Tư Vấn Trực Tiếp: Ung Thư Có Ăn Được Trứng Gà Không?

Tin mới 28/11/2021 23:41:57. Views: 4,092.

Trứng gà là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe con người do chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết. Có những đối tượng phù hợp sử dụng trứng gà nhưng có người lại không thích hợp hoặc cần lưu ý khi sử dụng, trong đó có nhóm người bệnh ung thư. Vậy để trả lời được câu hỏi “Ung thư có ăn được trứng gà không?” mời bạn đọc tham khảo bài viết tổng hợp thông tin dưới đây của IIMS Việt Nam ngay nhé.

Tìm hiểu thêm:

Ung thư có ăn được trứng gà không?

Ung thư có ăn được trứng gà không?

1. Ung thư có ăn được trứng gà không?

“Ung thư có ăn được trứng gà không?” hay “ung thư phổi có ăn được trứng gà không”, “ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không”, “ung thư gan có nên ăn trứng” là câu hỏi mà nhiều người bệnh ung thư đặt ra vì trứng gà là một trong những thực phẩm quen thuộc, có thể chế biến đa dạng, giá thành rẻ mà có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh ung thư có thể sử dụng trứng gà nhưng với liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nghiên cứu có ý kiến trái chiều về vấn đề này. Có nghiên cứu cho rằng ăn trứng gà không liên quan đến việc mắc bệnh nhưng đồng thời có nghiên cứu cho rằng trứng gà có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nghiên cứu của Haifeng Lou, giảng viên Đại học Ninh Hạ, Trung Quốc, cộng sự đã đánh giá mối liên hệ giữa việc ăn thịt gia cầm và trứng với nguy cơ ung thư não. Để nghiên cứu sự liên kết này, họ đã sử dụng dữ liệu từ 10 bài báo (6 bài về gia cầm và 5 bài về trứng). Cuối cùng, họ đưa ra kết luận rằng việc tiêu thụ thịt gia cầm và trứng có thể không liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư não.

Một phân tích tổng hợp đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Iran là Azadeh Aminianfar và cộng sự và năm 2019 để điều tra mối liên quan giữa việc ăn trứng và nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa trên. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nhiều trứng hàng ngày với ≥1 bữa/ ngày có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa trên. Tuy nhiên, họ chỉ tìm thấy mối liên quan này trong các nghiên cứu bệnh chứng dựa trên bệnh viện, chứ không phải trong các nghiên cứu thuần tập dựa trên dân số.

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Genevieve Tse, giảng viên thuộc Đại học Sydney và cộng sự ở Úc, họ đã đánh giá mối quan hệ giữa việc tiêu thụ trứng và nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa (GI). Phân tích thu thập dữ liệu từ 37 nghiên cứu bệnh chứng và 7 nghiên cứu thuần tập liên quan đến 424.867 người tham gia và 18.852 trường hợp ung thư đường tiêu hoá, thông qua tìm kiếm tài liệu trong cơ sở dữ liệu điện tử cho đến tháng 1 năm 2014.

Các phát hiện từ nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ trứng có thể có mối liên hệ trực tiếp tới sự phát triển của bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Không phải người bệnh ung thư nào cũng thích hợp để ăn trứng gà

Không phải người bệnh ung thư nào cũng thích hợp để ăn trứng gà

Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 bởi Ruohuang Si, bác sĩ thuộc Bệnh viện tỉnh Cam Túc và cộng sự, Trung Quốc đã đánh giá mối quan hệ giữa việc tiêu thụ trứng và nguy cơ ung thư vú. Phân tích bao gồm dữ liệu từ 13 nghiên cứu và kết quả của phân tích này cho thấy rằng việc tiêu thụ trứng gia tăng có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú ở người châu Âu, châu Á và phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt là ở những người tiêu thụ từ 2 đến 5 quả trứng mỗi tuần.

Vì vẫn còn nhiều tranh cãi về các nghiên cứu, do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nếu muốn sử dụng, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Xem thêm các thông tin về điều trị ung thư máu tại nhật tại nhật để có thêm nhiều thông tin về phương pháp và cách điều trị từ những bệnh viện tuyến đầu Nhật Bản.

2. Lợi ích khi ăn trứng gà với người bị ung thư

Trứng gà là thực phẩm quen thuộc và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không chỉ với những người khỏe mạnh mà đối với người bệnh ung thư, trứng cũng là một thực phẩm bổ dưỡng mang đến nhiều tác dụng khác nhau.

  • Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: Vitamin B2 giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vitamin B12 giúp kích thích quá trình sản xuất tế bào máu. Vitamin A giúp tăng cường thị giác. Vitamin E giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại ảnh hưởng của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, trong trứng gà còn có sắt, khoáng chất cần thiết với cơ thể vì khi cơ thể thiếu sắt có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
  • Tốt cho thị lực: Như chúng ta đã biết lòng đỏ là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của quả trứng gà. Lòng đỏ trứng gà chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin. Hai hoạt chất này đóng vai trò quan trọng giúp mắt khỏe hơn. Trứng gà giúp làm giảm 20% nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và giảm 40% nguy cơ mắc thoái hóa võng mạc, nguyên nhân gây mù lòa chính ở người cao tuổi.
  • Cung cấp protein và các acid amin thiết yếu cơ thể: Protein là thành phần cấu tạo chính của cơ thể còn acid amin là nguyên liệu chính xây dựng nên protein. Trong trứng có chứa các acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, bổ sung đầy đủ lượng protein giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và duy trì các mô cơ thể, giúp giảm cân, tăng khối lượng cơ, v.v.
  • Hỗ trợ quá trình giảm cân: Mỗi quả trứng gà chứa khoảng 70 – 80 calo, 6,5 gram protein, chính vì vậy, trứng gà đặc biệt là phần lòng trắng trứng có thể giúp giảm cân hiệu quả, mang lại cảm giác no lâu. Bên cạnh đó, một nghiên cứu trên 30 phụ nữ bị thừa cân sử dụng trứng thay cho bánh mì cho bữa ăn sáng có thể mang lại cảm giác no lâu hơn và làm cho họ ăn ít đi trong 36 giờ sau đó.
Trứng gà rất tốt cho sức khỏe mắt

Trứng gà rất tốt cho sức khỏe mắt

Ngoài ra, trong trứng gà cũng có chứa hàm lượng cholesterol cao nhưng không gây ảnh hưởng đến cholesterol máu. Theo nghiên cứu của P Schnohr làm việc tại Trung tâm Xét nghiệm Loegernes, Phòng khám Kiểm tra Sức khỏe Dự phòng, Copenhagen, Đan Mạch cùng cộng sự đã kết luận rằng: “Sau 6 tuần ăn thêm trứng, cholesterol HDL trong huyết thanh tăng 10% và cholesterol toàn phần tăng 4%, trong khi tỷ lệ cholesterol toàn phần/ cholesterol HDL không thay đổi đáng kể. Triglycerid huyết thanh và cholesterol LDL cũng không thay đổi”.

Đối với người bệnh ung thư, vì trứng có nhiều Protein, đây là chất cơ bản giúp người bị ung thư làm lành vết thương, giảm khả năng nhiễm trùng trong và sau khi phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Protein cũng là nguyên liệu hồi phục cơ, thực hiện chức năng tăng trưởng và duy trì các mô. Đồng thời giúp tăng cường khả năng ngon miệng trong khi người bệnh ung thư luôn chán ăn, ăn uống kém. Do đó với những câu hỏi như “ung thư có ăn được trứng gà không”, “ung thư phổi có ăn được trứng gà không”, “ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không”, “ung thư gan có nên ăn trứng” thì bạn hoàn toàn có thể ăn được nhưng với một liều lượng hợp lý.

Dưới đây là những thông tin chi tiết về khám sức khỏe tại Nhật giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn để khám chữa bệnh

3. Thực phẩm từ trứng gà được khuyến nghị dùng cho người ung thư

Mặc dù là loại thực phẩm phù hợp với người bệnh ung thư nhưng không phải ở dạng chế biến nào cũng tốt. Đối với các bệnh nhân ung thư chỉ nên sử dụng trứng gà ở dạng trứng chần, trứng bác, trứng ốp lết chín kỹ, trứng tráng và sử dụng không quá 2 quả trứng gà mỗi ngày, không quá 2 lần/ tuần.

Ngoài ra, đối với người bị ung thư tuyệt đối không được sử dụng trứng sống, trứng chưa chín kỹ. Đối với các loại trứng muối, trứng bách thảo thì chỉ nên ăn 1 quả/ lần.

Chế biến trứng chín kỹ

Người bệnh ung thư chỉ được ăn trứng khi đã chế biến chín kỹ

4. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Người bệnh ung thư thường có sức khỏe suy giảm sau các đợt điều trị khiến cơ thể dễ mắc các bệnh mãn tính khác. Chính vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh ung thư là việc rất cần thiết, giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, hạn chế mắc các bệnh theo mùa.

Người bệnh ung thư nên bổ sung thêm các nhóm thực phẩm như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, các loại củ như khoai tây, khoai lang, sắn. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường đơn, các thực phẩm chứa chất phụ gia.
  • Bổ sung chất đạm trong các loại thịt, cân bằng giữa protein động vật và thực vật.
  • Các loại rau xanh, hoa quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết.
  • Lựa chọn các thức ăn mềm và chứa nhiều nước như bún, mì, bột ngũ cốc, sữa, sữa chua, v.v. Nên ăn các món thanh đạm, hạn chế muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh.
  • Uống nhiều nước trong ngày khoảng 8 – 12 ly nước, ngay cả khi không thấy khát.

Ngoài ra, người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để dễ dàng cho việc hấp thụ. Tăng cường tập thể dục hoặc các môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe, hạn chế nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái. Luôn suy nghĩ tích cực giúp thư giãn đầu óc, tránh suy nghĩ quá để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

5. Các phương pháp điều trị ung thư

Như chúng ta đã biết điều trị ung thư đang là vấn đề được các chuyên gia quan tâm và không ngừng phát triển ra các phương pháp điều trị mới. Tuy nhiên, cho đến nay việc điều trị ung thư vẫn phần nào mang lại hiệu quả cho người bệnh, giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ, giảm đau đớn với 3 phương pháp cơ bản như:

  • Phương pháp phẫu thuật: Là phương pháp điều trị ung thư thường sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng. Là thủ thuật sử dụng các dụng cụ để cắt đi các khối u cùng các mô xung nằm quanh tế bào ung thư nhằm loại bỏ một cách triệt để nhất các tế bào ung thư có trong cơ thể.
  • Phương pháp xạ trị: Là phương pháp điều trị ung thư dựa trên năng lượng vật lý của các tia bức xạ như tia X, tia Gamma, v.v. Phương pháp này giúp tiêu diệt các tế bào ung thư xuất hiện trong cơ thể và đây cũng là cách điều trị ung thư được cho là mang lại hiệu quả điều trị khá cao.
  • Phương pháp hóa trị: Là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các hóa chất trị liệu nhằm tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển, tăng trưởng của tế bào ung thư có trong cơ thể, giúp giảm sự đau đớn cho người bệnh và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư khác nhau

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư khác nhau

Ngoài 3 phương pháp điều trị ung thư cơ bản trên, với sự phát triển của y học hiện đại đã có thêm những cách điều trị ung thư tiến tiến mang lại hiệu quả cao là liệu pháp miễn dịch và xạ trị ion nặng.

Liệu pháp miễn dịch được xem là một trong những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả nhất cho đến hiện nay. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư khác nhau, thậm chí khi người bệnh đã bước sang giai đoạn cuối hay di căn. Liệu pháp miễn dịch thường không gây đau đớn trong quá trình điều trị và mang lại hiệu quả cao cho việc phòng ngừa tái phát, di căn ung thư cho người bệnh.

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Xạ trị ion nặng là một trong những phương pháp chữa ung thư có hiệu quả mới và tốt nhất. Tính đến nay, trên thế giới, chỉ có một số quốc gia đang điều trị bệnh nhân bằng ion nặng là Nhật Bản (chiếm hơn 40% tổng số trung tâm điều trị), Trung Quốc, Ý, Đức. Trong đó, Nhật Bản đang dẫn đầu về số lượng trung tâm xạ trị ion nặng trên thế giới và có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc nghiên cứu cũng như áp dụng phương pháp này trong điều trị ung thư. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các dạng khối u rắn khác nhau, bao gồm ung thư biểu mô tuyến, u hắc tố ác tính, các khối u kháng bức xạ, chậm phát triển.

Phương pháp xạ trị ion nặng – Hạn chế tối đa “làm hại” tế bào lành

Đây là phương pháp sử dụng các chùm ion kim loại nặng (carbon ion) để phá hủy các tế bào ung thư với độ chính xác cao lên đến từ milimet và hầu như không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường xung quanh đó, không gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình điều trị. Với phương pháp này, thời gian điều trị bệnh sẽ được rút ngắn hơn, hiệu quả đem lại cao và bệnh nhân sẽ gặp rất ít tác dụng không mong muốn trong quá trình chữa bệnh hơn so với các phương pháp khác.

Phương pháp xạ trị ion nặng

Phương pháp xạ trị ion nặng

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mọi người cần kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên để phát hiện kịp thời tình trạng bệnh của bản thân. Bạn có thể tìm hiểu và sử dụng dịch vụ khám tổng quát tại phòng khám Ikebukuro Royal. Được thành lập từ năm 2010 trực thuộc hệ thống Tập đoàn y tế IMS Nhật Bản. Đây là một trong những Trung tâm kiểm tra sức khỏe lớn nhất Tokyo được trang bị hệ thống máy học hiện đại, địa chỉ uy tín trong sàng lọc ung thư giai đoạn đầu tại Nhật.

Phòng khám Ikebukuro Royal

Phòng khám Ikebukuro Royal

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề “Ung thư có ăn được trứng gà không?”, tác dụng của trứng gà đối với người bệnh ung thư, cách sử dụng, chế biến và giới thiệu về các phương pháp điều trị ung thư tốt nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích mới. Chúc các bạn một ngày tốt lành.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp hoặc muốn tham khảo thêm ý kiến tư vấn của các chuyên gia y tế quốc tế – Ý kiến y tế thứ 2 về tình trạng sức khỏe hiện tại, bạn có thể liên hệ trực tiếp với IIMS Việt Nam – thuộc Tập đoàn IMS, một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản, theo các hình thức sau:

Tài liệu tham khảo:

  • iims-vnm.com/
  • addon.life/
  • raffleshospital.vn/
  • hellobacsi.com/

Các tìm kiếm liên quan: ung thư có an được trứng gà không, ung thư ăn trứng được không, ung thư vú có ăn được trứng gà không, ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không, ung thư phổi có an được trứng gà không, bệnh ung thư có ăn được trứng gà không, ung thư tuyến giáp có được an trứng không, u tuyến giáp có được an trứng không, u tuyến giáp có an được trứng vịt lộn không, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *