Tầm soát ung thư toàn thân

Tin mới 13/11/2020 10:09:24. Views: 4,516.

Tầm soát ung thư toàn thân là phương pháp kiểm tra sức khỏe tổng quát giúp phát hiện các bệnh ung thư trong giai đoạn sớm. Tùy theo thể trạng và điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn tầm soát theo ung thư theo gói hoặc toàn thân. Dưới đây là thông tin chi tiết về gói tầm soát ung thư toàn thân để bạn đọc tham khảo.

[Tổng hợp] Thông tin về tầm soát ung thư cho nam

1. Có nên tầm soát ung thư toàn thân?

Theo các chuyên gia y tế, tầm soát ung thư là một kiểm tra sức khỏe nên được thực hiện định kỳ. Thông qua các kiểm tra này, người bệnh có thể nhận được nhiều lợi ích như:

Có nên tầm soát ung thư toàn thân

Tầm soát ung thư toàn thân giúp phát hiện sớm nguy cơ và bảo vệ sức khỏe.

  • Phát hiện sớm ung thư: Các kỹ thuật tầm soát cho phép phát hiện dấu vết ung thư từ khi chúng mới chỉ là tế bào hoặc khối u rất nhỏ. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thậm chí còn chưa có bất kỳ triệu chứng nào.
  • Tăng tỷ lệ sống: Trong suy nghĩ của nhiều người, ung thư đồng nghĩa với “án tử”. Tuy nhiên, nếu được phát hiện từ ngay khi bệnh mới nhen nhóm, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh được tăng lên đáng kể. Đây là lý do khiến các nước phát triển có tỷ lệ mắc ung thư cao nhưng tỷ lệ tử vong lại thấp.
  • Giảm bớt gánh nặng về kinh tế: Bệnh ung thư được phát hiện từ giai đoạn sớm sẽ rút ngắn được thời gian điều trị. Nhờ đó, người bệnh tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.

Với những lợi ích như trên, tầm soát ung thư là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tầm soát ung thư toàn thân khi thật sự cần thiết.

Trên thực tế, để tầm soát ung thư toàn thân người bệnh sẽ phải trải qua rất nhiều thủ thuật và xét nghiệm. Nếu không thực hiện đầy đủ xét nghiệm, bác sĩ sẽ không thể đưa ra kết luận chính xác. Nếu thực hiện quá nhiều xét nghiệm, cơ thể bệnh nhân có thể bị tổn thương và mức chi phí cho mỗi lần tầm soát rất lớn.

Vậy nên, tầm soát ung thư dựa trên những nguy cơ được cho là lựa chọn an toàn và hợp lý.

2. Đối tượng nên khám tầm soát ung thư toàn thân

Tầm soát ung thư nên được tiến hành ở những người có nguy cơ mắc ung thư cao. Với mỗi loại ung thư, nhóm nguy cơ mắc bệnh có sự thay đổi nhất định. Bạn có thể kiểm tra chi tiết thông tin những người nên tầm soát ung thư theo bảng dưới đây:

Loại ung thưĐối tượng nên tiến hành tầm soát
Ung thư vòm họng
  • Nhiễm virus Epstein Barr (EBV).
  • Người tiếp xúc nhiều với khói bụi ô nhiễm.
  • Người có thói quen ăn nhiều cá muối, dưa muối, ít ăn rau quả tươi, dùng cần sa, ăn trầu.
  • Người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.
  • Tiền sử gia đình có người ung thư vòm mũi họng.
Ung thư thực quản
  • Những người hút thuốc và uống rượu.
  • Những người có thói quen ăn uống quá nóng (nhiệt độ cao).
  • Những người thích ăn quá nhiều thức ăn được muối mặn.
  • Những người có tiền sử gia đình bị ung thư thực quản.
Ung thư dạ dày
  • Người bị viêm loét dạ dày mãn tính có nhiễm khuẩn HP.
  • Người có người thân từng bị ung thư dạ dày hoặc mắc hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Peutz-Jeghers, đa polyp trực tràng,…
  • Người thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm
  • Nữ giới 20 tuổi đến dưới 40 tuổi: Nên khám chuyên khoa định kỳ 3 năm/lần.
Ung thư đại tràng – trực tràng
  • Người có độ tuổi trên 45 tuổi nên sàng lọc ung thư bằng xét nghiệm phân định kỳ hàng năm cho đến khi 75 tuổi.
  • Người bị đa polyp đại trực tràng.
  • Người có người thân trong gia đình bị ung thư đại trực tràng
  • Bản thân hoặc người thân mắc hội chứng lynch.
  • Người bị viêm loét đại tràng mãn tính.
  • Người từng điều trị bằng xạ trị tại vùng bụng hoặc khung chậu.
Ung thư gan
  • Người đang bị xơ gan.
  • Nhóm người đang bị Viêm gan B và viêm gan C.
  • Người có tiền sử gia đình bị ung thư gan.
  • Người lạm dụng rượu bia có nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan cao gấp 4-5 lần người bình thường.
Ung thư phổi
  • Người trong độ tuổi từ 55 – 74 tuổi.
  • Người có tiền sử hút thuốc trên 15 năm với số lượng nhiều hơn 20 gói/ năm.
  • Người có người thân trong gia đình từng mắc ung thư phổi.
  • Người thường xuyên gặp phải triệu chứng: khó thở, ho dai dẳng, đau tức ngực, khàn giọng, mất tiếng,… không rõ nguyên nhân.
Ung thư tuyến tiền liệt
  • Nam giới trên 50 tuổi.
  • Người có người thân trong gia đình bị ung thư tuyến tiền liệt.
  • Người có đột biến ở gen BRCA1 và BRCA2.
Ung thư cổ tử cung
  • Nữ giới từ 40 tuổi trở lên: Nên thực hiện tầm soát bằng cách siêu âm hoặc chụp Mammography 1 năm/lần.
  • Nữ giới thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao như bản thân hoặc người thân có đột biến gen BRCA1 và BRCA2, từng xạ trị ngực từ năm 10 đến 30 tuổi, người mắc hội chứng Li‐Fraumeni hay Cowden- Bannayan Riley-Ruvalcaba, tiền sử bản thân hoặc gia đình có người bị ung thư vú…
Ung thư vú
  • Nữ giới từ 40 tuổi trở lên: Nên thực hiện tầm soát bằng cách siêu âm hoặc chụp Mammography 1 năm/lần.
  • Nữ giới thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao như bản thân hoặc người thân có đột biến gen BRCA1 và BRCA2, từng xạ trị ngực từ năm 10 đến 30 tuổi, người mắc hội chứng Li‐Fraumeni hay Cowden- Bannayan Riley-Ruvalcaba, tiền sử bản thân hoặc gia đình có người bị ung thư vú…
  • Nên tiến hành tầm soát ung thư từ năm 30 tuổi và định kỳ 1 năm/lần.

Dựa vào thông tin trong bảng này, bạn có thể lựa chọn được các xét nghiệm ung thư mà mình nên thực hiện. Tránh việc lạm dụng quá nhiều xét nghiệm y tế gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

3. Các phương pháp tầm soát ung thư hiện nay

Sau khi lựa chọn được gói xét nghiệm ung thư phù hợp, bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị thật tốt để có được kết quả tầm soát chính xác nhất. Dưới đây là phương pháp sàng lọc cho từng loại ung thư cụ thể.

3.1. Tầm soát ung thư vòm họng

Vòm họng là cơ quan gần ngay phía ngoài của cơ thể. Do đó, các phương pháp tầm soát ung thư vòm họng được sử dụng bao gồm:

  • Nội soi vòm họng NBI: Khi khối u hình thành sẽ dẫn đến hiện tượng tăng sinh mạch máu bất thường để nuôi dưỡng khối u. Thông qua kỹ thuật nội soi NBI, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra mạch máu tăng sinh và dự đoán về nguy cơ ung thư vòm họng.
  • Sinh thiết: Được thực hiện cùng với nội soi. Sự kết hợp này giúp bác sĩ lấy được đúng phần mô tại vị trí có mạch máu tăng sinh bất thường. Nhờ đó, kết quả chẩn đoán sẽ chính xác hơn.
  • Chụp CT/ MRI: Phương pháp này cho phép thu lại hình ảnh cấu trúc vòm họng. Nhờ đó, bác sĩ có thể phát hiện được vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u.

3.2. Tầm soát ung thư thực quản

Ung thư thực quản xếp thứ 3 về mức độ phổ biến trong các loại ung thư đường tiêu hóa.Việc chẩn đoán sớm bệnh có thể được thực hiện nhờ các xét nghiệm dưới đây:

Tầm soát ung thư thực quản bằng phương pháp nội soi

Nội soi là kỹ thuật quan trọng trong tầm soát ung thư thực quản.

  • Chụp X – quang: Phương pháp này cho phép bác sĩ phát hiện sớm các bất thường về hình thái của thực quản.
  • Nội soi thực quản: Đây là kỹ thuật giúp thu được hình ảnh bề mặt niêm mạc thực quản một cách rõ ràng và trực tiếp hơn. Nhờ đó, bác sĩ có căn cứ xác định và phân loại mức độ tổn thương.
  • Sinh thiết thực quản: Là kỹ thuật được thực hiện ngay trong quá trình nội soi khi bác sĩ phát hiện bất thường. Mẫu bệnh phẩm thu được được soi dưới kính hiển vi để tìm tế bào ác tính.

Xem thêm: Kiểm tra ung thư thực quản ở đâu? TOP 10 bệnh viện UY TÍN

3.3. Tầm soát ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể được phát hiện sớm dựa vào các xét nghiệm sàng lọc dưới đây:

  • Nội soi dạ dày: Là phương pháp phổ biến được áp dụng trong các kiểm tra tổn thương dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể phân loại mức độ của các ổ, viêm loét và phát hiện khối u.
  • Chụp CT: Bằng cách tái tạo lại hình thái và cấu trúc khối u, kết quả chụp CT giúp bác sĩ biết được khối u đang xâm lấn ở mức độ nào.
  • Sinh thiết: Phương pháp này được thực hiện ngay trong quá trình nội soi dạ dày. Sau khi phân tích mẫu bệnh phẩm, bác sĩ có thể tìm thấy vi khuẩn HP hoặc các tế bào đột biến, ác tính.

3.4. Tầm soát ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng khá phổ biến, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh lý đại tràng. Dưới đây là các xét nghiệm được áp dụng phổ biến để phát hiện bệnh lý nguy hiểm này:

Tầm soát ung thư đại tràng bằng phương pháp IFOBT

iFOBT là kỹ thuật xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân hiện đại nhất hiện nay.

  • Xét nghiệm tìm máu trong phân: Được thực hiện bởi 2 kỹ thuật chính là gFOBT và iFOBT. Trong đó, phương pháp iFOBT ưu việt hơn khi giúp xác định chính xác nguồn gốc máu trong phân có phải từ đại tràng hay không. Ngoài ra, khi áp dụng kỹ thuật iFOBT, bệnh nhân chỉ cần lấy mẫu bệnh phẩm một lần và không cần phải kiêng ăn.
  • Nội soi đại tràng: Đây là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện và theo dõi các tổn thương, đặc biệt là khối u, polyp trong đại tràng. Qua phương pháp này, bác sĩ xác định được chính xác vị trí và kích thước của khối u.
  • Sinh thiết đại tràng: Thường được thực hiện đồng thời với nội soi. Bác sĩ sẽ lấy một phần mô tại khối u để phân tích tìm tế bào ác tính. Kết quả của sinh thiết được sử dụng làm kết quả chẩn đoán ung thư đại tràng.

3.5. Tầm soát ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao do đa số trường hợp đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Để hạn chế tình trạng này, bác sĩ khuyến cáo bạn nên thực hiện các xét nghiệm dưới đây để sàng lọc ung thư phổi từ giai đoạn sớm:

Tầm soát ung thư phổi bằng phương pháp chụp X-quang

X quang giúp bác sĩ phát hiện tổn thương ở phổi.

  • X – quang phổi: Kỹ thuật này sử dụng các tia X để phát hiện dịch hoặc khối đặc trong phổi. Nhờ đó, hiện tượng tràn dịch hay khối u được thể hiện lại bằng các đám mờ, nốt mờ trên hình ảnh X – quang.
  • Phân tích đờm: Mẫu đờm của bệnh nhân được đem đi soi để tìm kiếm tế bào bất thường.
  • Chụp CT: Hình ảnh chụp cắt lớp cho phép bác sĩ biết được kích thước, vị trí và mức độ xâm lấn của khối u

3.6. Tầm soát ung thư gan

Ung thư gan là một trong những loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất. Đặc biệt, ở giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh có thể lên đến 80%. Do đó, nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư gan, hãy áp dụng các phương pháp dưới đây để thực hiện tầm soát bệnh:

  • Siêu âm gan: Phương pháp này cho phép phát hiện khối u có kích thước lớn hơn 1 cm. Độ nhạy của kỹ thuật này có thể đạt tới 87%. Bên cạnh khối u, siêu âm gan còn cho thấy mức độ tổn thương tại bề mặt gan và phát hiện một số bệnh lý khác như: xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
  • Chụp CT/ MRI: Kỹ thuật này giúp phát hiện khối u có kích thước khoảng 1cm.
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ung thư: Được thực hiện với 3 loại chất chỉ điểm ung thư bao gồm: AFP, AFP – L3 và CDP. Khi nồng độ AFP vượt quá 25 UI/ml, tỷ lệ AFP – L3 vượt quá 10% và CDP tăng cao thì người bệnh có nguy cơ bị ung thư gan.
  • Sinh thiết gan: Sinh thiết gan cho phép xác định chính xác bệnh nhân có bị ung thư gan hay không. Tuy nhiên, kỹ thuật này được khuyến cáo chỉ nên áp dụng khi thật sự cần thiết để tránh nguy cơ: chảy máu, nhiễm trùng, lây nhiễm tế bào ung thư,…

3.7. Tầm soát ung thư tuyến giáp.

Ung thư giáp là căn bệnh thường gặp hơn ở nữ giới. Các xét nghiệm dùng để sàng lọc ung thư này gồm có:

Tầm soát ung thư tuyến giáp bằng các xét nghiệm sàng lọc

Ung thư tuyến giáp có thể phát hiện sớm thông qua các xét nghiệm sàng lọc.

  • Siêu âm tuyến giáp: Kỹ thuật này giúp tái tạo lại hình ảnh của khối u. Thông quá đó, bác sĩ có thể biết được, kích thước, vị trí và mức độ xâm lấn.
  • Chụp xạ hình: Trong phương pháp này, bệnh nhân sẽ được cho uống/ tiêm dung dịch iod phóng xạ. Iod khi vào cơ thể sẽ bị tế bào khối u hoặc ung thư hấp thụ. Nhờ đó, máy chụp có thể phát hiện được vị trí của chúng trong cơ thể.
  • Chọc hút tế bào: Thực hiện trên khối u tại tuyến giáp hoặc các hạch ở cổ. Kết quả phân tích cho thấy khối u có phải là ác tính hay không.

3.8. Tầm soát ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng khi phát hiện ở giai đoạn sớm có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%. Do đó, tầm soát ung thư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị. Các phương pháp sàng lọc ung thư buồng trứng được khuyến khích thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm CA 125: CA – 125 đóng vai trò như một dấu ấn xác nhận sự có mặt của khối u. Chỉ số này trở nên đáng lo ngại khi vượt ngưỡng 35 UI/ml.
  • Siêu âm buồng trứng: Là cách thức xác định các nang, khối u xuất hiện ở buồng trứng hoặc vùng chậu.
  • Sinh thiết: Phương pháp này giúp xác định chính xác khối u tại buồng trứng có phải là ung thư hay không.

3.9. Tầm soát ung thư cổ tử cung

Sàng lọc ung thư cổ tử cung được thực hiện chủ yếu bằng 4 phương pháp dưới đây:

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có thể phát hiện sớm dựa trên các kỹ thuật sàng lọc.

  • Xét nghiệm phết dịch tử cung Pap smear: Phương pháp này sử dụng mẫu bệnh phẩm được lấy từ cổ tử cung và soi dưới kính hiển vi. Từ đó bác sĩ có thể thấy được các tế bào bất thường và xác định nguy cơ ung thư.
  • Xét nghiệm Thinprep: Xét nghiệm này sử dụng mẫu bệnh phẩm tương tự Pap smear. Tuy nhiên, mẫu bệnh phẩm được chuẩn bị bằng kỹ thuật chuyển tế bào màng lọc giúp dễ quan sát và hạn chế sai sót.
  • Xét nghiệm Cobas Test: Đây là xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm virus HPV bằng kỹ thuật DNA HPV. Cobas test có thể trả về kết quả đồng thời của cả 12 chủng HPV và kết quả chi tiết của HPV 16 và HPV 18.
  • Sinh thiết cổ tử cung: Được áp dụng sau khi bác sĩ phát hiện ra các tổn thương bất thường. Một phần mô tại vị trí tổn thương được lấy đi để tìm kiếm tế bào ác tính. Đây là xét nghiệm giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

4. Lưu ý khi tầm soát ung thư toàn thân

Tầm soát ung thư toàn thân là một quy trình ngặt nghèo gồm nhiều bước sàng lọc khác nhau. Để có kết quả chính xác nhất, bạn cần lưu ý những điều dưới đây trong quá trình tầm soát:

  • Bạn nên lựa chọn phương pháp sàng lọc phù hợp với thể trạng hiện tại của mình. Tránh lạm dụng quá nhiều kỹ thuật, xét nghiệm không cần thiết gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tốn kém vô ích.
  • Thực hiện sàng lọc tập trung để có kết quả chính xác.
  • Một số phương pháp tầm soát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như: Chụp CT, nội soi, chụp xạ hình, Chụp PET/CT,…. Những kỹ thuật này tạo ra tác động vật lý hoặc sử dụng các yếu tố phóng xạ không tốt cho cơ thể.
  • Bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm: Thực hiện các kỹ thuật cần thiết, hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm, chuẩn bị trước khi xét nghiệm. Điều này đảm bảo hạn chế tối đa sai sót trong kết quả xét nghiệm.
  • Nên lựa chọn đơn vị y tế uy tín. Thiết bị máy móc và trình độ chuyên môn của bác sĩ là hai yếu tố quyết định kết quả sàng lọc của bạn có đúng hay không. Do đó, bạn cần tìm được cơ sở đáp ứng được 2 yếu tố này tốt nhất.

Ngoài lựa chọn tầm soát ung thư toàn thân trong nước thì tầm soát ung thư tại Nhật Bản được nhiều bệnh nhân phản hồi tích cực. Đây là quốc gia có nền y tế phát triển và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân thuộc top đầu thế giới. Ngoài ra, thể trạng người Nhật Bản có những tương đồng nhất định với người Việt Nam. Do đó, các kỹ thuật áp dụng cũng tránh tối đa được các sai sót.

Giải đáp tất tần tật thắc mắc về du lịch chữa bệnh của bạn

Công ty đại diện tập đoàn Y tế lớn thứ 2 Nhật Bản – IIMS Việt Nam có thể đưa ra tư vấn và hỗ trợ để khách hàng có thể tầm soát ung thư tại Nhật Bản một cách hiệu quả và an toàn nhất. Bạn có thể tham khảo chi tiết dịch vụ qua:

  • Địa chỉ: 11-01, tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
  • Hotline: 024 3944 0914
  • Email: info@iims-vnm.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *