nhật Bản Chi Tiết Nhất

Khám chữa bệnh từ xa là gì?

Khám chữa bệnh từ xa là gì?

1. Khám bệnh từ xa là gì?

Hiện nay, hình thức khám chữa bệnh từ xa đang dần trở nên phổ biến trong các cơ sở y tế.

1.1. Định nghĩa

Khám bệnh từ xa là hình thức khám bệnh mà bệnh nhân và bác sĩ tương tác với nhau qua các thiết bị thông minh có kết nối Internet như điện thoại, máy tính, v.v. Khi đó, bác sĩ sẽ tìm hiểu mức độ bệnh và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân cách chăm sóc tại nhà.

Người bệnh cũng có thể đặt các dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm (nước tiểu, máu, v.v) nếu có nhu cầu, một số cơ sở sẽ hỗ trợ bệnh nhân lấy mẫu ngay tại nhà. Khi có kết quả, các bác sĩ sẽ thông báo với bạn qua điện thoại và gửi kết quả về địa chỉ mà bệnh nhân đăng ký hoặc qua email.

1.2. Các loại hình khám bệnh từ xa

Hiện nay, tại Việt Nam, rất nhiều hình thức khám chữa bệnh từ xa đã và đang được triển khai, cụ thể là:

  • Tư vấn, trao đổi thông qua cuộc gọi (điện thoại).
  • Tư vấn qua video (thực hiện cuộc gọi video thông qua ứng dụng hay app trên điện thoại)
  • Nhắn tin, chat với bác sĩ.
  • Gửi mail, thư để đặt câu hỏi cho bác sĩ.
  • Tư vấn, trao đổi trên Livestream (phát trực tiếp).
Các hình thức khám bệnh từ xa

Các hình thức khám bệnh từ xa

2. Tại sao phải khám bệnh từ xa?

Từ trước đến nay, việc khám chữa trực tiếp thể hiện mối quan hệ giữa người bệnh và bác sĩ. Từ việc bắt mạch, nghe nhịp thở, gõ, sờ và cảm nhận đều là sự tiếp xúc giữa người và người. Bác sĩ có thể thăm khám trực tiếp các tổn thương, khai thác toàn bộ các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Từ đó, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất.

Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2019, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát thì việc thăm khám trực tiếp tại cơ sở y tế là một vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt, trong thời gian từ tháng 4/2021 đến nay, dịch bệnh bùng phát và diễn biến ngày càng phức tạp ở hầu hết các tỉnh trên khắp cả nước, nhất là 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dẫn đến việc khám chữa bệnh trực tiếp lại càng gặp nhiều khó khăn.

Trong tình hình đó, khám chữa bệnh từ xa là giải pháp an toàn, hiệu quả mà nhiều người nên lựa chọn, có thể giúp người bệnh hạn chế được tiếp xúc cũng như giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Ngoài ra, với mô hình khám chữa bệnh này, bạn sẽ không phải mất hàng giờ để di chuyển, lấy số, xếp hàng và ngồi chờ đợi, tiết kiệm được thời gian đáng kể.

Tại sao phải khám bệnh từ xa

Khám bệnh từ xa phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay.

3. Ưu và nhược điểm của mô hình khám chữa bệnh từ xa

Mỗi hình thức chữa bệnh đều có những ưu, nhược điểm riêng và mô hình khám chữa bệnh từ xa cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Tiết kiệm thời gian di chuyển và chờ đợi tại các cơ sở y tế. Bệnh nhân chỉ cần đặt lịch hẹn và chờ cuộc gọi từ các nhân viên y tế.
  • Vấn đề kỹ thuật: Bệnh nhân có thể gặp những vấn đề trục trặc về internet ảnh hưởng đến việc kết nối video. Video sẽ ngừng hoạt động thậm chí không hoạt động làm ngắt quãng quá trình thăm khám. Bên cạnh đó, hình ảnh truyền đi cũng có thể bị chậm, gián đoạn không rõ thông tin để chẩn đoán.
  • Tiết kiệm chi phí: chi phí trả tiền xe, chi phí sử dụng phương tiện giao thông, v.v.
  • Bác sĩ không thể thực hiện việc thăm khám lâm sàng, chỉ chẩn đoán bệnh qua những thông tin mà bệnh nhân cung cấp. Bác sĩ cần phải đặt thêm một số câu hỏi để nắm bắt được toàn bộ thông tin về bệnh sử cũng như triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Nếu một triệu chứng quan trọng nào đó bệnh nhân bỏ quên nhưng có thể phát hiện khi thăm khám trực tiếp thì có thể ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.
  • Có thể kết nối nhiều bác sĩ ở nhiều bệnh viện khác nhau để lắng nghe nhiều ý kiến.
  • Có thể chậm trễ trong việc cấp cứu, điều trị: Trong trường hợp bệnh trở nặng hoặc có những dấu hiệu nghiêm trọng cần được xét nghiệm, chụp chiếu, bác sĩ không thể thực hiện cấp cứu bệnh nhân hoặc các xét nghiệm cận lâm sàng thông qua máy móc từ xa.
  • Có thể khám bệnh ở bất kỳ đâu: Bệnh nhân không bị giới hạn về khoảng cách địa lý, hay việc sắp xếp thời gian đi khám, v.v.
  • Ứng dụng khám bệnh từ xa còn đang trong quá trình hoàn thiện: Tại Việt Nam, mô hình này còn khá mới mẻ, ứng dụng trong thực tế vẫn còn nhiều điểm cần hoàn thiện như xây dựng một hệ thống liên kết đồng bộ với thẻ bảo hiểm y tế, sổ quản lý sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, kê đơn điện tử, v.v.
  • Hạn chế di chuyển trong mùa dịch, đặc biệt là trong giai đoạn đang giãn cách xã hội.
  • Đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
  • Bệnh nhân được lựa chọn khoảng thời gian khám bệnh phù hợp với mình.
  • Giảm tình trạng quá tải ở bệnh viện.
  • Khám bệnh từ xa chỉ phù hợp với những khu vực có điều kiện kinh tế phát triển và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

4. Đối tượng nào phù hợp với dịch vụ khám bệnh từ xa

Tuy đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân, nhưng không phải đối tượng nào cũng phù hợp với dịch vụ khám bệnh từ xa. Dịch vụ này đặc biệt hữu ích cho các nhóm đối tượng sau đây:

4.1. Bệnh nhân ở xa

Với hình thức khám bệnh truyền thống, bệnh nhân phải di chuyển đến tận cơ sở y tế hay các bệnh viện mới được thăm khám và điều trị. Điều này rất bất lợi đối với những người bệnh ở xa, quãng đường di chuyển gặp khá nhiều khó khăn.

Khám bệnh từ xa giúp bệnh nhân ở xa tiết kiệm hơn mà không mất quá nhiều thời gian di chuyển.

Ưu điểm khi lựa chọn dịch vụ khám bệnh từ xa

Ưu điểm khi lựa chọn dịch vụ khám bệnh từ xa

4.2. Bệnh nhân già yếu

Người cao tuổi thường mắc một số bệnh về xương khớp, huyết áp, tim mạch, v.v. Đây là những bệnh mạn tính, không thể điều trị dứt điểm mà bệnh nhân chỉ có thể kiểm soát và theo dõi để hạn chế sự phát triển của bệnh. Khi đó, thường xuyên kiểm tra và chăm sóc sức khỏe tại nhà bằng hình thức khám bệnh từ xa là phương pháp phù hợp nhất với đối tượng này.

4.3. Bệnh nhân đi lại khó khăn

Với hình thức khám bệnh từ xa, bệnh nhân có thể ngồi ngay tại nhà hay bất kỳ đâu, chỉ cần có kết nối internet. Điều này đặc biệt thuận tiện cho những người đi lại khó khăn, bị liệt, v.v giúp họ không phải di chuyển nhiều, hạn chế vết thương nặng thêm.

Người già yếu phù hợp với mô hình khám bệnh từ xa

Bệnh nhân già yếu, đi lại khó khăn thích hợp với mô hình khám bệnh từ xa

4.4. Bệnh nhân cần tái khám sau khi phẫu thuật hoặc bệnh nhân có bệnh mãn tính.

Với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thì họ thường xuyên phải đến bệnh viện để thực hiện lịch tái khám. Điều này gây khá nhiều khó khăn nếu vướng phải lịch trình làm việc dày đặc, không có thời gian để đi khám, v.v. Khám bệnh từ xa là giải pháp tốt nhất cho những bệnh nhân đó ngay lúc này, giúp họ có thể tuân theo lịch tái khám định kỳ tốt hơn

5. Quy trình 3 bước khám bệnh từ xa như thế nào?

Tuỳ thuộc từng cơ sở y tế sẽ có quy trình hoặc những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, để được chăm sóc và khám chữa bệnh bằng hình thức khám bệnh từ xa, bệnh nhân hay người thân cần thực hiện theo 3 bước sau đây:

Bước 1: Đặt lịch hẹn

Bệnh nhân sẽ gọi điện liên hệ và đặt lịch khám bệnh với bệnh viện có cung cấp dịch vụ này. Người bệnh có thể liên hệ qua email, Zalo, fanpage,…

Bước 2: Trong ngày khám, cần chuẩn bị

  • Chuẩn bị trước 15 phút so với giờ hẹn, thư ký sẽ gọi điện thoại xác nhận hẹn giờ chính xác của bệnh nhân trước 1 ngày và trước buổi tư vấn 1 giờ.
  • Bệnh nhân cần chuẩn bị sẵn kết quả xét nghiệm, kết quả chụp X – quang hay thuốc (nếu có).
  • Nếu sử dụng máy tính, tắt hoặc để chế độ im lặng điện thoại để tránh ảnh hưởng đến cuộc tư vấn.
  • Chú tâm vào buổi tư vấn: Giống như khi khám bệnh trực tiếp, bệnh nhân không được phân tâm, lắng nghe kỹ những lời tư vấn của bác sĩ.
  • Nói to, rõ ràng các triệu chứng mà bản thân đang gặp phải.
  • Bật camera để giao tiếp với bác sĩ.
  • Chuẩn bị sẵn những băn khoăn, thắc mắc để hỏi bác sĩ trong buổi trao đổi.
  • Nên có một quyển sổ ghi chép lời khuyên của bác sĩ.

Bước 3: Bác sĩ sẽ gọi điện để tư vấn theo giờ đã hẹn

Đúng giờ hẹn, bác sĩ có thể sẽ gọi điện hay video cho bệnh nhân. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu của người bệnh để khám và tư vấn trực tiếp.

Khám bệnh từ xa như thế nào?

Khám bệnh từ xa như thế nào?

6. Lưu ý trong quá trình khám bệnh từ xa

Để quá trình tư vấn được diễn ra tốt nhất, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Trình bày rõ ràng, đầy đủ, chính xác các triệu chứng, bệnh sử (nếu có), thuốc đang điều trị, tiền sử dị ứng, mẫn cảm, kết quả xét nghiệm, hồ sơ bệnh án cũ (nếu có), v.v và nên gửi trước cho nhân viên y tế. Điều này giúp cho bác sĩ có cái nhìn toàn diện, tổng quát hơn về tình trạng bệnh của bạn. Từ đó, có hướng điều trị phù hợp và chính xác hơn.
  • Liệt kê những câu hỏi, thắc mắc về bệnh ra giấy để tránh bị bỏ sót. Việc làm này sẽ giúp bạn không gặp phải tình trạng hết thời gian thăm khám nhưng các câu hỏi vẫn chưa được giải đáp hết.
  • Buổi tư vấn có thể kết thúc sớm hơn so với dự định nếu bác sĩ cảm thấy tư vấn đầy đủ và giải đáp hết thắc mắc của bệnh nhân đồng thời bệnh nhân cũng hài lòng.
  • Trong trường hợp thăm khám những bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường như các bệnh về da liễu, người bệnh nên chụp cận cảnh các tổn thương để bác sĩ xem trước và trong thời gian tư vấn sẽ tiết kiệm thời gian hơn.
  • Đảm bảo đường truyền internet tránh làm gián đoạn cuộc thăm khám.
Những lưu ý trong quá trình khám bệnh từ xa

Những lưu ý trong quá trình khám bệnh từ xa

7. 5 thắc mắc thường gặp khi khám bệnh từ xa

Những bệnh nhân lần đầu tiên sử dụng dịch vụ này chắc hẳn sẽ có nhiều lo lắng và băn khoăn. IIMS-VNM sẽ giúp bạn đọc giải đáp một số thắc mắc thường gặp dưới đây.

7.1. Thời gian khám chữa bệnh từ xa mất bao lâu?

Thông thường, các buổi tư vấn sẽ có thời gian từ 20, 30, 40 đến 60 phút. Bệnh nhân có thể dựa vào tình trạng của mình để chọn thời gian tư vấn hợp lý. Bệnh viện quản lý khá nghiêm ngặt về vấn đề thời gian cuộc gọi để dễ dàng quản lý và sắp xếp lịch tư vấn cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp vì lý do y khoa, bác sĩ có thể kéo dài thêm thời gian tư vấn, tuy nhiên cũng không kéo dài quá vài phút.

7.2. Nếu cần phải khám chữa bệnh trực tiếp cần phải làm sao?

Trong một số trường hợp, bác sĩ nhận thấy tình trạng của bệnh nhân không phù hợp với hình thức khám bệnh từ xa sẽ đề nghị bệnh nhân đến khám trực tiếp.

7.3. Người thân có thể tham gia không?

Câu trả lời là Có. Bởi nếu có người thân tham gia cùng sẽ thuận tiện cho việc lắng nghe và ghi chú những lời tư vấn hay trình bày những vấn đề khi người bệnh bỏ sót. Thế nhưng, từ phía bệnh viện lại có khuyến cáo giới hạn số lượng người tham gia tối đa chỉ nên là 3 người.

7.4. Bệnh nhân cần có chuẩn bị gì để thực hiện khám bệnh từ xa?

  • Địa chỉ email nhưng không bắt buộc
  • Các thiết bị điện tử thông minh có kết nối Internet như điện thoại thông minh, máy tính, v.v có cài đặt những ứng dụng nhắn tin, gọi video như Viber hoặc Skype, Zalo.
  • Tốc độ truy cập Internet tối thiểu là 20Mb/ giây.

7.5. Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa có đảm bảo được sự riêng tư không?

Yêu cầu về sự riêng tư hay bảo mật về thông tin khám bệnh cũng được áp dụng cho dịch vụ khám bệnh từ xa. Những thông tin về bệnh nhân sẽ được bác sĩ cập nhật vào hồ sơ bệnh án, tương tự như quy trình thăm khám thông thường.

Những thắc mắc khi sử dụng mô hình khám chữa bệnh từ xa

Những thắc mắc khi sử dụng mô hình khám chữa bệnh từ xa

8. Tham khảo dịch vụ ý kiến y tế thứ 2

Nếu bạn cảm thấy băn khoăn về kết quả thăm khám của mình, muốn tham khảo ý kiến tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia y tế quốc tế, hãy cân nhắc dịch vụ ý kiến y tế thứ 2 của IIMS-VNM.

Ý kiến y tế thứ 2 là ý kiến tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia y tế thuộc 1 cơ sở/ bệnh viện khác với nơi bệnh nhân đang điều trị về tình trạng bệnh, tiến triển của việc điều trị hay phương pháp điều trị như thế nào tiếp theo. Thông qua việc trao đổi, bệnh nhân sẽ có cái nhìn khái quát hơn về bệnh cũng như phác đồ điều trị đang thực hiện, v.v. Điều này giúp người bệnh có thể chọn cho bản thân phương pháp điều trị mà mình yên tâm và tin tưởng nhất.

Khi lựa chọn dịch vụ ý kiến y tế thứ 2 của IIMS-VNM, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian cho việc đi lại, nhập cảnh, đặt vé máy bay hay loay hoay tìm nơi ở, v.v. Ngay tại Việt Nam, người bệnh có thể lắng nghe ý kiến tư vấn từ các chuyên gia y tế đầu ngành, uy tín của Nhật Bản đang công tác trong hệ thống cơ sở y tế của Tập đoàn IMS Nhật Bản hoặc các bệnh viện có liên kết với chúng tôi như :

  • Bệnh viện Ariake – Hiệp hội nghiên cứu ung thư
  • Bệnh viện đại học Keio
  • Bệnh viện Trung tâm Ung thư Quốc gia Higashi
  • Bệnh viện Đại học và phúc lợi quốc tế MITA
  • Trung tâm điều trị Ion nặng – Gunma,v.v.

Bạn sẽ được tư vấn qua hình thức online, lắng nghe giải đáp trực tuyến hoặc ủy quyền cho nhân viên IIMS-VNM mang bệnh án của bạn tới trực tiếp bệnh viện, lắng nghe tư vấn và truyền đạt lại, bệnh nhân sẽ nhận được thông tin chi tiết hỏi đáp bằng văn bản, v.v.

3 lý do không thể bỏ qua dịch vụ ý kiến y tế thứ 2

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dịch vụ khám bệnh từ xa cùng những ưu, nhược điểm của dịch vụ này. Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay thì đây là giải pháp an toàn được nhiều người lựa chọn. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ