Tầm soát ung thư cho nam

Tin mới 10/07/2020 10:07:26. Views: 5,455.

Việc tầm soát ung thư cho nam là cần thiết để phát hiện sớm các nguy cơ, dấu hiệu bất thường trong cơ thể nam giới từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nếu có. Vậy khi nào nên đi khám, đối tượng nam giới nào nên chú ý tầm soát? Thông tin chi tiết sẽ được gửi tới các bạn ngay sau đây.

Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách kiểm tra ung thư tinh hoàn CHÍNH XÁC

1. 7 Loại ung thư nam giới thường gặp

Các loại ung thư mà nam giới thường dễ mắc phải bao gồm:

1.1. Ung thư gan

Nam giới dễ mắc ung thư gan hơn nữ giới do thói quen uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá. Ung thư gan xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương hoặc phát triển đột biến. Nếu không được điều trị kịp thời thì các tế bào ung thư có thể phát triển và xâm lấn sang các mô và cơ quan lân cận khác trong cơ thể.

Xem thêm : Tầm soát ung thư gan

Ung thu gan

Ung thư gan thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 50 – 60 tuổi

1.2. Ung thư phổi

Ung thư phổi chỉ đứng sau ung thư gan trong các loại ung thư phổ biến ở nam giới. Nam giới dễ mắc ung thư phổi cũng là do thói quen hút thuốc nhiều hoặc làm việc lâu trong môi trường độc hại.

Ung thư phát triển từ biểu mô phế quản, phế năng, tuyến của phế nang hoặc tiểu phế quản. Tiên lượng bệnh tùy thuộc vào loại ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc ung thư phổi không tế bào nhỏ, tuy nhiên đây là loại ung thư gây tử vong cao thứ 2 trong các loại ung thư thường gặp ở nam giới.

Xem thêm: Tầm soát ung thư phối

1.3. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Loại ung thư này gây tử vong thứ 2 sau ung thư phổi. Tiên lượng sống sau 5 năm ở giai đoạn 1 của ung thư đại trực tràng là 90%, giai đoạn 2 là 80-83%, giai đoạn 3 là 60%, giai đoạn 4 giảm còn 11%. Vì thế việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.

Xem thêm: Tầm soát ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng xếp thứ 2 trong tỷ lệ gây tử vong ở nam giới, chỉ đứng sau ung thư phổi

1.4. Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh dễ gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Bệnh xảy ra do sự sinh sôi quá mức của các tế bào ở tuyến tiền liệt. Khối u vị trí này có thể lan sang các phòng khác của cơ thể như xương hoặc hạch bạch huyết.

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 1300 người mắc mới ung thư tiền liệt tuyến với số lượng tử vọng khoảng 2/3. Có thể thấy số lượng ca mắc mới không cao nhưng tỷ lệ tử vọng lại chiếm đa số, vì thế tầm soát định kỳ bệnh có ý nghĩa rất quan trọng.

Xem thêm: Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

1.5. Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy sản sinh vượt quá tầm kiểm soát và tạo thành khối u. Phổ biến nhất là loại ung thư phát sinh từ tuyến ngoại tiết – carcinom của tuyến tụy. Bệnh khá hiếm gặp ở nam giới nhưng lại nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nên cần chú ý tầm soát định kỳ.

Ung thư tuyến tuỵ

Ung thư tuyến tụy khá hiếm gặp nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao

Xem thêm: 7 cách kiểm tra ung thư tuyến tuỵ CHÍNH XÁC

1.6. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là những thương tổn ác tính ở các lớp của thành dạ dày mà phổ biến nhất là niêm mạc. Theo thống kê, tỷ lệ ung thư dạ dày của nam giới là 23,3/100 nghìn người, đây là con số tương đối cao. Đặc biệt, ung thư dạ dày là bệnh dễ dàng di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, gan, não… làm bệnh nhân suy yếu sức khỏe nhanh chóng.

Xem thêm: Tầm soát ung thư dạ dày

1.7. Ung thư miệng

Ung thư khoang miệng hay xảy ra ở nam giới trong độ tuổi 50 – 70 do thói quen uống rượu và hút thuốc lá lâu ngày. Ung thư miệng có thể xuất hiện ở mọi vị trí trong khoang miệng như vòm miệng, lưỡi, môi, lợi,… và khó phát hiện qua triệu chứng. Vì thế nam giới trong độ tuổi này cần chú ý quan tâm sức khỏe và tầm soát định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

2. Đối tượng nam giới cần tầm soát ung thư

Nếu bạn thuộc những đối tượng sau thì nên có kế hoạch tầm soát ung thư cho nam ngay:

  • Nam giới từ 50 tuổi trở lên: Khi tuổi tác càng lớn thì các tế bào trong cơ thể càng suy yếu, hệ miễn dịch giảm dần… là nguyên nhân hàng đầu khiến tế bào ung thư tăng trưởng bất thường dẫn đến bệnh.
  • Nam giới thuộc nhóm đối tượng sử dụng thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích nhiều… Các thói quen này kéo dài sẽ tác động xấu đến các cơ quan miệng, gan, phổi và gây ra ung thư.
  • Nam giới mắc các bệnh lý: Viêm gan B, C, viêm dạ dày, đại tràng mãn tĩnh… các bệnh lý trên dễ phát triển thành ung thư.
  • Nam giới có các yếu tố bệnh di truyền: Hội chứng đa polyp, có gen đột biến…
  • Nam giới có người trong gia đình (cùng huyết thống) mắc ung thư trước đó.
  • Nam giới phát hiện những triệu chứng bất thường kéo dài: Sụt cân không lý do, ho kéo dài, trướng bụng, thay đổi thói quen đại tiện và tiểu tiện, khó nuốt… đã điều trị nhưng không khỏi.
Đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư cho nam

Nam giới từ độ tuổi 50 trở lên (đặc biệt là trên 65 tuổi) nên thực hiện tầm soát ung thư hoặc thăm khám sức khỏe định kỳ

3. Quy trình và phương pháp tầm soát ung thư cho nam

Bước 1: Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thực hiện các hoạt động thăm khám ban đầu để phát hiện ra các bất thường. Người bệnh sẽ được kiểm tra bằng cách quan sát, nghe, gõ, sờ, tìm hiểu về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình. Sau khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm

  • Xét nghiệm định lượng AFP

Khi bệnh nhân mắc các bệnh về gan thì có thể nồng độ AFP trong máu sẽ tăng. Vì thế xét nghiệm định lượng AFP trong huyết thanh sẽ giúp xác định sự thay đổi của nồng độ của loại protein này.

Nếu nồng độ AFP tăng trên 25 UI/ml thì rất có thể bệnh nhân đang mắc các bệnh về gan, hoặc bị ung thư gan. Cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để xác định chính xác hơn.3.2.2. Xét nghiệm định lượng CEA

Xét nghiệm định lượng CEA thường được thực hiện để tầm soát ung thư đại tràng. CEA là kháng nguyên có nồng độ rất thấp trong máu ở người trưởng thành, chỉ khoảng 0-5 ng/ml. Khi bệnh nhân có chỉ số CEA lớn hơn 5 ng/ml thì rất có thể đang mắc ung thư đại tràng. CEA có độ nhạy trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng là 50% với độ đặc hiệu 90%.

Xét nghiệm AFP tầm soát ung thư cho nam

Xét nghiệm AFP có ý nghĩa quan trọng trong xác định ung thư gan

  • Xét nghiệm định lượng CA 19 – 9

CA 19-9 được biết đến là kháng nguyên của ung thư đường tiêu hóa GICA. Xác định định lượng CA 19-9 có ý nghĩa hỗ trợ chẩn đoán ung thư tuyến tụy rất hiệu quả. Ở người bình thường, chỉ số CA 19-9 < 37 U/mL là ổn định, nếu chỉ số này lớn hơn nhiều thì có thể là do người bệnh đã mắc ung thư tuyến tụy.

  • Xét nghiệm định lượng PSA toàn phần (Tuyến tiền liệt)

PSA là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt và được tiết ra từ tế bào biểu mô của cơ quan này. Thông thường, chỉ số PSA trong máu ở người bình thường rất thấp, khoảng dưới 4 ng/mL. Nếu xét nghiệm chỉ ra PSA toàn phần trong máu có tốc độ tăng nhanh từ 0.75 ng/mL/năm trở lên thì rất có thể người bệnh mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm PSA tầm soát ung thư cho nam

Xét nghiệm PSA hỗ trợ tầm soát một số nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

  • Xét nghiệm CYFRA

Định lượng Cyfra 21-1 được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ung thư phổi với có độ nhạy là 43%, độ đặc hiệu là 89%. Với những người có định lượng Cyfra 21-1 cao hơn 3,5 ng/mL thì rất có thể đang mắc ung thư phổi.

  • Xét nghiệm định lượng CA 72-4

Thực hiện xét nghiệm CA 72-4 giúp hỗ trợ chẩn đoán ung thư dạ dày. Trong máu luôn tồn tại CA 72-4 ở lượng nhất định, với người bình thường có định lượng CA 72-4 < 6,9 μg/ml. Còn nếu chỉ số CA 72-4 tăng cao thì có thể là do tế bào ung thư dạ dày.

Xét nghiệm CA 72-4 tầm soát ung thư cho nam

CA 72-4 là tên viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 72-4 hoặc kháng nguyên ung thư 72-4 (cancer antigen 72-4)

  • Xét nghiệm định lượng SCC

Xét nghiệm định lượng SCC có tác dụng sàng lọc và theo dõi điều trị ung thư vòm họng. Đó là xét nghiệm định lượng kháng nguyên trong huyết thanh, huyết tương. Người bình thường có nồng độ SCC là 3ng/ml còn những người có nồng độ tăng cao thì rất có thể đang mắc ung thư vòm họng.

Bước 3: Thực hiện chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định sau khi thực hiện các xét nghiệm định lượng cho kết quả bất thường. Những phương pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí, hình thái, kích thước và mức độ di căn của các tế bào ung thư (nếu có).

  • Chụp X-quang tim phổi

Chụp X-quang tim phổi là kỹ thuật dùng máy X-quang sử dụng ở phòng đặc biệt với bóng phát tia X di chuyển được. Bóng phát tia gắn vào cần kim loại lớn, người bệnh sẽ đứng trước tấm chứa phim X-quang hoặc đầu thu đặc biệt để ghi lại hình ảnh của tim, phổi. Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện được các vấn đề bất thường của các bộ phận.

Chụp X-quang tim phổi

Chụp X – Quang tim phổi có thể phát hiện khối u, viêm nhiễm hoặc những bệnh liên quan đến tim khác

  • Siêu âm hạch vùng cổ

Siêu âm là phương pháp không xâm lấn và có thể phát hiện ra các u, hạch ở vùng cổ. Việc siêu âm cổ không chỉ xác nhận hay loại trừ sự hiện diện của các khối u, phát hiện bất thường mà còn góp phần gợi ra bản chất của bệnh.

  • Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng là phương pháp nhằm kiểm tra và đánh giá những thương tổn, bất thường ở các cơ quan ổ bụng. Chúng bao gồm gan, mật, thận, bàng quang, lá lách, buồng trứng, tử cung, tụy,… và góp phần xác định ung thư (nếu có).

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng có thể phát hiện vị trí, hình thái và kích thước của các bất thường này

Bước 4: Nhận kết quả

Sau các kiểm tra và xét nghiệm, tùy từng loại cụ thể mà người bệnh sẽ được nhận kết quả ngay hoặc hẹn lấy kết quả sau thời gian nhất định. Khi nhận kết quả, người bệnh sẽ được bác sĩ thông báo kết luận và tư vấn điều trị (nếu có).

 4. Lưu ý khi tầm soát ung thư cho nam

Khi thực hiện tầm soát ung thư, nam giới cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Nam giới cần chú ý nhịn ăn, uống (trừ nước lọc) ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm máu để có kết quả chính xác nhất.
  • Nếu nam giới đang sử dụng các loại thuốc như thuốc tiểu đường, insulin… thì cần dừng uống trước ngày lấy máu để có kết quả phân tích chính xác hơn.
  • Nam giới nên tránh mặc quần áo có nút kim loại, đeo thắt lưng có kim loại… để khi chụp X-quang không bị hấp thụ bức xạ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chú trọng vệ sinh cơ thể, khu vực tai mũi họng để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của bác sĩ và các thiết bị thăm dò.

5. Địa điểm khám tầm soát ung thư cho nam

5.1. Tầm soát ung thư cho nam tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nam giới có thể thực hiện tầm soát ung thư tại những bệnh viện, cơ sở y tế sau:

5.1.1. Bệnh viện K

Bệnh viện K là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống và điều trị các bệnh ung thư với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại và áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến.

Hiện bệnh viện K đang triển khai 9 gói tầm soát ung thư đa dạng, trong đó có 7 loại ung thư thường gặp ở nam giới.

Địa điểm tầm soát ung thư cho nam tại bệnh viện K

Bệnh viện K hiện có 3 cơ sở là cơ sở Quán Sứ, cơ sở Tân Triều và cơ sở Tam Hiệp

5.1.2. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cũng là bệnh viện chuyên khám, điều trị các bệnh ung thư hàng đầu tại khu vực phía Bắc. Bệnh viện hiện có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, đồng thời có cơ sở vật chất đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Tầm soát ung thư cho nam của bệnh viện được thực hiện dưới sự hỗ trợ của nhiều máy móc hiện đại với các phương pháp tầm soát đa dạng.

5.1.3. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cơ sở vật chất khang trang đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện bệnh viện thường xuyên hợp tác y tế với các bệnh viện trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, vì thế bệnh nhân hoàn toàn có thể tin tưởng.

Bệnh viện hiện triển khai nhiều gói tầm soát ung thư đa dạng. Các loại xét nghiệm được thực hiện chẩn đoán ung thư như nội soi, chup CT, PET-CT,…

Trang thiết bị hiện đại bệnh viện Vinmec

Bệnh viện có nhiều máy móc hiện đại hỗ trợ tầm soát ung thư cho nam hiệu quả

5.1.4. Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt – bệnh viện tuyến cuối của khu vực phía Nam. Chính vì thế bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ là các giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm cao cùng cơ sở vật chất với các khu chức năng đồng bộ hóa, nâng cao khả năng khám chữa bệnh.

5.2. Tầm soát ung thư cho nam tại Nhật Bản

Tầm soát ung thư tại Nhật Bản có ưu điểm là được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, các trang thiết bị kiểm tra, xét nghiệm hiện đại hạn chế tối đa tình trạng đưa ra kết quả âm tính, dương tính giả. Vì thế tầm soát ung thư tại Nhật Bản đang là lựa chọn của rất nhiều người.

Tầm soát ung thư cho nam tại bệnh viện Nhật Bản

Các bệnh viện Nhật Bản áp dụng nhiều máy móc hiện đại trong khám chữa bệnh

Tuy nhiên, để thực hiện việc sang Nhật Bản khám chữa bệnh không hề dễ dàng. Vì thế, nếu bạn đang có nhu cầu này, hãy lựa chọn các gói dịch vụ của IMS Việt Nam.

IMS Việt Nam sẽ hỗ trợ người có nhu cầu tầm soát ung thư tại Nhật Bản các vấn đề: lựa chọn bệnh viện phù hợp, hỗ trợ xin visa, tìm phiên dịch viên,… Nhờ vậy, người bệnh có thể chuyên tâm vào việc khám chữa bệnh.

Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ với IMS Việt Nam qua:

  • Địa chỉ: 11-01, tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
  • Hotline: 024 3944 0914
  • Email: info@iims-vnm.com
  • Trang web chính thức: https://iims-vnm.com/

Tầm soát ung thư cho nam là việc cần thiết để có thể phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe. Qua đó có thể tìm thấy những nguy cơ hoặc cơ hội điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, nâng cao khả năng chữa trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ