Tầm soát ung thư như thế nào?

Tin mới 19/07/2020 16:19:42. Views: 5,126.

Tầm soát ung thư đang được coi là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Vậy tầm soát ung thư như thế nào? Bạn đã hiểu đúng về vai trò của tầm soát ung thư chưa?

1. Thông tin về tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư là việc thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm chuyên sâu để phát hiện ung thư và các tổn thương tiền ung thư từ sớm, ngay cả khi chưa có dấu hiệu gì của bệnh. Từ đó giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn, tăng khả năng chữa khỏi và giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

Ý nghĩa của việc tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh

Tầm soát ung thư định kỳ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì:

  • Phát hiện bệnh sớm giúp người bệnh dễ dàng chữa bệnh bằng những phương pháp ít tốn kém, mất ít thời gian hơn, ít đau đớn và mang lại hiệu quả tối ưu hơn.
  • Tầm soát ung thư phát hiện được những dấu hiệu tổn thương tiền ung thư, có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư sau này. Từ đó có thể ngăn chặn nguy cơ gây bệnh và xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Tầm soát ung thư còn có thể giúp nhiều người bệnh loại bỏ lo lắng, ưu phiền khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

2. Tầm soát ung thư như thế nào là đúng?

Để tối ưu hiệu quả của phương pháp tầm soát ung thư, chúng ta nên lưu ý những điều dưới đây.

2.1. Thời điểm nên tầm soát ung thư

Theo các chuyên gia y tế thì bạn nên thực hiện tầm soát ung thư càng sớm càng tốt, ngay cả khi cơ thể chưa có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào.

Bởi vì hầu hết các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu đều không có dấu hiệu rõ ràng. Khi triệu chứng thể hiện rõ thì đa phần bệnh đều đã ở giai đoạn cuối, nguy hiểm hơn và khả năng chữa khỏi thấp.

Thời điểm nên tầm soát ung thư

Nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ, ngay cả khi cơ thể chưa có dấu hiệu gì

2.2. Đối tượng nên tầm soát ung thư

Tất cả mọi người đều có thể được tầm soát ung thư, bởi vì ung thư có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào. Tuy nhiên sẽ có những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư, cần chú ý tầm soát sớm:

  • Những người trên 40 tuổi.
  • Nhóm người đã trải qua thời gian dài trị bệnh bằng thuốc hóa trị, xạ trị.
  • Người có tiền sử gia đình có người đã từng mắc ung thư.
  • Những người có thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống rượu nhiều…
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh lý: viêm gan B, C, viêm dạ dày, đại tràng…
  • Người đang cảm thấy trong cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: Sụt cân không rõ nguyên nhân, ho kéo dài, trướng bụng, đầy hơi thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện, khó nuốt…

Ngoài ra, tầm soát ung thư nên thực hiện theo định kỳ 1 – 2 năm/lần để cho hiệu quả kiểm tra bệnh tối ưu nhất.

2.3. Các phương pháp tầm soát với từng loại ung thư

2.3.1. Tầm soát ung thư vú

Sau khi khám lâm sàng, thì sẽ tùy theo tình hình mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp sau:

  • Chụp X quang tuyến vú: Là phương pháp tầm soát ung thư vú có giá trị nhất hiện nay, thường áp dụng cho phụ nữ trên 40 tuổi. Phương pháp này giúp phát hiện tổn thương xuất hiện ở các ống tuyến vú hoặc các nang tuyến vú bất thường.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Là phương pháp tầm soát ung thư vú cho đối tượng bệnh nhân 20 đến 30 tuổi. Chụp cộng hưởng từ MRI giúp phát hiện nguy cơ bệnh cao khi bệnh nhân mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2.
  • Siêu âm vú: Siêu âm vú không phải là phương pháp tầm soát trực tiếp vì khó có thể phát hiện được nguy cơ bệnh. Tuy nhiên, siêu âm đóng vai trò hỗ trợ cho chụp nhũ ảnh X quang đối với các trường hợp nhu mô vú dày hoặc nghi ngờ ung thư vú.
Phương pháp chụp X quang tuyến vú

Phương pháp chụp nhũ ảnh X quang tuyến vú giúp phát hiện được nhiều dấu hiệu bệnh

2.3.2. Tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung thường sử dụng hai phương pháp xét nghiệm thông dụng dưới đây:

    • Xét nghiệm PAP: Dùng que hoặc bàn chải phết lấy các tế bào ở cổ tử cung và tiến hành quan sát dưới kính hiển vi. Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư một cách chính xác và an toàn.
    • Xét nghiệm ADN-HPV: HPV là loại vi rút dẫn đến sự biến đổi các tế bào cổ tử cung, có thể gây ra bệnh ung thư cổ thử cung. Thực hiện xét nghiệm này giúp phát hiện ra sự bất thường của virus và ngăn chặn bệnh ngay từ sớm.

Những điều cần biết về tầm soát ung thư cổ tử cung

Thời điểm nên đi khám tầm soát ung thư cổ tử cung

Khám tầm soát ung thư cổ tử cung là cần thiết đối với nữ giới trên 21 tuổi

2.3.3. Tầm soát ung thư phổi

Các phương pháp thường được dùng trong tầm soát ung thư phổi:

    • Chụp CT xoắn ốc liều thấp: Sử dụng máy quét tia X có liều xạ thấp, tạo nên hình ảnh chi tiết về phổi, giúp phát hiện những tổn thương hiện có. Loại CT này có độ phân giải cao, tốc độ nhanh, độc tính ít nên đảm bảo an toàn hơn.
    • Chụp X quang ngực thẳng, xét nghiệm đàm: Đây là những phương pháp có thể thay thế cho CT nhưng sẽ cho giá trị và mức độ chính xác thấp hơn so với chụp CT.

3 Phương pháp và địa điểm Tầm soát ung thư phổi mức độ chính xác cao

2.3.4. Tầm soát ung thư gan

Ung thư gan có thể được phát hiện bởi những phương pháp tầm soát sau:

    • Xét nghiệm AFP: Nếu chỉ số AFP tăng cao, nguy cơ mắc bệnh ung thư gan của bệnh nhân càng cao. Đa số những người đã được phát hiện có AFP cao trong máu đều đang ở giai đoạn sau của bệnh.
    • Siêu âm: Siêu âm gan có mức độ nhạy cảm khoảng 68-87% để phát hiện bệnh ung thư gan. Siêu âm là phương pháp tầm soát đơn giản, tiết kiệm chi phí và giúp phát hiện nhiều bệnh lý đi kèm như xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa…

4 Phương pháp và địa điểm Tầm soát ung thư gan HIỆU QUẢ

Tầm soát ung thư gan bằng xét nghiệm AFP

Xét nghiệm AFP là phương pháp tầm soát hiệu quả để phát hiện bệnh ung thư gan

2.3.5. Tầm soát ung thư đại – trực tràng

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng để đánh giá tình trạng sức khỏe và các dấu hiệu nghi ngờ như khối ở bụng, khối ở hậu môn trực tràng, hạch ở các vị trí cơ thể… Sau đó, tiến hành sử dụng các phương pháp tầm soát như:

Xét nghiệm máu ẩn trong phân:

  • Xét nghiệm máu trong phân Guaiac (gFOBT): Xét nghiệm này giúp xác định có máu hay không bằng một phản ứng hoá học. Dễ thực hiện, chi phí thấp, nhưng công tác chuẩn bị trước xét nghiệm tương đối phức tạp.
  • Xét nghiệm máu trong phân miễn dịch hóa học (iFOBT): Giúp xác định máu ẩn trong phân với độ nhạy cao hơn, có thể phân biệt máu chảy từ đại tràng hay máu từ đường tiêu hóa. Tuy nhiên chi phí khá tốn kém.

Nội soi: Quá trình nội soi giúp phát hiện được các tổn thương tiền ung thư, hoặc ung thư. Ngoài ra, các tổn thương khác ngoài ung thư cũng dễ dàng bị phát hiện để xây dựng phác đồ điều trị kịp thời.

TOP 4+ phương pháp và địa điểm tầm soát ung thư đại trực tràng

Phương pháp xét nghiệm máu ẩn trong phân

Bệnh nhân nên thực xét nghiệm máu ẩn trong phân 2 năm/lần là tốt nhất

2.3.6. Tầm soát ung thư dạ dày

Đầu tiên, bệnh nhân được khám sức khỏe tổng quan nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó tiến hành phương pháp tầm soát phù hợp để tìm ra nguy cơ gây bệnh.

  • Nội soi: Nội soi để quan sát các thay đổi của niêm mạc dạ dày và tiến hành lấy mẫu sinh thiết nếu cần. Đồng thời nội soi giúp nhìn thấy trực tiếp tổn thương trong lòng dạ dày, nơi ung thư thường xuất hiện và các tổn thương khác như viêm teo, loét, polyp…
  • Chụp CT: Dựa vào hình chụp CT có thể xác định được tình trạng tổn thương của dạ dày và đánh giá tình trạng bệnh, tình trạng di căn đến các bộ phận khác như gan, hạch, ổ bụng…nếu có.

[HƯỚNG DẪN] Tầm soát ung thư dạ dày HIỆU QUẢ nhất

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày hiện đang đứng thứ 3 trong top 10 ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam

2.3.7. Tầm soát ung thư da và hốc miệng

Da và hốc miệng là bộ phận có thể quan sát trực tiếp bằng mắt, nên thông qua quá trình thăm khám lâm sàng, đã có thể phát hiện được các tổn thương tiền ung thư.

  • Đối với da, các dấu hiệu tiền ung thư có thể kể đến như các vết loét hay sùi, cục u nhỏ, nốt ruồi phát triển kỳ lạ…
  • Hốc miệng có những tổn thương tiền ung thư dễ nhận biết nhất là bạch sản, hồng sản hoặc những tổn thương nhỏ nhưng lâu lành trong hốc miệng.

Các phương pháp tầm soát ung thư da và hốc miệng hiện bao gồm:

  • Bác sĩ ung bướu sẽ phụ thuộc tình trạng quan sát khoang miệng bằng mắt thường để chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
  • Thực hiện các xét nghiệm: nhuộm chất chỉ thị màu, nhuộm huỳnh quang, chải rửa tổn thương…

2.3.8. Tầm soát ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan nằm ngay ở cổ, bác sĩ có thể dễ dàng thăm khám lâm sàng và quan sát các dấu hiệu bệnh dễ nhận thấy như các hạch nhỏ, vùng da bị cứng…

  • Siêu âm: Là phương pháp tầm soát ung thư tuyến giáp tối ưu nhất, mang đến độ chính xác cao, chi phí thấp và phát hiện được dấu hiệu ung thư dù rất nhỏ.
  • Xét nghiệm máu: Xác định lượng nồng độ Calcitonin trong máu, định lượng T3 và TSH giúp chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh bướu cổ cũng là phương pháp thường được thực hiện.
Các dấu hiệu nên tầm soát ung thư tuyến giáp

Nên tầm soát ung thư tuyến giáp sớm khi có các dấu hiệu như khó nuốt, khàn tiếng, có hạch cổ…

2.3.9. Tầm soát Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, vì thế các đối tượng trên 40 tuổi nên thực hiện định kỳ tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Sau khi đã được thăm khám lâm sàng để xác định tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể tiến hành các phương pháp tầm soát:

    • Xét nghiệm PSA: Nồng độ PSA toàn phần trong máu tăng cao có thể là nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào có chỉ số PSA trong máu tăng cũng là dấu hiệu bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy để chính xác hơn thì cần làm thêm xét nghiệm chuyên sâu khác.
    • Siêu âm ngã trực tràng: Phương pháp siêu âm xác định được những tổn thương tiền ung thư hoặc phát hiện bệnh để xây dựng pháp đồ điều trị phù hợp và sớm nhất.

Tất tần tật thông tin chính xác về Tầm Soát Ung Thư Tiền Liệt Tuyến

3. Địa điểm khám tầm soát

Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều địa điểm uy tín và chuyên nghiệp mà bệnh nhân có thể đến để thực hiện tầm soát ung thư.

3.1. Bệnh viện Bạch Mai – Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu của bệnh viện Bạch Mai hiện là cơ sở thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân mắc ung thư uy tín trên cả nước. Tầm soát tại đây bệnh nhân sẽ được thực hiện nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị hiện đại tiên tiến.

Bệnh viện Bạch Mai

Hiện tại bệnh viện Bạch Mai đang trang bị thiết bị PET/CT – là công cụ đặc biệt quan trọng bậc nhất giúp chẩn đoán sớm và chính xác ung thư.

3.2. Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa ung thư, khám và tư vấn điều trị về lĩnh vực ung bướu. Bệnh viện ung bướu sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị ung thư: máy chụp PET/CT, máy chụp mạch số hóa xóa nền, máy chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla…

Ngoài ra, bệnh viện Ung Bướu Hà Nội có đội ngũ y bác sĩ với trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, thăm khám tận tình trong quá trình tầm soát.

3.3. Bệnh viện K

Bệnh viện K là đơn vị chuyên khoa đầu ngành trong khám và điều trị ung thư tại nước ta. Vì thế khi lựa chọn khám tầm soát ung thư tại đây, bệnh nhân có thể hoàn toàn tin tưởng.

Hiện nay bệnh viện K đã và đang thực hiện triển khai các gói tầm soát ung thư cơ bản nhằm mục đích phát hiện sớm các bệnh ung thư thường gặp nhất ở cả nam và nữ giới.

3.4. Bệnh viện Ung bướu TP. HCM

Bệnh viện Ung bướu Thành Phố Hồ Chí Minh là cơ sở bệnh viện chuyên khoa ung bướu hàng đầu tại khu vực phía nam.

Với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, hệ thống máy móc chuyên khoa theo đầy đủ… bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh tự hào sẽ thực hiện các dịch vụ tầm soát ung thư với độ hiệu quả và chính xác cao.

Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Ung Bướu TP.Hồ Chí Minh có cơ sở vật chất hiện đại

3.5. Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa trung ương cấp quốc gia, là một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất Việt Nam.

Bệnh viện Chợ rẫy không chỉ sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị ung thư như: máy chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla, máy chụp CT 64 & 128 dãy… mà còn có đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, tận tình với bệnh nhân trong quá trình thăm khám.

3.6. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Chuyên Khoa Ung bướu của bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ có rất nhiều các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn như: bệnh viện K, bệnh viện ung bướu, bệnh viện Bạch Mai,… về làm việc và hợp tác.

Đặc biệt, hiện bệnh viện Hồng Ngọc rất chú trọng trong việc hợp tác, liên kết để học hỏi chuyên môn từ các bệnh viện hàng đầu châu Á như: bệnh viện Đại học Quốc gia Kyungpook Hàn Quốc, Tập đoàn y tế IMS Nhật Bản… Vì thế người bệnh có thể yên tâm và tin tưởng khi lựa chọn bệnh viện Hồng Ngọc.

3.7. Khám tầm soát ung thư tại Nhật Bản

Ngoài việc lựa chọn các cơ sở y tế trong nước, nhiều người hiện đang có xu hướng tìm đến khám tầm soát tại nước ngoài, đặc biệt là tại Nhật Bản. Bởi họ mong muốn nhận được dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng hơn.

Hiện nay, Tập đoàn IMS là Tập đoàn y tế quốc tế hàng đầu tại Nhật Bản với 140 cơ sở y tế trên toàn nước Nhật. Các cơ sở y tế này đều có quy trình thăm khám chuyên nghiệp, hệ thống thiết bị y tế cùng phương pháp tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn… chắc chắn sẽ là cơ sở để bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư tốt nhất.

Cơ sở tập đoàn IMS

Tập đoàn IMS hiện sở hữu 140 cơ sở y tế trên toàn nước Nhật

Để biết thêm những thông tin cần thiết về tầm soát ung thư như thế nào, nên làm xét nghiệm gì, khách hàng vui lòng để lại thông tin hoặc gọi đến số +8424 3944 0914 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *